II. Nợ dài hạn 27.332 21.542 Tài sản dài hạn 15.439 7
3.2.4. Phân tích mối liên hệ giữa các báo cáo tài chính
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ sử dụng các nguồn vật lực, tài chính của doanh nghiệp để đạt hiệu quả cao nhất. Việc phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu của các báo cáo tài chính giúp các đối tượng sử dụng thông tin thấy được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp dưới góc độ hiệu quả sử dụng tài sản, vốn chủ sở hữu. Để phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu của các báo cáo tài chính, tác giả đi sâu phân tích các vấn đề sau:
3.2.4.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản
Việc phân tích hiệu quả sử dụng tài sản thông qua phân tích một số chỉ tiêu giúp các đối tượng sử dụng thông tin nắm bắt được việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp có hiệu quả hay không. Qua đó, các nhà quản trị đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu
quả sử dụng tài sản nhằm khai thác hết công suất của các tài sản đã đầu tư. Để phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, tác giả sử dụng một số chỉ tiêu phân tích như sau (bảng 3.10):
Bảng 3.10: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty HUD2
STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Tăng, giảm +/- %
1 Giá trị tài sản bình quân (triệu đồng) 245.966 325.663 79.697 32,4 2 Doanh thu thuần (triệu đồng) 0 5.109 5.109 100 3 Lợi nhuận sau thuế (triệu đồng) 2.530 -3.083 -5.613 -221,9 4 Tỷ suất sinh lời của tài sản (%) 1,03 -0,95 -1,98 -192,23 5 Suất hao phí của tài sản so với
doanh thu thuần - 63,7 - - 6 Suất hao phí của tài sản so với lợi
nhuận sau thuế 97,2 -105,6 -202,9 -208,7 7 Sức sản xuất của tài sản - 0,02 - -
Nguồn: Tác giả tự tính từ số liệu BCĐKT, BC KQHĐKD đã kiểm toán của Công ty HUD2
Từ bảng phân tích ta thấy, tỷ suất sinh lời của tài sản năm 2012 thấp hơn năm trước 1,98%, chứng tỏ hiệu quả sử dụng các tài sản giảm. Mặt khác, chỉ tiêu này trong cả hai năm 2011, 2012 đều rất thấp và thấp hơn nhiều so với lãi suất ngân hàng, khoảng 13%/năm. Từ hiện thực này ta thấy, Công ty sẽ gặp khó khăn trong việc vay thêm tiền để đầu tư vào hoạt động kinh doanh.
Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần năn 2011 không xác định do doanh thu thuần bằng 0, của năm 2012 là 63,7, trị số của chỉ tiêu này quá cao. Để có một đồng doanh thu thuần doanh nghiệp phải cần đến 63,7 đồng tài sản đầu tư. Điều này cho thấy, doanh nghiệp đang sử dụng lãng phí tài sản đầu tư. Trong kỳ tới, doanh nghiệp phải có biện pháp nâng cao doanh thu thuần nhằm phát huy tối đa công dụng của tài sản, tránh sử dụng lãng phí.
Suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận sau thuế năm 2012 thấp hơn so với năm 2011 là 202,9. Từ số liệu của chỉ tiêu năm 2012 ta thấy, cứ 105,6 đồng tài sản được doanh nghiệp đầu tư, doanh nghiệp vẫn lỗ 01 đồng.
Sức sản xuất của tài sản năm 2011 không xác định do doanh thu bằng 0. Sức sản xuất của tài sản năm 2012 là 0,02. Phản ánh tài sản gần như không được sử
dụng để tạo ra doanh thu, gây ra lãng phí tài sản Công ty.
* Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
Nếu doanh nghiệp quản lý chặt chẽ tài sản ngắn hạn, sẽ góp phần giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, tác giả sử dụng các chỉ tiêu trong bảng sau (bảng 3.11):
Bảng 3.11: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng TSNH của Công ty HUD2 ST T Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Tăng, giảm +/- %
1 Giá trị tài sản ngắn hạn bình quân (triệu đồng) 481.390 639.986 158.597 32,9 2 Doanh thu thuần (triệu đồng) 0 5.109 5.109 100,0 3 Lợi nhuận sau thuế (triệu đồng) 2.530 -3.083 -5.613 -221,9 4 Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn (%) 0,53 -0,48 -1,01
5 Suất hao phí của tài sản ngắn hạn so với
doanh thu thuần - 125,3 6 Suất hao phí của tài sản ngắn hạn so với lợi
nhuận sau thuế 190,3 -207,6 -398 -209,1 7 Sức sản xuất của tài sản ngắn hạn - 0,01
8 Hệ số đảm nhiệm của tài sản ngắn hạn 42,5 114,8 72,2 169,8
Nguồn: Tác giả tự tính từ số liệu BCĐKT, BC KQHĐKD đã kiểm toán của Công ty HUD2
Qua số liệu bảng phân tích ta thấy, tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn năm 2012 là -0,48%, cho thấy cứ mỗi 01 đồng tài sản ngắn hạn được đầu tư không đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp vì doanh nghiệp lỗ 0,048 đồng. Chỉ tiêu này giảm so với năm 2011 là 1,01%, cho thấy hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp năm 2012 giảm. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, do hàng tồn kho lớn nên tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản thường rất cao. So sánh với các doanh nghiệp cùng ngành trong Tổng công ty HUD thì chỉ tiêu này là quá thấp, chẳng hạn như Công ty HUD6 có tỷ suất sinh lời tài sản ngắn hạn năm 2012 là 9,46% (Nguồn 14, 22) của Công ty HUDLAND là 11,48% (Nguồn 15, 22). Qua đây ta thấy, hiệu quả sử dụng tài
sản ngắn hạn của Công ty HUD2 là rất thấp.
Hệ số đảm nhiệm của tài sản ngắn hạn năm 2012 là 114,8, tăng so với năm 2011 là 72,2, tương ứng tốc độ tăng 169,8%. Điều này cho thấy, để có cùng một đồng luân chuyển thuần thì doanh nghiệp phải đầu tư thêm 72,2 đồng tài sản ngắn hạn bình quân. Như vậy, hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty thấp, gây lãng phí tài sản ngắn hạn của Công ty. Để tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải có các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn.
* Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn
Việc phân tích hiệu sử dụng tài sản dài hạn cho ta thấy, doanh nghiệp đầu tư tài sản dài hạn đã hợp lý hay chưa. Qua đó, doanh nghiệp có các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Khi phân tích, tác giả sử dụng một số chỉ tiêu trong bảng sau (bảng 3.12):
Bảng 3.12: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của Công ty HUD2
STT Chỉ tiêu Năm2011 Năm2012 Tăng, giảm
+/- %
1 Giá trị tài sản dài hạn bình quân (triệu đồng) 10.543 11.340 797 7,6 2 Doanh thu thuần (triệu đồng) 0 5.109 5.109 100,0 3 Lợi nhuận sau thuế (triệu đồng) 2.530 -3.083 -5.613 -221,9 4 Tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn (%) 24,0 -27,2 -51,2
5 Suất hao phí của tài sản dài hạn so với doanhthu thuần - 2,2 - - 6 Suất hao phí của tài sản dài hạn so với lợinhuận sau thuế 4,2 -3,7 -7,8 -188,3 7 Sức sinh lời của tài sản dài hạn - 0,45 - -
Nguồn: Tác giả tự tính từ số liệu BCĐKT, BC KQHĐKD đã kiểm toán của Công ty HUD2
Qua số liệu bảng phân tích ta thấy, tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn năm 2012 là -27,2%, có nghĩa cứ 01 đồng giá trị tài sản dài hạn bình quân doanh nghiệp đầu tư bị thua lỗ 0,272 đồng. Chỉ tiêu này giảm 51,2% so với năm 2011, chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của doanh nghiệp đang ngày càng sụt giảm. Điều
này không hấp dẫn các nhà đầu tư.
Nếu xét suất hao phí của tài sản dài hạn so với doanh thu thuần năm 2012, cứ 01 đồng doanh thu thuần được tạo ra trong kỳ thì doanh nghiệp cần 2,2 đồng tài sản dài hạn bình quân. Chỉ tiêu này năm 2011 là không xác định do doanh thu thuần bằng không.
Suất hao phí của tài sản dài hạn so với lợi nhuận sau thuế năm 2012 là -3,7 giảm so với năm 2011 xấp xỉ 188%. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn là không có vì khi doanh nghiệp đã đầu tư tài sản dài hạn trong kỳ kinh doanh nhưng cứ mỗi 3,7 đồng tài sản dài hạn bình quân được đầu tư không tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp mà kết quả còn bị thua lỗ 01 đồng. Sức sản xuất của tài sản dài hạn năm 2012 cũng rất thấp, chỉ đạt 0,45. Nếu so sánh với chỉ tiêu của các doanh nghiệp cùng ngành trong Tổng công ty HUD thì hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của Công ty HUD2 thấp hơn rất nhiều. Chẳng hạn như Công ty HUD6 có tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn năm 2012 là 85,6% (Nguồn 14, 22), của Công ty HUDLAND năm 2012 là 1.914,36% (Nguồn 15, 22). Vì vậy, để nâng cao hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp cần có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn.
