Phƣơng pháp phân tích các yêu cầu pháp luật, kinh tế và kỹ thuật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 tại tổng công ty thăm dò khai thác dầu khí (Trang 38 - 41)

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.2. Phƣơng pháp phân tích các yêu cầu pháp luật, kinh tế và kỹ thuật

* Pháp luật về môi trường:

Hiện nay, vấn đề môi trường là một vấn đề mang tính chất toàn cầu. Do đó, tuy ở các mức độ khác nhau nhưng Chính phủ của tất cả các quốc gia đều đang tăng cường kiểm soát các hoạt động công nghiệp, nghiêm khắc xử phạt việc vi phạm các điều luật và các giới hạn cho phép về môi trường. Trong đó, ở đa số các quốc gia đang phát triển, họ thường ưu tiên phát triển kinh tế và lợi nhuận hơn là việc bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, khi nền kinh tế phát triển đến một mức độ nào đó và vấn đề ô nhiễm môi trường chuẩn bị đến mức độ báo động thì lợi nhuận doanh nghiệp phải được trích ra nhiều hơn đề đầu tư cho các vấn đề bảo vệ môi trường. Các Chính phủ cũng phải đầu tư và chú trọng hơn trong việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về môi trường, công tác thực thi và giám sát cũng phải chặt chẽ hơn.

Tình hình đó buộc các doanh nghiệp phải tiến hành các biện pháp giám sát cần thiết để chứng minh rằng họ đáp ứng các yêu cầu hoặc tuân thủ các điều luật. Nhiều doanh nghiệp đã nhận thấy để tiếp tục tồn tại và xúc tiến hoạt động sản xuất kinh doanh thì họ phải chú trọng một chiến lược lâu dài về môi trường.

Ở Việt Nam, hệ thống pháp luật cũng từng bước hoàn thiện. Vào năm 1985, Chính phủ đã xây dựng “Chương trình Quốc gia về bảo vệ môi trường” và cùng với IUCN đã cho ra „„Chiến lược Quốc gia về bảo tồn tài nguyên”. Vào năm 1991, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành “Kế hoạch Quốc gia về môi trường và phát triển bền vững”. Năm 1993, Quốc hội đã thông qua Luật bảo vệ môi trường và sau đó Luật bảo vệ môi trường đã được chỉnh sửa ban hành lại vào các năm 2005&2014, kèm theo đó là hàng loạt nghị định, thông tư, quyết định, tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về môi trường đã được ban hành.

Trong ngành dầu khí, hàng loạt văn bản pháp luật liên quan đến môi trường cũng đã được ban hành như: Luật dầu khí 1993, Luật dầu khí sửa đổi bổ sung (2000, 2008), Quy chế khai thác dầu khí (84/2010/QĐ-TTg), Quy chế hủy giếng (37/2005/Qđ- BCN), Quy chế ứng phó sự cố tràn dầu (103/2005/QĐ-TTg) …Chi tiết như phụ lục

33

3- Một số quy định cơ bản của Việt Nam về bảo vệ môi trường trong hoạt động thăm dò khai thác dầu khí.

Đối với các yêu cầu pháp luật về việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:

Chính phủ đã ban hành một số văn bản pháp luật mang tính chất bắt buộc hoặc khuyến khích các công ty, doanh nghiệp áp dụng ISO 14001 như: Quyết định 256/2003/QD-TTG công bố về chiến lược quốc gia bảo vệ môi trường cho tới năm 2010 với tầm nhìn đến năm 2020, văn bản này đã đề ra mục tiêu phải có 50% doanh nghiệp được cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn ISO 14001 hoặc tương đương vào năm 2010 và 80% doanh nghiệp được chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 14001 hoặc tương đương vào năm 2020; Quyết định 115/2003/QĐ-BCN buộc các tổ chức sản xuất và lắp ráp ôtô phải có chứng chỉ ISO 14001 trong vòng 36 tháng kể từ ngày bắt đầu hoạt động; Nghị định 19/2015/NĐ-CP quy định các tổ chức đã có giấy chứng nhận về áp dụng ISO 14001 thì không cần làm các thủ tục về xác nhận hệ thống quản lý môi trường với cơ quan chức năng; Thông tư số 12/2010/TT-BKHCN về quản lý chất lượng, đo lường trong kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng, theo đó các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh khí dầu mỏ phải có chứng nhận về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001; Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại, theo đó các đơn vị hoạt động có liên quan đến phát sinh chất thải nguy hại, quản lý chất thải nguy hại trên lãnh thổ Việt Nam thì phải đạt chứng chỉ ISO 14001 hoặc tương đương…

