Tại các quốc gia khác nhau, hệ thống luật pháp về doanh nghiệp sẽ khác nhau nên khái niệm về Tổng Công ty khác cũng nhau. Trong phạm vi đề tài này, khái niệm Tổng Công ty sẽ được hiểu là tổ chức/doanh nghiệp hoạt động theo mô hình Công ty mẹ-con, trong đó một Công ty được gọi là Công ty mẹ của một Công ty khác nếu nắm giữ trên 50% vốn hoặc có thể bổ nhiệm các chức danh quan trọng, thay đổi điều lệ của Công ty đó (Luật doanh nghiệp 2005).
Với mô hình và tính chất hoạt động của Tổng Công ty (Mô hình Công ty mẹ-con) và Công ty là rất khác nhau nên hệ thống quản lý môi trường của Tổng Công ty cũng sẽ có nhiều khác biệt so với hệ thống quản lý môi trường của Công ty. Trong khi các Công ty về cơ bản là thực hiện trực tiếp các hoạt động sản xuất kinh doanh thì Tổng Công ty hoạt động mang tính chất quản lý gián tiếp. Các vấn đề môi trường phát sinh trực tiếp từ hoạt động sản suất của Công ty/Công ty con nên các quy trình, quy định và chính sách trong hệ thống quản lý môi trường sẽ mang tính chất chi tiết, cụ thể đến từng hoạt động sản suất kinh doanh. Ở cấp độ Tổng Công ty, hệ thống sẽ mang tính chất hướng dẫn và quy định khung để các đơn vị thực hiện.
Trên Thế giới và Việt nam có nhiều Tập đoàn, Công ty ở dạng mô hình mẹ-con (Tổng Công ty) đã xây dựng và vận hành hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 nhưng đến nay chưa có một cuộc khảo sát tổng thể nào về số lượng các Tổng Công ty đang áp dụng.
1 . 3 . Tổng quan về hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí
Trong ngành công nghiệp dầu khí, các hoạt động thường chia ra làm 2 lĩnh vực: Thượng nguồn (Upstream) – hoạt động về thăm dò khai thác dầu thô và Hạ nguồn (Downstream) – tinh chế dầu thô, các sản phẩm khí, phân phối và bán sản phẩm. Một Công ty hoạt động trong ngành công nghiệp dầu khí có thể bao gồm cả thượng nguồn và hạ nguồn, hoặc chỉ tập trung vào một phần riêng biệt trong hai phần trên, như thăm dò và khai thác (Công ty E&P), hoặc là chỉ tinh chế và buôn bán sản phẩm (Công ty R&M). Nhiều Công ty lớn hoạt động trên toàn Thế giới và
21
được gọi là Công ty đa quốc gia, một số Công ty nhỏ khác thì tập trung vào những khu vực cụ thể nào đó trên Thế giới và được gọi là công ty độc lập. Trong lĩnh vực thượng nguồn, phần lớn công việc được thực hiện bởi các công ty dịch vụ và nhà thầu, nơi chuyên cung cấp những dịch vụ kỹ thuật chuyên dụng cho ngành công nghiệp dầu khí. Nhờ vây, mối quan hệ này giữa nhà thầu và các công ty dầu lửa ngày càng chặt chẽ, nhà thầu ngày càng có vai trò trong cơ cấu tổ chức và môi trường làm việc của công ty thuê họ.
Theo tư liệu lịch sử, thăm dò dầu khí bắt đầu từ năm 1912 khi các nhà địa chất lần đầu tiên phát hiện ra mỏ Cushing ở Oklahoma, USA. Cho đến nay, về cơ bản, quan điểm này không có gì thay đổi, nhưng công nghệ và kỹ thuật hiện đại đã làm nâng cao hiệu quả và độ an toàn lên đáng kể. Để đánh giá đúng nguồn gốc của những tác động tiềm tàng của sự phát triển dầu khí đến môi trường, chúng ta cần có những hiểu biết về các hoạt động có liên quan. Bảng 1.2 dưới đây là tóm tắt các giai đoạn cơ bản trong quá trình thi công và các tác động tiềm ẩn lên mặt đất trong từng giai đoạn thi công thăm dò khai thác dầu khí.
