Giải pháp để nâng cao tuổi thọ, sức khoẻ

Một phần của tài liệu nghiên cứu chất lượng cuộc sống của dân cư vùng đông bắc việt nam (Trang 120 - 134)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.3. Giải pháp để nâng cao tuổi thọ, sức khoẻ

Nhằm nâng cao tuổi thọ trung bình cho người dân địa phương thì chính sách về sức khoẻ phải phù hợp và có hiệu quả:

- Cơ quan dân số và kế hoạch hoá gia đình các tỉnh có chính sách tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, duy trì mức sinh hợp lý để có cơ cấu dân số đảm bảo cho sự phát triển kinh tế xã hội nhanh và bền vững. Xây dựng và mở rộng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho con người, có chính sách phúc lợi xã hội phù hợp, các ngành y tế có sự hỗ trợ cho các gia đình bị mắc bệnh hiểm nghèo, các cụ già lúc ốm đau...

- Tăng cường tuyên truyền, hỗ trợ nâng cao sức khoẻ thể chất, trí tuệ và tinh thần cho nhân dân, tư vấn cách phòng chống các bệnh truyền nhiễm trong cuộc sống, giúp cho mọi người có ý thức trách nhiệm với bản thân và trách nhiệm với sự sống của cộng đồng, xã hội.

- Đẩy mạnh việc tiếp cận nước sạch, vệ sinh môi trường. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ để các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào khó khăn có nước sử dụng quanh năm, đặc biệt là nước sạch. Vận động người dân chuyển khu chăn nuôi xa nơi ở, xây dựng nhà vệ sinh và có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh nơi ở.

- Đào tạo và cung cấp thiết bị cho các trung tâm tư vấn, các dịch vụ cá nhân đảm bảo về mặt pháp lý và an toàn tính mạng cho người dân khi đến các cơ sở y tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chú trọng đến công tác chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi ; khuyến khích các tổ chức xã hội, các cá nhân tham gia phụng dưỡng chăm sóc người già, nhất là những người trong diện chính sách đặc biệt, có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn không nơi nương tựa.

- Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ y tế chăm sóc sức khoẻ cho người dân như: xây dựng các cơ sở khám chữa bệnh, nâng cấp các bệnh viện nhỏ thành các bệnh viện có quy mô lớn, các xã huyện phải có các trạm y tế để khám chữa bệnh kịp thời cho người dân. Nâng cao hiệu quả, chất lượng khám chữa bệnh để mọi người được khám chữa bệnh công bằng, đảm bảo có một cuộc sống dài lâu, khoẻ mạnh.

3.2.4. Phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, tăng cƣờng giao lƣu, nâng cao đời sống văn hoá cộng đồng các dân tộc vùng Đông Bắc

- Phát huy bản sắc văn hoá các tộc người:

+ Phát huy bản sắc văn hoá tộc người, dòng họ, cộng đồng, khắc phục những hủ tục lạc hậu và tiêu cực. Các tộc người sống ở vùng Đông Bắc rất đa dạng, giàu về bản sắc văn hoá do đó cần phát huy những giá trị tốt đẹp, thay đổi những thói quen xấu cản trở sự phát triển. Thực tiễn đã khẳng định lối sống văn hoá tác động rất nhiều đến trình độ phát triển. Ví dụ việc thay đổi quan niệm và giáo dục cho đồng bào người Mông ở miền núi phá bỏ cây thuốc phiện, chuyển sang trồng cây ăn quả, trồng ngô, chăn nuôi gia súc đã đem lại hiệu quả trong đời sống xã hội cho đồng bào, góp phần xoá đói giảm nghèo và giảm bớt các tệ nạn xã hội.

