B ảng 2.3: Tình hình cấp tắn dụng theo loại khách hàng năm
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Khóa luận tốt nghiệp
Một là, Chi nhánh có những hợp đồng tắn dụng gây ra rủi ro vì sự thiếu thống
nhất giữa các văn bản pháp luật. Việc giải quyết rắc rối từ những hợp đồng này còn nhiều tranh cãi dẫn tới những thiệt thòi khó thu hồi, ứ đọng hoặc không thể thu hồi.
Hai là, chất lượng thông tin hỗ trợ cho hoạt động còn thấp. Nguồn thông tin để
phân loại doanh nghiệp theo mức độ an toàn tắn dụng, giúp các ngân hàng có được nguồn thông tin tổng hợp và đáng tin cậy trong việc thẩm định khách hàng vay chưa đảm bảo yêu cầu.
Ba là, thiếu sự theo dõi, giám sát khoản vay thường xuyên. Ngân hàng chưa có sự
theo dõi sát sao, thường xuyên sau khi cho vay do đó nhiều khi trở tay không kịp trước những hậu quả của khoản vay.
Bốn là, hoạt động kinh doanh tập trung quá nhiều vào hoạt động tắn dụng. Thu
nhập từ hoạt động cho vay của ACB - CNHN vẫn là chủ yếu, chiếm: 81% tổng thu nhập và một tỷ lệ tương đương trong tổng tài sản có của ACB - CNHN. Trong tổng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng năm 2012 có xu hướng tăng lên do tốc độ gia tăng nợ xấu lớn hơn cả tốc độ tăng trưởng tắn dụng của chi nhánh .
Năm là, việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế nhằm phản ánh đúng thực trạng rủi
ro tắn dụng của chi nhánh còn chưa đạt yêu cầu. Thứ nhất, sức ép áp dụng chuẩn mực quốc tế để tắnh tỷ lệ nợ xấu gần như không có. Thứ hai, nguyên tắc trong Basel II chưa thực sự tập trung. Chi nhánh chưa thực hiện triệt để các nguyên tắc mà chỉ thực hiện khá máy móc là thực hiện được hệ số an toàn vốn theo yêu cầu của Thông tư 13. Trong khi đó 3 nguyên tắc chắnh của Basel II, toàn hệ thống ngân hàng Á Châu mới chỉ thực hiện được việc duy trì một lượng vốn đủ lớn để trang trải cho các hoạt động chịu rủi ro của mình, bao gồm rủi ro tắn dụng,rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp theo nguyên tắc 1. Nguyên tắc 3 là phải công khai thông tin một cách thắch đáng theo nguyên tắc thị trường thì ACB - CNHN thực hiện còn có sự châm trễ về thời gian. Nguyên tắc 2 về việc đảm bảo các nguyên tắc rà soát tắn dụng thực hiện quá sơ sài.
Sáu là, các điều kiện cầm cố, thế chấp xuất hiện phổ biến và thị trường liên ngân hàng rơi vào tình trạng Ộđóng băngỢ. Khi thị trường tiền tệ quá khó khăn, các ngân hàng vay mượn trên thị trường liên ngân hàng cũng đòi hỏi TSĐB. Việc này không phản ánh đúng cung - cầu vốn khi mà phạm vi lẫn quy mô của thị trường bị thu hẹp
Khóa luận tốt nghiệp
do các ngân hàng hạn chế cho vay và tập trung thu hồi nợ liên ngân hàng đã khiến khối lượng giao dịch sụt giảm.
Bảy là, ACB - CNHN chưa nhận được sự đóng góp ý từ nhân viên trong hệ thống
về ý tưởng kinh doanh, phát triển khách hàng một cách sáng tạo và nhiệt tình. Chủ yếu là do bộ máy chuyên môn hóa cao, chỉ có Ban Phát triển khách hàng chiến lược chịu trách nhiệm, nhân viên các bộ phận khác chưa có sự khuyến khắch để đóng góp ý kiến.
b. Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, hiểu biết căn kẽ pháp luật và khả năng ứng biến trước những tình huống bất ngờ của cán bộ nhân viên tại các PGD. Chuyên viên QHKH thiếu sự hiểu biết toàn diện về các quy định pháp luật để tránh những vấn đề có thể phát sinh liên quan những quy định pháp lý còn chưa thống nhất.
