Phân tích khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà hud2 (Trang 41 - 46)

B. Tài sản dài hạn

2.4.1.5. Phân tích khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là hình ảnh của thực trạng tài chính doanh nghiệp. Một doanh nghiệp tình hình tài chính tốt chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, doanh nghiệp thừa khả năng thanh toán các khoản nợ. Ngược lại, nếu doanh nghiệp ở trong tình trạng tài chính xấu chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, doanh nghiệp không bảo đảm khả năng thanh toán các khoản nợ.

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp được thể hiện ở nhiều mặt khác nhau như: khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán nợ dài hạn. Một doanh nghiệp được xem là bảo đảm khả năng thanh toán khi và chỉ khi doanh nghiệp bảo đảm đáp ứng đủ các mặt của khả năng thanh thanh toán.

Để đánh giá chính xác khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp, các nhà phân tích thường xem xét mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và nhu cầu thanh toán. Khả năng thanh toán và nhu cầu thanh toán là tổng hợp các chỉ tiêu tài chính phản ánh tại một thời điểm phân tích. Do vậy, khi phân tích chỉ tiêu này cần liên hệ với đặc điểm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp. Ta có thể

tóm tắt quan hệ giữa nhu cầu thanh toán và khả năng thanh toán của doanh nghiệp thông qua bảng sau (bảng 2.4):

Bảng 2.4: Bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán Nhu cầu thanh toán Cuối

kỳ

Đầu

kỳ Khả năng thanh toán

Cuối kỳ

Đầu kỳ

I. Nợ ngắn hạn I. Tài sản ngắn hạn

1. Vay và nợ ngắn hạn 1. Tiền và các khoản tương đương tiền

2. Phải trả người bán 2. Các khoản phải thu ngắn hạn

3. Người mua trả tiền trước - Phải thu khách hàng 4. Thuế và các khoản phải

nộp Nhà nước - Trả trước chi người bán 5. Phải trả người lao động - Phải thu nội bộ ngắn hạn 6. Phải trả ngắn hạn nội bộ - Các khoản phải thu khác 7. Chi phí phải trả 3. Hàng tồn kho

8. Các khoản phải trả phải

nộp ngắn hạn 4. Tài sản ngắn hạn khác

II. Nợ dài hạn II. Tài sản dài hạn

1. Vay và nợ dài hạn 1. Tài sản cố định 2. Dự phòng trợ cấp mất

việc làm

2. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

3. Tài sản dài hạn khác

Tổng nợ phải trả Tổng tài sản

Thông qua bảng phân tích, các nhà quản trị tiến hành so sánh giữa khả năng thanh toán và nhu cầu thanh toán của từng thời điểm phân tích theo các nội dung tương ứng nhằm đưa ra các quyết định kịp thời cho các hoạt động kinh doanh, tăng cường khả năng thanh toán, góp phần ổn định cho hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp là chỉ tiêu tài chính cơ bản, cung cấp thông tin cho các nhà quản trị đưa ra quyết định đúng đắn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các quyết định như: quyết định của người cho vay nên cho doanh nghiệp vay bao nhiêu tiền, thời hạn bao nhiêu, hay quyết định của nhà quản trị về việc có nên bán hàng chịu cho khách hàng không,… đều dựa trên thông tin về khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp.

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = Tổng tài sản (2.10) Tổng nợ phải trả (Nguồn 9, trang 126)

Trị số của chỉ tiêu càng cao, càng hấp dẫn các tổ chức tín dụng cho doanh nghiệp vay tiền. Khi trị số của chỉ tiêu quá thấp, kéo dài có thể dẫn tới doanh nghiệp bị phá sản. Cụ thể như sau:

+ Khi trị số chỉ tiêu ≥ 1: chứng tỏ doanh nghiệp có đủ và thừa khả năng thanh toán, tình hình tài chính của doanh nghiệp là khả quan, tác động tích cực tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Khi trị số chỉ tiêu < 1: chứng tỏ doanh nghiệp không có khả năng thanh toán, chỉ tiêu này càng nhỏ có thể dẫn tới nguy cơ doanh nghiệp bị giải thể hoặc phá sản trong tương lai.

* Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Nợ ngắn hạn là các khoản nợ mà doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh toán trong thời hạn dưới một năm kể từ ngày phát sinh. Nợ ngắn hạn bao gồm các khoản phải trả người bán, cán bộ công nhân viên, thuế nộp ngân sách, vay ngắn hạn, vay dài hạn đến hạn trả,…Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn có vai trò rất quan trọng đối với tình hình tài chính của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thấp, nguy cơ phá sản có thể xảy ra kể cả khi khả năng thanh toán tổng quát cao.

- Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Hệ số khả năng thanh toán tức thời =

Tiền, các khoản tương đương tiền

(2.11)

Tổng nợ ngắn hạn

(Nguồn 9, trang 111)

Chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán tức thời phản ánh với lượng tiền và các khoản tương đương tiền hiện có, doanh nghiệp có đủ khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn, đặc biệt là nợ ngắn hạn đến hạn hay không. Do tính chất của tiền và các khoản tương đương tiền nên khi xác định khả năng thanh toán tức thời, các nhà phân tích thường so với các khoản nợ có thời hạn thanh toán trong vòng 03 tháng. Khi trị số của chỉ tiêu này cao, kéo dài, chứng tỏ khả năng thanh toán nhanh tốt. Nhưng nếu trị số của chỉ tiêu này quá cao có thể dẫn tới hiệu quả sử dụng vốn giảm. Khi trị số của chỉ tiêu quá thấp, kéo dài chứng tỏ doanh nghiệp không bảo đảm khả năng thanh toán tức thời các khoản công nợ ngắn hạn, dấu hiệu rủi ro tài chính xuất hiện, nguy cơ phá sản có thể xảy ra.

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho (2.12) Tổng nợ ngắn hạn (Nguồn 9, trang 111)

Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho được gọi là các tài sản dễ chuyển đổi thành tiền.

Chỉ tiêu này cho biết với giá trị còn lại của tài sản ngắn hạn (sau khi đã loại trừ giá trị hàng tồn kho là bộ phận có khả năng chuyển đổi thành tiền chậm nhất trong toàn bộ tài sản ngắn hạn), doanh nghiệp có đủ khả năng trang trải toàn bộ nợ ngắn hạn hay không. Trị số của chỉ tiêu lớn, kéo dài, doanh nghiệp bảo đảm và thừa khả năng thanh toán nhanh nhưng có thể dẫn tới hiệu quả sử dụng vốn giảm. Ngược lại, khi trị số của chỉ tiêu thấp, kéo dài, sẽ không tốt vì doanh nghiệp không bảo đảm khả năng thanh toán nhanh. Dấu hiệu rủi ro tài chính xuất

hiện, nguy cơ phá sản có thể xảy ra.

- Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn (2.13) Tổng nợ ngắn hạn (Nguồn 9, trang 127)

Chỉ tiêu này cho biết với tổng giá trị của tài sản ngắn hạn hiện có, doanh nghiệp có bảo đảm khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không. Trị số của chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường và khả quan. Ngược lại, nếu trị số của chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp đáng báo động.

Khi trị số của chỉ tiêu cao chứng tỏ một bộ phận của tài sản ngắn hạn được đầu tư từ nguồn vốn ổn định, đây là nhân tố làm tăng tính tự chủ trong hoạt động tài chính. Khi trị số của chỉ tiêu thấp, kéo dài có thể dẫn đến doanh nghiệp phụ thuộc tài chính bên ngoài doanh nghiệp, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh.

* Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn

Nợ dài hạn là các khoản nợ mà doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh toán trong thời hạn trên một năm kể từ ngày phát sinh. Nợ dài hạn của doanh nghiệp là một bộ phận của nguồn vốn ổn định dùng để đầu tư các tài sản dài hạn như tài sản cố định, bất động sản đầu tư, chứng khoán dài hạn,…

Khả năng thanh toán nợ dài hạn: Khả năng thanh toán nợ dài hạn của doanh nghiệp thường được xác định thông qua các chỉ tiêu sau:

+ Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn:

Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn =

Tài sản dài hạn

(2.14)

Nợ dài hạn

(Nguồn 9, trang 130)

Chỉ tiêu này phản ánh số tài sản dài hạn hiện có, doanh nghiệp có đủ khả năng trang trải nợ dài hạn hay không. Trị số của chỉ tiêu càng cao thì khả năng bảo đảm

thanh toán nợ dài hạn trong tương lai của doanh nghiệp càng tốt, góp phần ổn định tình hình tài chính của doanh nghiệp.

+ Hệ số giới hạn đầu tư an toàn vào tài sản dài hạn:

Hệ số giới hạn đầu tư an toàn vào tài sản dài hạn =

Tài sản dài hạn

(2.15)

Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu

(Nguồn 9, trang 131)

Việc xác định giới hạn đầu tư an toàn vào tài sản dài hạn nhằm bảo đảm khả năng thanh toán nợ dài hạn mà không ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, tránh cho doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản.

Một phần của tài liệu phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà hud2 (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w