+ Giữ gìn và phát huy các giá trị tích cực của kiến thức bản địa trong tập quán sản xuất và sinh hoạt. Tích cực bồi dưỡng, phổ biến cho người dân những kiến thức bản địa của các dân tộc trong việc quản lý, sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Điều này sẽ giúp các thành viên của cộng đồng nhận thức tốt hơn về giá trị các kinh nghiệm và văn hoá bản địa vốn có của họ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Tăng cường giao lưu văn hoá giữa các tỉnh trong vùng và giữa vùng với các vùng khác. Nhà nước cần có sự hỗ trợ để các cán bộ quản lý, các già làng, trưởng bản được thường xuyên tham quan học hỏi kinh nghiệm từ các địa phương khác để áp dụng cho địa phương mình. Hiện nay sự chia sẻ kinh nghiệm của người Kinh với các dân tộc ít người về cách làm kinh tế, mô hình trang trại VAC, RVAC,… buôn bán giao thương ở các khu vực cửa khẩu đã có tác động tích cực đến lối sống và thu nhập cho người dân một số tỉnh vùng cao như Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng…

- Tăng cường tiếp cận và hưởng thụ các giá trị văn hoá:

+ Tăng cường vai trò của Nhà nước trong việc nâng cao mức sống văn hoá của người dân, đặc biệt là các cộng đồng sống ở vùng núi cao. Những cộng đồng này thường sống biệt lập, ít thông hiểu Tiếng Việt và không có điều kiện tiếp cận các dịch vụ văn hoá, mức hưởng thụ thấp. Do vậy, tăng cường các kênh thông tin qua đài, vô tuyến là hết sức quan trọng.

+ Tổ chức các lễ hội ở địa phương giúp người dân có ý thức giữ gìn văn hoá truyền thống và giao lưu giữa các dân tộc… Tổ chức các rạp chiếu bóng lưu động, xây dựng nhà văn hoá cho người dân.

Ngoài ra, Đông Bắc là vùng có nhiều cộng đồng dân tộc sống ở các vùng sâu, vùng xa dễ bị ảnh hưởng bởi những hoạt động truyền đạo, xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, gây bất ổn về chính trị, xã hội. Việc tuyên truyền, giáo dục ý thức và tinh thần yêu nước của người dân thông qua các cán bộ huyện, xã, các già làng, trưởng bản là hết sức cần thiết. Có thể nói, phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, tăng cường hưởng thụ văn hoá, đẩy lùi các tệ nạn xã hội là con đường tích cực để nâng cao CLCS cho nhân dân.

3.2.5. Xây dựng các dự án, chƣơng trình phát triển bền vững cho vùng Đông Bắc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trên cơ sở các giải pháp, có thể xây dựng các dự án, chương trình phát triển vùng Đông Bắc và các tỉnh theo các hướng sau:

- Xây dựng và triển khai chương trình phát triển nguồn nhân lực chuyên môn và cán bộ quản lý cho vùng: Củng cố các trường nội trú cấp tỉnh và xây dựng các trường bán trú tại các huyện, chuẩn bị nguồn nhân lực đào tạo ở các cấp cao hơn theo chương trình cử tuyển, tạo nguồn cán bộ dân tộc thiểu số. Có chế độ ưu đãi phù hợp thu hút lao động có tay nghề và trình độ từ các nơi khác về làm việc lâu dài, cống hiến và đóng góp cho sự phát triển của vùng trong tương lai.

- Xây dựng dự án hỗ trợ phát triển KT - XH mang tính tổng hợp theo các lĩch vực như xoá đói, giảm nghèo, hỗ trợ vay vốn, phát triển y tế, giáo dục; chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật giữa các vùng miền.

- Đối với việc phát triển cộng đồng các dân tộc thì điều quan trọng nhất là nâng cao chất lượng cuộc sống. Vì vậy cần phải xây dựng và triển khai các chương trình phát triển hạ tầng giao thông, viễn thông, điện nước cho người dân trong vùng. Chính phủ cần quan tâm, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đi trước một bước trong kế hoạch phát triển KT - XH vùng Đông Bắc.

