Hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn, tư vấn cho khách hàng trong hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp á châu - chi nhánh hà nội (Trang 73 - 74)

B ảng 2.3: Tình hình cấp tắn dụng theo loại khách hàng năm

3.2.3.Hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn, tư vấn cho khách hàng trong hoạt động kinh doanh

động kinh doanh

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, khi DN gặp vấn đề khó khăn, ngân hàng cần trao đổi, tìm hiểu nguyên nhân, đưa ra ý kiến tư vấn và giúp đỡ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn (cơ cấu lại nợ, giảm miễn lãi). Giúp đỡ khách hàng không rơi vào thua lỗ đồng nghĩa với việc ngân hàng đang tự giúp mình tránh rủi ro không thu hồi được vốn tắn dụng đã cấp.

Sau một thời gian dài nền kinh tế nước ta gặp khó khăn do nội tại và do ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới, tình hình tài chắnh của nhiều doanh nghiệp xấu đi nghiêm trọng, không đáp ứng đủ điều kiện để vay vốn ngân hàng, trong khi các ngân hàng thận trọng hơn trong chủ trương cấp tắn dụng.

Khảo sát của Ủy ban Giám sát Tài chắnh Quốc gia cho thấy, nhiều doanh nghiệp đang phải đối mặt với gánh nặng chi phắ đầu vào gia tăng và chi phắ tài chắnh do lãi suất vay quá cao. Tỷ lệ chi phắ lãi vay/ giá thành của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán đã tăng từ 2,93% năm 2011 lên 3,61% năm 2012. Tương ứng, tỷ lệ chi phắ tài chắnh/ giá thành tăng 4,72% lên 5,56%. Lãi suất tại Việt Nam đang cao hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực. Lãi suất cho vay bình quân tại Ấn Độ chỉ khoảng 10%, Philippines 7,3%, Thái Lan 6,9%, Trung Quốc 6,6%, Singapore 5,4%... Nếu giả định yếu tố khác không đổi, giá thành các sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam cao hơn so với Ấn Độ là 2%, với Thái Lan là 2,51%, Trung Quốc là 2,6%, so với Singapore cao hơn là 2,8%... Chi phắ tài chắnh quá cao, do lãi suất cao, không những làm giảm lợi nhuận mà còn giảm khả năng hồi phục của doanh nghiệp, đồng thời làm giảm lợi thế so sánh khi giá sản phẩm cao hơn các DN của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Học tập từ kinh nghiệm của một số ngân hàng lớn của Mỹ (vắ dụ: JPMorgan, Bank of America...) trong việc hỗ trợ khách hàng của ngân hàng như hành động nỗ lực hỗn các vụ tịch thu tài sản để trả nợ và nỗ lực làm việc với các khách hàng để họ vẫn có thể trả tiền cho ngân hàng. Các biện pháp phổ biến là hỗ trợ khách hàng bằng cách giảm lãi suất và giảm giá trị các khoản chi trả để người vay tiền vốn có thể trả tiền và Ộkhông bị ném ra khỏi nhàỢ (nếu dùng nhà để thế chấp cho khoản vay).

Khóa luận tốt nghiệp

Cần cân nhắc cơ chế linh hoạt về giải pháp cho vay đối với các doanh nghiệp có tiềm năng nhưng đang phát sinh nợ quá hạn do chịu tác động của bất ổn định kinh tế vĩ mô được tiếp tục vay vốn. Nên ưu tiên tắn dụng cho lĩnh vực xuất khẩu, nông nghiệp, nông thôn, xem xét cho khoanh nợ đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất thiết yếu, tạo điều kiện để doanh nghiệp có đủ điều kiện tiếp cận vốn tắn dụng ngân hàng. Đối với thị trường BĐS, nên có chắnh sách cho vay ưu đãi, hỗ trợ người có nhu cầu mua nhà để ở hơn là hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản vì thị trường BĐS Việt Nam luôn có sự khác biệt với thị trường BĐS các nước khác.

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp á châu - chi nhánh hà nội (Trang 73 - 74)