Bảng 1.2: Tóm tắt các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí Hoạt động Tác động tiềm ẩn lên mặt đất Desk study: xác định khu vực có
những điều kiện địa chất thích hợp
Không Khảo sát không khí: nếu xác định
được các đặc điểm thích hợp thì
Máy bay bay thấp trên khu vực khảo sát
Khảo sát địa chấn: cung cấp những thông tin cần thiết về địa chất
Đường vào các khu vực trên đất liền và các khu vực trên biển.
Hoạt động của các phương tiện và thiết bị phục vụ công tác khảo sát
Khoan thăm dò: xác minh sự có mặt của vỉa hydrocacbon và định lượng vỉa
Đường vào cho các thiết bị khoan và các thiết bị hậu cần.
Thiết bị tồn chứa Thiết bị thải rác Nơi ăn ở…
Thẩm lượng: xác định xem liệu phát Vị trí khoan thêm
22 triển vỉa có mang tính khả thi kinh tế hay không
Đường vào bổ sung cho các thiết bị khoan và các thiết bị hậu cần
Thiết bị tồn chứa và thải rác bổ sung Phát triển và khai thác: khai thác dầu
khí từ vỉa thông qua áp suất vỉa, lực nâng nhân tạo, công nghệ phục hồi giếng tiên tiến, cho đến khi tính khả thi kinh tế của vỉa không còn nữa
Đường vào, thiết bị tồn chứa và thải rác được nâng cấp.
Thiết bị đầu giếng
Hệ thống đường ống dẫn dầu khí Thiết bị phân tách/xử lý
Đốt đuốc
Nhà máy sản xuất khí Nơi ăn ở, cơ sở hạ tầng Thiết bị vận chuyển Hủy giếng có thể xảy ra đối với từng
giai đoạn trên
Thiết bị để bịt kín giếng Thiết bị hủy giếng Thiết bị tồn chứa
Khảo sát thăm dò
Khảo sát thăm dò có thể coi là giai đoạn đầu tiên của một dự án thăm dò khai thác dầu khí. Kết quả của giai đoạn này sẽ là cơ sở để thực hiện các giai đoạn sau (thẩm lượng, phát triển và khai thác).
Hoạt động thăm dò của một dự án dầu khí nói chung có thể được mô phỏng bằng hoạt động khảo sát địa chấn như Hình 1.5 dưới đây:
Hình 1.5: Khảo sát địa chất
Trong giai đoạn đầu của việc tìm kiếm thành hệ đá chứa hydrocacbon, bản đồ địa chất được xem xét lại để xác định vùng trũng trầm tích chính. Sau đó, người ta chụp
23
ảnh từ trên không để xác định những khu vực tiềm năng như vết nứt hay nếp lồi.
Những thông tin chi tiết được tập hợp và đánh giá địa chất theo một trong 3 phương pháp khảo sát sau: từ, trọng lực và địa chấn.
Nguyên tắc của phương pháp từ là đo sự biến đổi cường độ lực từ để đánh giá tính chất từ của những loại đá khác nhau có mặt trong thành hệ và đá chứa dầu khí.
Nguyên tắc của phương pháp trọng lực là đo sự dao động của trọng trường trên bề mặt Trái đất để xác định các dị thường có khả năng chứa dầu khí. Phép đo này được tiến hành trên đất liền, trên biển, sử dụng máy bay trực thăng hoặc tàu khảo sát.
Khảo sát địa chấn là phương pháp đánh giá thông dụng nhất và thường là hoạt động đầu tiên được tiến hành. Phương pháp địa chấn được sử dụng để xác định cấu trúc địa chất dựa trên những tính chất phản xạ khác nhau của sóng âm lên các lớp đất đá ở dưới mặt đất hoặc bề mặt đại dương.