- Các chương trình của Chính phủ dành cho các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa đang tiến hành trên địa bàn như Chương trình 134,135,327… cần tính đến các yếu tố đặc thù về tự nhiên và văn hoá, xã hội, tập quán sinh sống và trình độ dân cư của vùng để phục vụ tích cực cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Các dự án và chương trình đều phải tăng cường và bổ sung thành tố nâng cao kiến thức, chuyển giao kỹ thuật kết hợp cho vay vốn sản xuất và đổi mới năng lực quản lý mới có thể đem lại hiệu quả và cải thiện chất lượng cuộc sống cho nhân dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư nói chung và chất lượng nguồn nhân lực nói riêng luôn là nhiệm vụ và mục tiêu then chốt của Đảng và Nhà nước ta trong chiến lược phát triển KT - XH thời kỳ đổi mới. Qua những chỉ tiêu cơ bản đã phân tích trong phần thực trạng có thể nhận thấy CLCS của dân cư vùng Đông Bắc hiện nay vẫn còn ở mức thấp so với các vùng khác trên cả nước và có sự phân hoá khá rõ nét giữa các tỉnh trong vùng. Để nâng cao hơn nữa CLCS cho dân cư và giảm bớt khoảng cách chênh lệch giàu nghèo cần có một số giải pháp thiết thực dành cho vùng đó là:

- Tiếp tục đẩy mạnh việc phát triển kinh tế dựa trên lợi thế của từng tỉnh để tạo việc làm, tăng thu nhập góp phần xoá đói, giảm nghèo nâng cao CLCS cho nhân dân.

- Coi giáo dục là một trong những chính sách trọng tâm then chốt của sự nghiệp phát triển KT - XH, nâng cao trình độ văn hoá và cải thiện mức sống cho người dân.

- Mở rộng mạng lưới cơ sở y tế, đào tạo đội ngũ cán bộ nhằm đẩy mạnh chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng.

- Từng bước nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần cho nhân dân các dân tộc vùng Đông Bắc.

- Thực hiện nghiêm túc và hiệu quả các chương trình phát triển bền vững cho vùng trong thời gian tới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN

Chất lượng cuộc sống là một khái niệm rất phức tạp và thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của lịch sử và nhận thức của con người. Nó có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển kinh tế, sự tác động của dân cư, tài nguyên và môi trường sống. Nâng cao CLCS cho người dân luôn là mục tiêu cơ bản, là cái đích vươn tới của mọi quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Để phản ánh CLCS cần có một hệ thống đồng bộ các chỉ tiêu, trong đó có những chỉ tiêu cơ bản như: HDI, GDI, GDP/người, y tế, giáo dục, văn hoá xã hội. Thông qua việc phân tích, đánh giá những điều kiện và thực trạng CLCS vùng Đông Bắc trong thời gian qua, có thể rút ra một số kết luận sau:

1. Đông Bắc là vùng vị trí chiến lược cả về chính trị lẫn an ninh quốc phòng đồng thời cũng có nhiều thế mạnh về tự nhiên, dân cư cho việc phát triển KT - XH. Đây cũng là nơi có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống với những giá trị văn hoá đặc thù tạo nên một nền văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam. Tất cả đã tạo ra những lợi thế quan trọng để đảm bảo cho sự phát triển con người và nâng cao CLCS cho nhân dân.

2. Trong những năm qua nhờ có những chủ trương, chính sách thiết thực của Đảng và Nhà nước cùng với những cố gắng phát huy nội lực của vùng, Đông Bắc đã gặt hái được nhiều thành quả đáng khích lệ: quy mô GDP toàn vùng ngày một tăng lên kéo theo sự gia tăng của GDP bình quân trên đầu người, cơ cấu kinh tế cũng đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ lệ nhập học các cấp và tỷ lệ biết chữ của người dân không ngừng được nâng cao, tuổi thọ trung bình gia tăng; công tác xoá đói giảm nghèo đang từng bước thu được hiệu quả; các điều kiện về nhà ở, nước sạch, vệ sinh môi trường… luôn được quan tâm và nhận được sự hỗ trợ, đầu tư từ phía chính quyền các cấp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhờ đó mà chất lượng cuộc sống của dân cư cũng dần được cải thiện đáng kể. 3. Song bên cạnh đó, CLCS vẫn có sự phân hoá giữa các tỉnh trong vùng và thứ bậc so sánh của vùng trên cả nước vẫn chưa có sự thay đổi. Các tỉnh vùng đồng bằng, trung du (như Quảng Ninh, Thái Nguyên, Phú Thọ) nhờ có vị trí địa lý và giao thông thuận tiện, cơ sở hạ tầng ngày càng được mở rộng nên KT - XH đang ngày một phát triển giúp cho mức sống của người dân cũng được nâng cao. Trái lại, những tỉnh thuộc miền núi cao, giao thông đi lại khó khăn, cơ sở hạ tầng thiếu thốn lại là địa bàn tập trung đông của đồng bào các dân tộc thiểu số, trình độ phát triển KT - XH còn bị hạn chế nên CLCS thấp, mức độ phân hoá giàu nghèo lớn và tình trạng bất bình đẳng giữa nam và nữ vẫn tồn tại khá phổ biến.

