Khóa luận tốt nghiệp
1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Thứ nhất, hoàn thiện quy định phân loại nợ, trắch lập dự phòng. Qua đó, ngân hàng có biện pháp xử lý RRTD, đồng thời xây dựng phương án quản lý nợ xấu theo quy định của NHNN. Xây dựng các quy chế quản lý và hoạt động phù hợp với chuẩn mực quốc tế như quản trị rủi ro, quản trị tài sản, tài sản có, quản trị vốn, kiểm tra, kiểm toán nội bộ, xây dựng các quy trình tắn dụng hiện đại, sổ tay tắn dụng theo quy trình tiên tiến hiện đại.
Thứ hai, nâng cao chất lượng thẩm định các dự án đầu tư thông qua điều chỉnh tổ chức bộ máy và xây dựng hệ thống xếp hạng tắn dụng nội bộ phù hợp. Phân tách bộ phận trong quá trình giải quyết cho vay thành hai bộ phận độc lập: bộ phận tiếp nhận hồ sơ và bộ phận thẩm định tắn dụng, cần tiến hành cho điểm, xếp hạng rủi ro, xác định giới hạn tắn dụng đối với tất cả các khách hàng của ngân hàng mình. Cần xây dựng một hệ thống cho điểm chi tiết với nhiều yếu tố tự động hơn để hạn chế sự tham gia của con người vào trong quá trình đánh giá, quyết định.
Trong cho vay ngân hàng cần quy định rõ ràng về việc yêu cầu tài sản đảm bảo để tạo thuận lợi cho khách hàng đồng thời hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Khi cấp tắn dụng ngân hàng cần xây dựng các căn cứ ra quyết định dựa trên dòng tiền của khách hàng, từ đó tạo ra sản phẩm tắn dụng phù hợp với nhu cầu, đặc điểm vốn của người vay và tạo khả năng trả nợ thuận tiện nhất cho khách hàng.
Thứ ba, cần nâng cao hơn nữa chất lượng công tác giám sát khoản cho vay, thực hiện việc đánh giá khách hàng và phân loại thường xuyên. Không chỉ đợi khi xảy ra rủi ro mới trắch lập dự phòng và chuyển nhóm nợ. Công tác giám sát hiệu quả thể hiện ở chỗ thường xuyên theo dõi thông tin về khách hàng (cả thông tin liên
Khóa luận tốt nghiệp
quan trực tiếp và gián tiếp) để đưa vào danh mục theo dõi khoản vay có vấn đề. Cán bộ tắn dụng luôn chủ động theo dõi khách hàng của mình ngay cả sau khi cấp tắn dụng, có phương án chuyển nhóm khách hàng ngay khi có dấu hiệu rủi ro, báo cáo lên cấp trên những tình huống bất ngờ để có ý kiến chỉ đạo kịp thời.
Thứ tư, mọi ngân hàng cần xây dựng cho ngân hàng mình một bộ phận quản lý RRTD có chất lượng. Bộ phận này bao gồm các nhân viên có chuyên môn về rủi ro và có chắnh sách đầu tư bộ phận này đúng mức.
Thứ năm, các báo cáo về nợ xấu và tình hình trắch lập dự phòng bắt buộc phải được đưa lên cấp lãnh đạo cao nhất của ngân hàng. Ban lãnh đạo phải luôn nắm được tình hình nợ xấu trong ngân hàng mình thay vì chỉ quan tâm mục tiêu lợi nhuận, bỏ mặc cho cán bộ tắn dụng tự quản lý các khoản cấp tắn dụng.
Thứ sáu, ngân hàng cần sẵn sàng có các biện pháp thu hồi nợ tắch cực, tìm kiếm khả năng thu hồi nợ nhanh nhất và nhiều nhất có thể.