3.2.4.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu
Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu ta có thể tính toán một số chỉ tiêu sau (bảng 3.13):
Bảng 3.13: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của Công ty HUD2
STT Chỉ tiêu Năm2011 Năm2012 Tăng, giảm
+/- %
1 Vốn chủ sở hữu bình quân (triệu đồng) 80.497 90.636 10.139 12,6 2 Doanh thu thuần (triệu đồng) 0 5.109 5.109 100,0 3 Lợi nhuận sau thuế (triệu đồng) 2.530 -3.083 -5.613 -221,9 4 Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (%) 3,14 -3,40 -6,54 -208,2 5 Suất hao phí của vốn chủ sở hữu so vớidoanh thu thuần - 17,7 - - 6 Sức sản xuất của vốn chủ sở hữu 0 0,06 0 100,0
Nguồn: Tác giả tự tính từ số liệu BCĐKT, BC KQHĐKD đã kiểm toán của Công ty HUD2
Từ số liệu tính toán ta thấy, tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu năm 2012 là -3,4%. Điều này có nghĩa, doanh nghiệp đầu tư 01 đồng vốn chủ sở hữu
nhưng bị thua lỗ 0,034 đồng. Năm 2011, cứ 01 đồng vốn chủ sở hữu đem đầu tư sẽ tạo ra 0,0314 đồng lợi nhuận. Như vậy, so với năm 2011, sức sinh lời của vốn chủ sở hữu năm 2012 giảm 208,2%. Đây là một tỷ lệ đáng báo động, không hấp dẫn nhà đầu tư.
Suất hao phí của vốn chủ sở hữu so với doanh thu thuần năm 2011 không tính được do không có doanh thu. Chỉ tiêu này năm 2012 là 17,7, cho thấy, để tạo ra 01 đồng doanh thu thuần năm 2012 thì cần 17,7 đồng vốn chủ sở hữu. Nếu so sánh với doanh nghiệp cùng ngành là Công ty HUD6 thì chỉ tiêu này năm 2012 là 0,47. Qua số liệu năm 2011, 2012 của Công ty, tham chiếu với số liệu của Công ty HUD6 phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của Công ty là thấp. Vốn chủ sở hữu năm 2012 so với năm 2011 tăng 26.551 triệu đồng nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm 5.613 triệu đồng, tương đương tốc độ giảm 221,9%. Trong khi tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu tại Công ty HUD2 là -3,4%, thì chỉ tiêu này tại Công ty HUD6 là 25,72% và nếu gửi tại ngân hàng thì lãi suất được nhận khoảng 13%/năm1. Chính điều này tạo cho các nhà đầu tư tâm lý mất niềm tin vào doanh nghiệp, sức hút của Công ty trên thị trường chứng khoán giảm mạnh. Tuy nhiên, việc so sánh này đôi khi chưa được chính xác do trong năm 2012 Công ty không có doanh thu từ kinh doanh bất động sản nên chúng ta có thể hy vọng rằng trong năm 2013, doanh thu từ hoạt động bất động sản được ghi nhận thì chúng ta sẽ có cơ sở để đánh giá chính xác hơn.
Sức sản xuất của vốn chủ sở hữu năm 2012 là 0,06. Trị số này cho biết cứ 01 đồng vốn chủ hữu tạo ra 0,06 đồng doanh thu. Trị số này quá nhỏ chứng tỏ hiệu quả hoạt động kinh doanh trong năm 2012 của công ty còn rất thấp.
* Kết luận Chương 3:
Với cơ sở lý luận đã hệ thống hóa trong Chương 2, tại Chương 3, tác giả tập trung khái quát về Công ty cổ phần Đầu tư phát triển nhà HUD2 và phân tích các
báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2011, 2012 Công ty cổ phần Đầu tư phát triển nhà HUD2. Nội dung Chương 3 sẽ là cơ sở để tác giả đánh giá về năng lực tài chính của Công ty và đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của Công ty cổ phần Đầu tư phát triển nhà HUD2 trong Chương 4.
CHƯƠNG 4