Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu

Một phần của tài liệu phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà hud2 (Trang 95 - 97)

II. Nợ dài hạn 27.332 21.542 Tài sản dài hạn 15.439 7

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NHÀ HUD

4.4.4. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu thường được các nhà đầu tư quan tâm vì nó liên quan trực tiếp đến khả năng thu được lợi nhuận từ đồng vốn mà họ bỏ ra. Bên cạnh đó, thông qua chỉ tiêu này, các nhà quản trị tăng cường kiểm soát và bảo toàn vốn, giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững. Qua nội dung phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu tại Chương 3 ta thấy, vốn chủ sở hữu năm 2012 so với năm 2011 tăng 26.551 triệu đồng nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm 5.613 triệu đồng, tương đương tốc độ giảm 221,9%. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ

sở hữu tại Công ty HUD2 năm 2012 là -3,4%, chỉ tiêu này thấp hơn rất nhiều so với các công ty cùng ngành trong Tổng công ty HUD cũng như lãi suất tiền gửi tại ngân hàng. Chính điều này khiến các nhà đầu tư, các cổ đông có tâm lý mất niềm tin vào doanh nghiệp.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu, Công ty cần phải sử dụng các biện pháp làm tăng tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu. Muốn vậy, doanh nghiệp cần phải:

- Tăng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp bằng cách ở rộng thị trường, đẩy nhanh quá trình đầu tư dự án để tăng doanh thu đồng thời cắt giảm chi phí một cách hợp lý. Để kiểm soát và tiết kiệm các loại chi phí, doanh nghiệp cần phải:

+ Giảm chi phí nguyên vật liệu đầu vào. Để giảm thiểu chi phí này, Doanh nghiệp cần phải tiến hành từ khâu thuê tư vấn thiết kế đến khâu chỉ định các vật liệu xây dựng trong thi công đối với các nhà thầu xây dựng. Yêu cầu phía đối tác phải đưa ra giải pháp thiết kế hiệu quả trong thiết kế công trình như: sử dụng các vật liệu thay thế trong nước có giá bán thấp hơn các vật liệu nhập khẩu; sử dụng các vật liệu nhẹ như gạch chưng áp trong thi công để tiết kiệm chi phí, vì với trọng lượng nhẹ nên thi công nhanh, giảm vữa xây và trát, giảm chi phí kết cấu công trình. Các công trình kiến trúc sử dụng gạch bê tông khí chưng áp cho phép giảm tải trọng của tòa nhà, giảm 10-12% chi phí kết cấu so với gạch xây truyền thống, có thể giảm 10- 15% chi phí xây thô (Nguồn 19). Ngoài ra, để giảm thiểu chi phí này, đơn vị thiết kết cần phải áp dụng các công nghệ tiên tiến như công nghệ thổi rửa cọc, kết hợp với tính toán giảm tiết diện hình học hệ kết cấu công trình (cột, dầm, sàn) để tiết kiệm sắt thép, khối lượng bê tông, tăng diện tích sàn kinh doanh mà vẫn đảm bảo tính an toàn cho công trình.

+ Giảm chi phí quản lý doanh nghiệp: Để giảm chi phí quản lý doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải kiểm soát từng đầu mục chi phí, xác định nhân tố nào làm tăng chi phí quản lý doanh nghiệp nhiều nhất để từ đó có các giải pháp nhằm giảm thiểu một cách hợp lý chi phí này. Chẳng hạn như, chi phí thuê văn phòng làm việc. Từ năm 2010 trở về trước, chi phi này không phát sinh do trụ sở công ty đặt tại số

777 đường Giải Phóng, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội, là tài sản của Công ty. Cuối năm 2010, do có kế hoạch chuyển đổi trụ sở Công ty tại 777 đường Giải Phóng thành tòa nhà hỗn hợp để kinh doanh nên Công ty đã chuyển trụ sở về nơi thuê mới tại số 21 Kim Đồng phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội với chi phí thuê khoảng 1,4 tỷ đồng mỗi năm, chưa tính đến tiền sửa sang, đầu tư trang thiết bị mới tại trụ sở làm việc mới. Trong khi đó, dự án chuyển đổi trụ sở Công ty tại 777 đường Giải Phóng thành tòa nhà hỗn hợp để kinh doanh lại không tiến hành, trụ sở tại 777 đường Giải Phóng không được sử dụng cũng như không có phương án cho thuê nên đã gây lãng phí chi phí và tài sản cho doanh nghiệp. Qua đây ta thấy, doanh nghiệp cần có phương án cho thuê lại văn phòng tại 777 đường Giải Phóng hoặc chuyển trụ sở Công ty về 777 đường Giải Phóng để tránh lãng phí tài sản và giảm chi phí quản lý cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà hud2 (Trang 95 - 97)