CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Lựa chọn kiểu mô hình
Như đã đề cập tại phần đối tượng nghiên cứu về 4 kiểu xây dựng mô hình quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 đối với một Tổng Công ty, sau đây tác giả sẽ phân tích theo phương pháp SWOT để có thấy rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với từng kiểu. Trên cơ sở đó, tác giả sẽ lựa chọn mô hình tốt nhất cho PVEP hiện nay.
Bảng 3.1: Phân tích SWOT giữa các kiểu mô hình
Kiểu Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W) Cơ hội (O) Thách thức (T)
1. Xây dựng hệ thống chung thống nhất cho toàn Tổng Công ty (bao gồm bộ máy quản lý điều hành TCT và các đơn vị thành viên trực thuộc TCT), trong đó xây dựng tại bộ máy điều hành Tổng Công ty trước rồi triển khai xuống các đơn vị thành
- Các chính sách, quy trình, quy định của đơn vị dễ dàng xây dựng dựa trên những chính sách, quy trình, hướng dẫn của TCT.
- Tạo được sự nhất quán ngay từ đầu trong việc thực hiện, vận hành Hệ thống từ TCT đến các đơn vị.
- Có sự quan tâm và ủng hộ của Ban lãnh đạo TCT.
- TCT có nguồn lực chất lượng cao. Nhiều nhân sự đã từng làm
- Phức tạp khi triển khai xây dựng và vận hành hệ thống.
- Nhân lực và thời gian có nhiều hạn chế.
- Đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên môn chưa có nhiều kinh nghiệm về xây dựng và vận hành hệ thống theo ISO.
- Khó thay đổi thói quen CBNV khi bắt đầu áp dụng ISO.
- Các chính sách, quy trình
- Xu hướng xây dựng tại các công ty dầu khí đa quốc gia - Mở cửa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu và rộng của ngành dầu khí.
- Các công ty dầu khí quốc tế có hoạt động tương tự PVEP đều đã xây dựng Hệ thống quản lý rất chuyên nghiệp, điều đó tạo ra một sức ép cho PVEP trong chiến lược phát triển của mình.
- Hợp tác quốc tế tạo điều kiện
- Khó tìm ra một đơn vị tư vấn có đủ kinh nghiệm và năng lực.
- Phí tư vấn cao nếu dùng nhà tư vấn nước ngoài.
- Khi tiêu chuẩn ISO sửa đổi dẫn đến mất nhiều thời gian và nguồn lực để hiệu chỉnh toàn bộ hệ thống.
- Đánh giá hiệu quả và những cải tiến của hệ thống một phần phụ thuộc vào chất lượng đánh giá của bên thứ 3.
- Hệ thống xây dựng phải đảm
40 viên. việc cho các
công ty dầu khí nước ngoài.
ở cấp TCT có thể không bao quát hết hoạt động của các đơn vị/dự án
để tiếp cận, học hỏi từ các công ty dầu khí quốc tế.
bảo có thể áp dụng vào các dự án nước ngoài hoặc bất cứ dự án mới nào.
2. Xây dựng hệ thống chung thống nhất cho toàn Tổng Công ty (bao gồm bộ máy quản lý điều hành TCT và các đơn vị thành viên trực thuộc TCT), trong đó xây dựng tại đơn vị thành viên trước rồi sau đó xây dựng cho TCT căn cứ trên các hệ thống đã xây dựng của đơn vị.
- Tạo được sự nhất quán ngay từ đầu trong việc thực hiện, vận hành Hệ thống từ TCT đến các đơn vị.
- Chỉ cần xây dựng 1 lần sẽ được cả Hệ thống của TCT và Hệ thống của đơn vị.
- Chi phí xây dựng Hệ thống ít hơn.
- Có sự quan tâm và ủng hộ của Ban lãnh đạo TCT.
- Công ty có nguồn lực chất lượng cao. Nhiều nhân sự đã từng làm việc cho các công ty dầu khí đa quốc, các công ty liên doanh nước ngoài.
- Các chính sách, quy trình, hướng dẫn của TCT xây dựng sau nên sẽ phải xem xét sao cho phù hợp với những tài liệu đã có từ các đơn vị.
- Phức tạp khi triển khai xây dựng và vận hành cả về công tác chuyên môn và công tác tổ chức.
- Xây dựng hệ thống cần nhiều thời gian hơn so với kiểu 1.
- Thay đổi thói quen và văn hóa CBNV khi bắt đầu áp dụng ISO.
- Mở cửa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu và rộng của Việt Nam trong đó ngành dầu khí cũng được Chính Phủ rất chú trọng khuyến khích.
- Các công ty dầu khí quốc tế có mô hình và hoạt động tương tự PVEP đều đã xây dựng một mô hình và Hệ thống quản lý rất chuyên nghiệp, điều đó tạo ra một sức ép cho PVEP trong chiến lược phát triển của mình.
- Hợp tác quốc tế tạo điều kiện để tiếp cận, học hỏi từ các công ty dầu khí quốc tế.