Thứ hai, ACB - CNHN chưa có hệ thống giám sát tài chắnh - ngân hàng hoàn
thiện và riêng biệt nhằm đáp ứng về cơ bản những chuẩn mực quốc tế từ Basel I cho tới Basel II. Hoạt động phân tắch rủi ro tắn dụng còn sơ sài, hoạt động tắnh toán các hệ số an toàn vốn thì do Ủy ban về vấn đề rủi ro AMC kiêm nhiệm luôn cùng các rủi ro khác như rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường. Chưa có sự phân tách rạch ròi nên hoạt động thiết lập hệ thống giám sát này vẫn còn chậm chạp, kém hiệu quả. Bên cạnh đó là thiếu nguồn nhân lực có trình độ để đảm nhiệm bộ phận khó này.
Thứ ba, ACB - CNHN chưa có bộ phận chuyên trách về việc thống kê thông tin.
Nguồn thông tin này phải tổng hợp các số liệu tài chắnh của ngành kinh tế, những số liệu có thể liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới bất kỳ khách hàng nào, giúp các ngân hàng có nguồn số liệu dồi dào căn cứ để so sánh và đánh giá chắnh xác hiện trạng các doanh nghiệp.
Thứ tư, khâu bảo hiểm tắn dụng vẫn chưa được sử dụng linh hoạt nhằm giảm
thiểu rủi ro tắn dụng.
Nguyên nhân khách quan :
Thứ nhất, hệ thống văn bản pháp luật có nhiều tranh cãi. Sự chồng chéo giữa các
quy định khiến hoạt động tắn dụng gặp nhiều khó khăn trong nhiều vấn đề, nổi bật như: phát mại bán đấu giá tài sản đảm bảo của NHTM; các trường hợp vô hiệu hóa hợp đồng tắn dụng hợp đồng kinh tế; tắnh trách nhiệm của các cấp các ngành trong việc xử lý tài sản thế chấp của NHTM và quy định rõ thời gian thủ tục xử lý các
Khóa luận tốt nghiệp
trường hợp này; vấn đề giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; một số loại đất đai mà các cơ quan địa chắnh ở địa phương không cho phép đăng kắ giao dịch đảm bảo; vấn đề lưu thông kỳ phiếu thương mại còn nhiều vấn đề bất cập.
Thứ hai, môi trường kinh tế bất ổn, các doanh nghiệp gặp khó khăn. Minh chứng
cho điều này là số lượng doanh nghiệp giải thể quá lớn. Một là, việc cho vay chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo, trong khi thị trường bất động sản và thị trường hàng hóa chưa phát triển và có nhiều biến động. Hai là, do sức ép cạnh tranh và cơ chế khoán trong kinh doanh dẫn tới nhiều trường hợp nới lỏng điều kiện vay vốn để giành giật khách hàng, cho vay không đáp ứng đầy đủ các điều kiện vay vốn. Công tác thẩm định dự án đầu tư cho vay không tốt, qua loa và có nhiều trường hợp có hành vi gian lận. Ba là, nhiều nợ xấu phát sinh do việc chậm cấp ngân sách Nhà nước để giải ngân cho các dự án, đặc biệt là các dự án xây dựng cơ bản dẫn tới nợ đọng vốn của ngân hàng.
Thứ ba, cơ chế chắnh sách, môi trường vĩ mô chưa phát triển. Cơ chế và chắnh
sách quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước đang trong quá trình đổi mới và hoàn thiện. Môi trường vĩ mô chưa thông thoáng, thiếu tắnh ổn định. Các chắnh sách liên quan đến hoạt động của Ngân hàng như: chắnh sách thắt chặt tiền tệ, chắnh sách thuếẦ hay thay đổi ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống Ngân hàng nói chung và của Chi nhánh nói riêng. Bên cạnh đó, nhiều quy định pháp lý hiện nay còn rườm rà, rắc rối, việc tuyên truyền pháp luật lại rất hạn chế khiến cho Ngân hàng khó khăn trong việc thực thi nhiệm vụ.
Thứ tư, hệ thống thông tin số liệu từ trung tâm CIC còn chưa hiệu quả về chất
lượng và số lượng.
Thứ năm, việc tùn thủ theo các chuẩn mực Basel II rất khó khăn và tốn chi phắ.