Sự cần thiết

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp á châu - chi nhánh hà nội (Trang 26 - 28)

Khóa luận tốt nghiệp

1.3.1.1.Sự cần thiết

 Đối với bản thân ngân hàng :

Các nhà kinh tế thường gọi ngân hàng là Ộngành kinh doanh rủi roỢ. Thực tế chứng minh không một ngành nào mà khả năng dẫn đến rủi ro lại lớn như trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ - tắn dụng. Ngân hàng phải gánh chịu những rủi ro không những do nguyên nhân chủ quan của mình, mà còn gánh chịu cả những rủi ro do khách hàng gây ra. Vì vậy, Ộrủi ro tắn dụng của ngân hàng không những là cấp số cộng mà có thể là cấp số nhân rủi ro của nền kinh tếỢ.

Khi rủi ro xảy ra trước tiên, lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng. Nếu rủi ro xảy ra ở mức độ nhỏ thì doanh nghiệp có thể bù đắp bằng khoản dự phòng rủi ro (ghi vào chi phắ) và bằng vốn tự có, tuy nhiên nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng mở rộng kinh doanh của ngân hàng. Nghiêm trọng hơn, nếu rủi ro xảy ra ở mức độ lớn, nguồn vốn của ngân hàng không đủ bù đắp, vốn khả năng bị thiếu, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tắn dụng là một việc làm cần thiết.

 Đối với nền kinh tế :

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh của ngân hàng liên quan đến rất nhiều thành phần kinh tế là cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức kinh tế cho tới các tổ chức tắn dụng khác. Vì vậy, kết quả kinh doanh của ngân hàng phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của nền kinh tế và đương nhiên nó phụ thuộc rất lớn vào tình hình tổ chức, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và khách hàng. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng không thể có kết quả tốt khi hoạt động kinh doanh của nền kinh

Khóa luận tốt nghiệp

tế chưa tốt; hay nói cách khác, hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ chịu nhiều rủi ro khi hoạt động kinh tế có nhiều rủi ro. Rủi ro xảy ra dẫn tới tình trạng ổn định trên thị trường tiền tệ, gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, làm ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế và đời sống xã hội. Do đó, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tắn dụng không những là vấn đề sống còn với ngân hàng mà còn là yếu tố cấp thiết của nền kinh tế góp phần vào sự ổn định và phát triển của toàn xã hội.

1.3.1.2. Các giải pháp cơ bản

 Xây dựng chắnh sách tắn dụng

Chắnh sách tắn dụng của ngân hàng phải thực hiện ba mục tiêu cơ bản :

lợi nhuận, an toàn và lành mạnh. Một chắnh sách tắn dụng hợp lý phải được xây dựng trên những căn cứ sau :

- Ngân hàng cần có sự phù hợp thống nhất với các điều chỉnh vĩ mô của Chắnh phủ.

- Thị trường mục tiêu của ngân hàng, nguồn lực vật chất và trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên là nhân tố tác động tới khả năng hoạt động của ngân hàng trên những khu vực thị trường nhất định.

 Thực hiện tốt công tác phân tắch tắn dụng và xác định mức độ rủi ro tắn dụng Công tác này có vai trò quyết định trong việc khoản vay có sinh lời hay không, qua đó đảm bảo chu kỳ đồng vốn của ngân hàng từ huy động đến cho vay, đến thu nợ, hoặc có đảm bảo được mục đắch kinh doanh của ngân hàng hay không.

 Thực hiện đầy đủ khâu đảm bảo tắn dụng

Các yêu cầu TSĐB của ngân hàng với mục đắch nhằm hạn chế rủi ro trong trường hợp khách hàng không thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng vay vốn về việc thanh toán gốc và lãi khi đến hạn.

 Thực hiện tốt quy trình giám sát tắn dụng

Cán bộ tắn dụng phải theo sát quá trình sử dụng vốn của khách hàng có đúng mục đắch không và để kiểm tra việc bảo quản vật tư hàng hóa hình thành từ vốn vay, tình hình TSĐB, tiến độ thực hiện dự án.

 Xử lý hiệu quả nợ quá hạn

Những khoản nợ quá hạn là những khoản nợ có vấn đề nên phải cú quyết định kịp thời hoặc là tiếp tục gia hạn nợ nếu đánh giá người vay vẫn còn khả năng trả nợ.

Khóa luận tốt nghiệp

 Phân tán rủi ro tắn dụng

Đây là động tác mà mỗi ngân hàng bắt buộc phải duy trì trong suốt cả quá trình quản lý tắn dụng. Yêu cầu ngân hàng phải tôn trọng các giới hạn trong cho vay (≤ 15% VTC), dựa trên những đánh giá về TSĐB (≤ 70% giá trị TSĐB), thực hiện đồng bộ với các chỉ tiêu theo Basel II và yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm cho các tài sản hình thành từ vốn vay và TSĐB.

 Sử dụng công cụ ngoại bảng

Trên cơ sở hoạt động kinh doanh, mỗi ngân hàng cần đưa ra chắnh sách tắn dụng sử dụng các công cụ phái sinh dựa trên những phân tắch đánh giá về tình hình biến động của thị trường tiền tệ. Nếu dự đoán phân tắch sai về thị trường sẽ dẫn tới rủi ro cao hơn, cả rủi ro tắn dụng lẫn rủi ro trong khả năng thanh toán các khoản lỗ do kinh doanh các công cụ này gây ra.

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp á châu - chi nhánh hà nội (Trang 26 - 28)