Nâng cao chất lượng công tác kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp á châu - chi nhánh hà nội (Trang 75 - 76)

B ảng 2.3: Tình hình cấp tắn dụng theo loại khách hàng năm

3.2.6.Nâng cao chất lượng công tác kiểm soát nội bộ

Kiểm soát nội bộ là quá trình được thiết lập bởi các nhà quản lý, cá nhân nhằm cung cấp mức độ đảm bảo hợp lý liên quan đến việc thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp trên các khắa cạnh

- Kiểm soát hoạt động: sử dụng nguồn lực hữu hiệu

- Kiểm soát báo cáo tài chắnh: đảm bảo mức độ tin cậy của báo cáo tài chắnh - Kiểm soát tuân thủ: tuân theo các quy định nội bộ và luật pháp hiện hành

- Kiểm soát nội bộ tốt tạo điều kiện để nhanh chóng phát hiện và ngăn chặn các sai sót và gian lận trong hoạt động tắn dụng. Đồng thời cũng góp phần hoàn thiện quy trình và giải pháp quản trị RRTD.

ACB - CNHN cần xây dựng cho mình một phòng kiểm soát nội bộ hoạt động hiệu quả, giám sát và phát hiện kịp thời những vấn đề cần giải quyết để nâng cao chất lượng hoạt động tắn dụng.

Hoạt động kiểm soát nội bộ có hai phương pháp chắnh là kiểm tra trực tiếp và giám sát gián tiếp đánh giá hệ thống thông qua các chỉ tiêu hoạt động. Hai phương pháp này có quan hệ mật thiết với nhau. Dựa trên những kết quả kiểm tra trực tiếp dựa trên nền tảng tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán, phương pháp phân tắch đánh giá gián tiếp thông qua phân tắch hệ thống các chỉ tiêu hoạt động của chi nhánh sẽ rõ ràng, chắnh xác và tin cậy hơn, qua đó tạo nên một kênh giám sát hữu hiệu với hoạt động của ngân hàng. Ngoài ra hoạt động kiểm soát nội bộ cần tiến hành kết hợp với kiểm toán độc lập. Việc phối hợp kiểm soát bên trong với kiểm toán từ bên ngoài chặt chẽ sẽ làm hạn chế đến mức tối thiểu việc che dấu những dấu hiệu RRTD qua đó phát hiện và xử lý kịp thời. Nhờ đó các rủi ro tiềm tàng càng được phát hiện sớm bao nhiêu thì càng giảm thiểu những thiệt hại gây ra bởi RRTD.

Khóa luận tốt nghiệp

Với phạm vi của ACB - CNHN thì nếu có riêng bộ phận quản trị rủi ro tắn dụng sẽ có những đánh giá kịp thời và chắnh xác về thực trạng rủi ro tắn dụng, đồng thời thường xuyên giám sát tình hình rủi ro tắn dụng nhằm đảm bảo hoạt động quản trị rủi ro tắn dụng các nguyên tắc theo Basel 2. Việc tuân thủ các nguyên tắc này một cách nghiêm túc sẽ đảm bảo cho ngân hàng tránh được rủi ro tắn dụng một cách tối đa.

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp á châu - chi nhánh hà nội (Trang 75 - 76)