4. Trong thời gian tới, vùng cần tiếp tục thực hiện những định hướng và giải pháp một cách đồng bộ và hiệu quả hơn nữa, nêu cao vai trò của nhân tố con người ở vị trí trung tâm của mọi sự phát triển; coi trọng giáo dục để từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển KT - XH bền vững; thực hiện xoá đói giảm nghèo, cải thiện mức thu nhập để người dân có thêm nhiều cơ hội mở rộng các giá trị vật chất, tinh thần, văn hoá - xã hội, có điều kiện được chăm sóc sức khoẻ một cách tốt nhất. Có như vậy, CLCS của nhân dân các dân tộc trong vùng sẽ ngày một tiến bộ, khoảng cách chênh lệch giàu - nghèo giữa các tỉnh trong vùng và giữa vùng với các vùng khác cũng sẽ được thu hẹp lại. Chắc chắn rằng trong một tương lai không xa, vùng Đông Bắc sẽ ngày càng vững mạnh về mọi mặt, đời sống của đại bộ phận dân cư sẽ có nhiều khởi sắc và góp phần không nhỏ vào những thành tựu phát triển chung của đất nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Vân Anh (chủ nhiệm đề tài) (2010), Nghiên cứu và đánh giá chỉ số

phát triển con người - HDI ở tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo tổng kết đề tài

KH & CN cấp Bộ, Trường ĐHSP Thái Nguyên.

2. Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương (2009), Báo cáo

tổng điều tra dân số và nhà ở 1 - 4 - 2009, Hà Nội.

3. PGS.TS Đặng Quốc Bảo (chủ biên) (2008), Nghiên cứu chỉ số phát triển

con người - HDI của Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, HN.

4. Đảng cộng sản Việt Nam (2001, 2006, 2011), Văn kiện đại hội đại biểu

toàn quốc lần thứ IX, X, XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5. Hà Thuý Lan (2005), Phân tích chất lượng cuộc sống dân cư huyện Phổ Yên, Luận văn tốt nghiệp Địa lý học, ĐHSP Thái Nguyên.

6. PGS.TS Phạm Thành Nghị (chủ biên) (2010), Phát triển con người vùng

Tây Bắc nước ta, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

7. TS. Dương Quỳnh Phương (2010), Cộng đồng các dân tộc với việc sử dụng

tài nguyên thiên nhiên vì mục tiêu phát triển bền vững, Nxb Văn hoá

dân tộc, Hà Nội.

8. Quy hoạch chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 1 số tỉnh vùng Đông Bắc giai đoạn 2011 - 2020.

9. PGS.TS Hồ Sĩ Quý (chủ biên) (2007), Con người và phát triển con người

ở Hoà Bình - Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội,

Hà Nội.

10. R.C Sharma (1990), Dân số - Tài nguyên - Môi trường và Chất lượng

cuộc sống, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

11. GS.TS Lê Thông (chủ biên) (2004), Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam, Nxb ĐHSP Hà Nội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu nghiên cứu chất lượng cuộc sống của dân cư vùng đông bắc việt nam (Trang 120 - 134)