Yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 tại tổng công ty thăm dò khai thác dầu khí (Trang 59 - 61)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2.3.2.Yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác

Tổng Công ty sẽ xác định rõ các yêu cầu của pháp luật có thể áp dụng đối với các khía cạnh môi trường của mình. Các yêu cầu này gồm:

- Các yêu cầu pháp luật, công ƣớc, thông quốc tế

Về cơ bản, những hiệp ước/thỏa thuận quốc tế về môi trường đều mang tính ràng buộc giữa các quốc gia nhằm thực hiện một quy định, tiêu chuẩn chung vì mục đích bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Tuy nhiên, mức độ thực hiện những quy định này còn tùy thuộc vào từng quốc gia. Đối với các dự án thăm dò khai thác dầu khí cả ở trong và ngoài nước, cho dù tại quốc gia đó đã hoặc chưa ban hành những quy định tương ứng với các thông lệ quốc tế thì vẫn cần quan tâm đến các quy định này. Ví dụ như: Nghị định thư Montreal về bảo vệ tầng ozon; Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển qua biên giới chất thải nguy hại và tiêu hủy chúng; Nghị định thư Kyoto về Chương trình khung về Biến đổi khí hậu; và một vài công ước/thỏa thuận khác có liên quan đến môi trường biển.

Dưới đây là một số công ước, quy định quốc tế quan trọng về môi trường mà mỗi đơn vị/dự án cần xem xét đến:

 Nghị định thư Montreal;  Công ước Basel;

 Công ước về loài di cư;

 Công ước chung về Biến đổi khí hậu;  Công ước đa dạng sinh học;

 Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển;  Công ước MARPOL;

54

 Công ước biển tại các khu vực như Barcelona (vùng biển Địa Trung Hải), OSPAR (vùng biển Đông Bắc Đại Tây Dương và biển Bắc), Kuwait (khu vực vịnh Trung Đông).

- Các yêu cầu pháp luật của quốc gia, chính quyền địa phƣơng

Luật dầu khí của các nước hiếm khi đưa ra những yêu cầu chi tiết cho chương trình kiểm soát môi trường, mà thay vào đó là một khung cơ bản các vấn đề môi trường nhằm định hướng, giúp chúng vận hành một cách hài hòa và tương thích với nhau. Do vậy, mỗi quốc gia thường ban hành các văn bản luật (như Quyết định, Nghị định, Thông tư, Chỉ thị ...) nhằm quy định một cách rõ ràng và chi tiết về các vấn đề môi trường của địa phương, đất nước mình như:

 Các hành động bảo vệ môi trường;  Đánh giá tác động môi trường;  Bảo vệ nước lưu vực;

 Ô nhiễm môi trường biển;

 Các tiêu chuẩn về tiếng ồn, phóng xạ, nhiễm hóa chất;

 Kiểm soát ô nhiễm tích hợp (Integrated Pollution Control - IPC)  Thải bỏ và quản lý rác thải;

 Nhiễm độc đất;

 Hóa chất được phép sử dụng;

 Các quy định về an toàn và cháy nổ;  Kiểm soát mối nguy hại;

 Tồn chứa và sử dụng hóa chất;  An toàn sức khỏe nghề nghiệp;  Luật bảo vệ rừng;

 Bảo vệ bản địa và di sản văn hóa;

 Bảo vệ thủy sản, hoạt động hàng hải và an toàn biển.

Đối với các dự án nước ngoài, tại những nước là thành viên của các công ước/hiệp ước quốc tế nào đó thì các yêu cầu pháp luật về môi trường sẽ cao hơn rất nhiều so với ở những nước không tham gia công ước. Do vậy, việc xác định các yêu cầu

55

pháp luật và cách áp dụng chúng là hết sức quan trọng. Điều này sẽ giúp Đơn vị đáp ứng được luật pháp của quốc gia, địa phương nơi tiến hành các hoạt động thăm dò khai thác dầu khí.

- Các yêu cầu khác

Gồm các thoả thuận của PVEP với các chính quyền địa phương, các thoả thuận với nhà thầu, các hướng dẫn không mang tính luật pháp, các nguyên tắc tự nguyện hoặc các quy phạm thực hành, các yêu cầu của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam… Việc xác định cách thức áp dụng các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác, đối với các khía cạnh môi trường thường được đi kèm với quá trình xác định các yêu cầu này.

Phụ lục 3: Một số quy định cơ bản của Việt Nam về bảo vệ môi trường trong hoạt động thăm dò khai thác dầu khí.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 tại tổng công ty thăm dò khai thác dầu khí (Trang 59 - 61)