Khoan thăm dò
Hoạt động khoan thăm dò dầu khí của của một dự án có thể được mô phỏng bằng hình ảnh của một giếng khoan như hình 1.6
Hình 1.6: Khoan thăm dò
Một khi người ta xác định được cấu trúc địa chất có nhiều tiềm năng thì tiếp sau đó khoan thăm dò là cách duy nhất để khẳng định sự có mặt của dầu khí. Trong giai đoạn này cần có sự xem xét các yêu cầu bảo vệ môi trường cũng như hiệu quả của quá trình khoan.
24
Giàn khoan di động thường sử dụng ở ngoài biển, bao gồm giàn tự nâng (jackup), bán chìm (semi-submersible) và tàu khoan. Bè khoan (barge) ở vùng nước nông cũng có thể được sử dụng.
Những phần cơ bản của giàn khoan bao gồm tháp khoan, thiết bị xử lý mùn khoan, máy phát năng lượng, thiết bị trám ximăng, hệ thống xử lý nước ăn, chất thải, dung dịch khoan, các thùng chứa nhiên liệu, rác…
Thẩm lƣợng
Khi khoan tìm kiếm thành công, người ta sẽ khoan thêm một số giếng nữa để xác định kích cỡ và qui mô của vỉa dầu khí. Giếng được khoan để thẩm định hàm lượng hydrocacbon tìm thấy được gọi là giếng thẩm lượng. Mục đích của giai đoạn thẩm lượng là đánh giá kích cỡ và bản chất của vỉa dầu khí.
Phát triển và khai thác
Hoạt động khai thác của một dự án có thể được mô phỏng theo Hình 1.7 như dưới đây:
Hình 1.7: Hoạt động khai thác
Sau khi xác định kích cỡ của vỉa dầu và đánh giá hiệu quả kinh tế, các giếng khoan kế tiếp được gọi là giếng phát triển. Số lượng giếng khoan cần thiết để khai thác hydrocacbon trong vỉa tùy thuộc vào kích cỡ vỉa và địa chất của nó. Vỉa dầu lớn có thể cần đến hàng trăm giếng khoan, trong khi đó những vỉa nhỏ chỉ cần 10 giếng.
25
Tại các giếng khoan khai thác, áp suất dưới mặt đất sẽ đẩy chất lỏng (dầu, nước) và khí dọc theo lỗ khoan lên mặt đất. Độ lớn của dòng dầu khí phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố như tính chất đá vỉa, áp suất dưới mặt đất, độ nhớt của dầu, và tỷ lệ khí/dầu. Tuy nhiên, những yếu tố này luôn biến đổi trong suốt chu kỳ thương mại của giếng, khi dầu không thể tự lên bề mặt được thì phải cần thêm một số hệ thống nâng áp suất bổ trợ như cơ chế bơm (khí hoặc nước) vào để duy trì áp suất vỉa. Hiện nay, việc bơm khí, nước hoặc hơi vào vỉa vào giai đoạn đầu của vỉa để duy trì áp suất và tối ưu hóa khả năng khai thác sản phẩm. Do vậy, có thể cần khoan thêm một số giếng khoan nữa, được gọi là giếng bơm ép.
Khi hydrocacbon lên bề mặt, chúng sẽ được dẫn tới hệ thống khai thác trung tâm (WHP). Tại đây, chúng được phân tách thành các dòng sản phẩm (dầu, khí và nước).
Thiết bị khai thác sẽ thu gom dòng hydrocacbon và phân tách dầu, khí, nước. Dầu cần phải loại khí hòa tan trước khi xuất khẩu. Khí cũng được làm ổn định, không chứa chất lỏng và những cấu tử không mong muốn như H2S và CO2. Nước khai thác cần được xử lý đến tiêu chuẩn yêu cầu trước khi thải xuống biển.
Kết thúc dự án (Hủy giếng)
Khi kết thúc chu kỳ thương mại (thường 20-30 năm) của mỏ thì cần tháo dỡ các giàn và thiết bị, tiến hành quan trắc môi trường, khôi phục địa điểm khoan/khai thác về các điều kiện thân thiện với môi trường, sử dụng các phương pháp kích thích tái sinh thảm thực vật. Kế hoạch hủy giếng là một phần không thể thiếu trong toàn bộ quá trình quản lý và được cân nhắc ở ngay giai đoạn đầu của quá trình phát triển.