Như vậy, với việc quy định của hệ thống pháp luật hiện hành, một số loại hình doanh nghiệp thuộc đối tượng có tác động nhiều tới môi trường phải áp dụng hệ thống quản quản lý theo tiêu chuẩn ISO 14001. Đối với lĩnh vực thăm dò khai khác dầu khí thì đến nay chưa có văn bản cho thấy phải áp dụng ISO 14001. Tuy nhiên, việc áp dụng ISO 14001 là một trong những khuyến khích của hệ thống văn bản pháp quy. Cho dù doanh nghiệp có áp dụng ISO hay không thì việc đưa ra một quy trình hay cách thức để theo dõi, cập nhật và đánh giá sự tuân thủ pháp luật là rất quan trọng và cần thiết.

34

Để giảm chi phí bảo vệ môi trường, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thì phải tìm ra các giải pháp về giảm thiểu hoặc loại bỏ ô nhiễm, tiết kiệm năng lượng, nguyên nhiên liệu, giảm nguồn thải, tăng khả năng tái chế, tái sử dụng, hạn chế các vi phạm pháp luật…

Chi phí bảo vệ môi trường gia tăng phụ thuộc vào hai yếu tố: Một là mức độ phù hợp của các tổ chức với các qui định luật pháp về môi trường; Hai là mức độ độ nghiêm ngặt của các qui định pháp luật về môi trường tại nước sản xuất.

Trong một chừng mực nào đó, việc tuân thủ với các qui định luật pháp về môi trường ở các nước đang phát triển thấp hơn các nước phát triển, rất nhiều các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển có thể gặp những bất lợi về chi phí. Dù sao, ở các nước có hệ thống luật pháp về môi trường còn kém chặt chẽ thì việc đăng ký chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 14001 có thể dễ dàng hơn.

Tóm lại, các qui định về môi trường đã làm cho trách nhiệm pháp lý và tài chính tăng lên và ngày càng có nhiều doanh nghiệp quan tâm đến việc thực hiện nghiêm túc các qui định về môi trường nhằm hạn chế những phí tổn có thể phát sinh mà những phí tổn này là rất lớn, không thể lường trước được.

Mặc dù cho đến nay không có nhiều minh chứng thực tế về chi phí thực và lợi ích của hệ thống QLMT, tuy nhiên một số nghiên cứu đã liệt kê được những lợi ích của hệ thống QLMT như sau:

- Giảm được các tác động và các sự cố môi trường, điều đó làm giảm rủi ro đến tài chính của doanh nghiệp.

- Nâng cao hình ảnh, vị thế của doanh nghiệp làm công tác quảng bá đạt hiệu quả cao.

- Chính phủ có thể ban hành những ưu tiên cho những công ty đã có chứng nhận về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001. Điều này có thể mang lại sự tiết kiệm chi phí đáng kể cho những công ty này. Một ví dụ về nghị định số 19/2015/NĐ-CP về qui định chi tiết một số điều của luật bảo vệ môi trường năm 2014. Theo đó, điều 25 qui định: các doanh nghiệp có hoạt động

35

phát sinh lượng chất thải lớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường thì phải thực hiện “xác nhận hệ thống quản lý môi trường” với cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp có giấy chứng nhận về hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 thì sẽ không phải thực hiện “xác nhận hệ thống quản lý môi trường”.

- Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 14001 có thể là một trong những yêu cầu của các công ty bảo hiểm, ngân hàng và các đối tác…

* Chi phí xây dựng, chứng nhận và duy trì chứng nhận HTQLMT:

Chi phí xây dựng, chứng nhận và duy trì HTQLMT gồm: Chi phí thuê tư vấn xây dựng hệ thống, chi phí nhân công tham gia xây dựng và duy trì hệ thống, chi phí đầu tư công nghệ, chi phí phụ trợ cho xây dựng hệ thống (công tác, tổ chức họp, phần mềm quản lý…), chi phí đánh giá chứng nhận, đánh giá giám sát của đơn vị độc lập (3 năm 1 lần chứng nhận lại và giám sát định kỳ hàng năm).

Tùy thuộc vào quy mô, lĩnh vực hoạt động, các địa điểm hoạt động, mức độ đầu tư vào công nghệ, đơn vị tư vấn, đơn vị chứng nhận, chi phí cụ thể cho HTQLMT đối với mỗi doanh nghiệp sẽ ở mức khác nhau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 tại tổng công ty thăm dò khai thác dầu khí (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)