- Khó khăn trong việc tìm ra một đơn vị tư vấn có đủ kinh nghiệm và năng lực về hệ thống quản lý môi trường trong lĩnh vực dầu khí.
- Phí tư vấn khá cao nếu dung nhà tư vấn nước ngoài.
- Khi tiêu chuẩn ISO sửa đổi dẫn đến mất nhiều thời gian và nguồn lực để hiệu chỉnh toàn bộ hệ thống.
- Đánh giá hiệu quả và những cải tiến của hệ thống một phần phụ thuộc vào chất lượng đánh giá của bên thứ 3.
- Hệ thống phải đảm bảo có thể áp dụng vào các dự án nước ngoài hoặc bất cứ dự án mới nào.
- Khi tách riêng - Không có - Mở cửa và - Khó khăn trong
41 3. Xây dựng
hệ thống của bộ máy quản lý TCT riêng, cho các đơn vị thành viên riêng theo các phạm vi hoạt động và nhiệm vụ sản suất kinh doanh riêng
thành các dự án tư vấn xây dựng hệ thống nhỏ hơn (cho bộ máy quản lý của TCT, cho từng đơn vị) thì công tác tư vấn và triển khai sẽ dễ dàng.
- Có sự quan tâm và ủng hộ của Ban lãnh đạo TCT.
- Việc tổ chức đánh giá nội bộ có nhiều thuận lợi. Các đơn vị sẽ tổ chức đánh giá riêng, bộ máy quản lý điều hành TCT sẽ đánh giá riêng.
được một hệ thống đồng nhất từ bộ máy điều hành của TCT tới các đơn vị thành viên.
- Việc quản lý các đơn vị sẽ kém tính hệ thống, có nhiều khó khăn hơn.
- Đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên môn cần có nhiều kinh nghiệm về xây dựng và vận hành hệ thống.
hội nhập quốc tế ngày càng sâu và rộng.
- Các công ty dầu khí quốc tế có mô hình và hoạt động tương tự PVEP đều đã xây dựng một mô hình và Hệ thống quản lý rất chuyên nghiệp, điều đó tạo ra một sức ép cho PVEP trong chiến lược phát triển của mình.
- Ít được áp dụng trong các TCT.
việc tìm ra một đơn vị tư vấn có đủ kinh nghiệm và năng lực về hệ thống quản lý môi trường trong lĩnh vực dầu khí.
- Đánh giá hiệu quả và những cải tiến của hệ thống một phần phụ thuộc vào chất lượng đánh giá của bên thứ 3.
- Hệ thống xây dựng phải đảm bảo có thể áp dụng vào các dự án nước ngoài hoặc bất cứ dự án mới nào.
4. Chỉ xây dựng và áp dụng
HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO tại từng đơn vị thành viên, không xây dựng và áp dụng theo tiêu chuẩn ISO tại văn phòng bộ máy quản lý TCT.
- Tại bộ máy TCT không phải tuân thủ theo các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO; dễ dàng xây dựng, vận hành hệ thống tại các đơn vị.
- Chi phí cho xây dựng và duy trì hệ thống là ít nhất.
- Hệ thống tại TCT không được chuẩn hóa, tính kiểm soát có thể không cao, tính kết nối với các đơn vị không cao.
- Việc quản lý của bộ máy quản lý TCT đối với các đơn vị sẽ kém tính hệ thống, có nhiều khó khăn hơn.
- Mở cửa và hội nhập quốc tế
- Dễ triển khai, thực hiện nhưng không
phải xu
hướng của các TCT có chiến lược phát triển bền vững.
- Ít khó khăn hơn trong việc tìm ra đơn vị tư vấn.
- Ít khó khăn nhất so với 3 kiểu trên khi chỉnh sửa ở từng hệ thống nhỏ nếu tiêu chuẩn ISO thay đổi.
- Đánh giá hiệu quả và những cải tiến của hệ thống một phần phụ thuộc vào chất lượng đánh giá của bên thứ 3.
42 Nhận xét:
Bảng 3.2 tóm tắt các điểm khác biệt giữa các kiểu mô hình.
Bảng 3.2: Tóm tắt kết quả SWOT giữa các kiểu mô hình
Bên trong
Điểm mạnh:
- Kiểu 1: Tạo được hệ thống thống nhất ngay từ đầu.
- Kiểu 2: Tạo được hệ thống thống nhất.
- Kiểu 3: Dễ xây dựng, quản lý và vận hành (vì hệ thống to đã chia thành nhiều hệ thống nhỏ)
- Kiểu 4: Tại bộ máy TCT không phải tuân thủ theo các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO; dễ dàng xây dựng, vận hành hệ thống tại các đơn vị.
Nhận định:
Xét trên khía cạnh về sự đồng bộ của hệ thống thì kiểu 1, kiểu 2 tương đương nhau và tốt hơn kiểu 3, kiểu 4. Nhưng kiểu 3, kiểu 4 ít phức tạp hơn khi xây dựng và vận hành hệ thống.
Điểm yếu:
- Kiểu 1: Các chính sách, quy trình ở cấp TCT có thể không bao quát hết hoạt động của các đơn vị/dự án, sự bao quát phụ thuộc nhiều vào kiến thức và kinh nghiệm đơn vị tư vấn.
- Kiểu 2: Phải triển khai hoàn hiện tại từng đơn vị trước nên có thể tốn thời gian hơn, tốn nhiều thời gian để xây dựng hệ thống
- Kiểu 3: Tính thống nhất và kết nối giữa hệ thống của TCT và của các đơn vị kém.
- Kiểu 4: Hệ thống tại TCT không được chuẩn hóa, tính kiểm soát có thể không cao, tính kết nối với các đơn vị không cao.
Nhận định:
Tính kết nối hệ thống của kiểu 3, kiểu 4 kém hơn kiểu 1,2; xây dựng và vận hành hệ thống theo kiểu 3,4 dễ hơn kiểu 1,2
Bên ngoài
Cơ hội:
- Kiểu 1, Kiểu 2: ngày càng có xu hướng xây dựng và áp dụng đối với các công ty đa quốc gia; sự nhìn nhận, đánh giá tích cực của các đối tác, nhà thầu về hệ thống quản lý nhất quán của một tổ chức nhất là khi theo 1 tiêu chuẩn (ISO) nhất định.
- Kiểu 3: ít được áp dụng tại các công ty đa quốc gia hoặc các tổng công ty.
- Kiểu 4: Dễ triển khai, thực hiện nhưng không phải xu hướng của các TCT có chiến lược phát triển bền vững.
Nhận định:
Kiểu 1 và kiểu 2 có xu hướng được áp dụng tại các tổng công ty nhiều hơn.
Thách thức:
- Kiểu 1, Kiểu 2: phức tạp nên khó khăn trong việc tìm ra một đơn vị tư vấn có năng lực, kinh nghiệm phù hợp; khi tiêu chuẩn ISO sửa đổi dẫn đến mất nhiều thời gian và nguồn lực để hiệu chỉnh toàn bộ hệ thống.
- Kiểu 3: Ít khó khăn hơn trong việc tìm ra đơn vị tư vấn; không nhiều khó khăn chỉnh sửa ở từng hệ thống nhỏ khi tiêu chuẩn ISO thay đổi.
- Kiểu 4: Ít khó khăn hơn trong việc tìm ra đơn vị tư vấn; ít khó khăn nhất so với 3 kiểu trên khi chỉnh sửa ở từng hệ thống nhỏ nếu tiêu chuẩn ISO thay đổi.
Nhận định:
Kiểu 1 và kiểu 2 là nhiều thách thức nhất trong 4 kiểu (1,2,3,4)
43
Từ những phân tích trên ta thấy 4 kiểu mô hình ngoài những thuận lợi khó khăn chung như: áp lực phải xây dựng hệ thống, sự ủng hộ của Ban lãnh đạo, nguồn nhân lực tốt, thay đổi thói quan của mọi CBCNV, cần phải có cơ chế khuyến khích tuân thủ theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001…thì mỗi kiểu mô hình cũng có những thuận lợi khó khăn riêng, những ưu nhược điểm riêng. Ví dụ như khi xây dựng kiểu 1,2 (gộp bộ máy điểu hành TCT với các đơn vị) thì dễ dàng đạt được một hệ thống thống nhất thuận lợi cho công tác quản lý còn đối với kiểu 3,4 thì ít thách thức hơn nhưng việc quản lý các đơn vị lại gặp nhiều khó khăn hơn. Hoặc khi so giữa kiểu 1 và kiểu 2 thì cách làm của kiểu 1 sẽ theo dòng chảy từ Tổng công ty đến các đơn vị còn theo kiểu 2 thì cách làm sẽ là quy nạp từ các đơn vị rồi đi lên Tổng công ty nên sẽ mất nhiều thời gian để hoàn thiện hơn.
Với chiến lược phát triển của TCT thì hệ thống quản lý môi trường cần nhanh chóng hoàn thiện một cách đồng bộ và đi vào hoạt động chuyên nghiệp, trong khi đó với kiểu 1 tuy có một số khó khăn và thách thức nhưng hoàn toàn có thể khắc phục bằng những thế mạnh của TCT. Do vậy, tác giả thấy rằng kiểu 1 là chiếm ưu thế nhất trong 4 kiểu đối với PVEP hiện nay.
Với kiểu 1, về mặt cách thức triển khai thì tại bộ máy điều hành Tổng Công ty sẽ xây dựng các thủ tục, tiêu chuẩn mà đa phần mang tính chất khung để hướng dẫn, quy định cho các đơn vị, dự án còn tại các đơn vị, dự án sẽ xây dựng các thủ tục, quy định mang tính chất chi tiết hơn phù hợp với các hoạt động cụ thể của mình.