7. Cấu trúc của luận văn
2.2.3. Chỉ số tuổi thọ trong HDI
Chỉ số tuổi thọ được coi là một trong ba thành phần cơ bản của HDI vì nhìn từ quan điểm phát triển con người, khả năng và cơ hội có được một cuộc sống dài lâu, khoẻ mạnh được thể hiện trước hết ở tuổi thọ trung bình.
Chỉ số tuổi thọ (Ituổi thọ) được xác định bởi công thức tính trong Báo cáo phát triển con người của UNDP và Việt Nam như sau:
Xtuổi thọ thực - Xtuổi thọ min I tuổi thọ =
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Với:
- Ituổi thọ là chỉ số thành phần tuổi thọ bình quân - Xtuổi thọ thực là mức độ thực tế của tuổi thọ bình quân
- Xtuổi thọ min là mức độ tối thiểu đạt được của tuổi thọ bình quân (theo UNDP là 25 tuổi)
- Xtuổi thọ max là mức độ tối đa đạt được của tuổi thọ bình quân (theo UNDP là 85 tuổi)
Bảng 2.6. Chỉ số tuổi thọ các tỉnh vùng Đông Bắc 1999 - 2009
STT Địa phƣơng Tuổi thọ trung bình Chỉ số tuổi thọ (Ituổi thọ) 1999 2009 1999 2009 1 Hà Giang 58,8 66,3 0,56 0,69 2 Cao Bằng 62,4 68,7 0,62 0,73 3 Bắc Kạn 66,6 71,5 0,69 0,77 4 Tuyên Quang 66,8 71,5 0,70 0,77 5 Lào Cai 66,0 66,8 0,68 0,69 6 Yên Bái 67,2 68,7 0,70 0,73 7 Thái Nguyên 69,6 73,3 0,74 0,80 8 Lạng Sơn 65,2 71,5 0,67 0,77 9 Quảng Ninh 71,1 72,8 0,77 0,79 10 Bắc Giang 67,4 72,4 0,71 0,79 11 Phú Thọ 71,0 71,8 0,77 0,78 Toàn vùng 68,2 70,5 0,72 0,76
Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán từ số liệu của [16] & [19]
Qua bảng trên có thể thấy:
- Tuổi thọ trung bình của người dân tăng lên theo thời gian, từ năm 1999 đến 2009, tuổi thọ trung bình toàn vùng tăng từ 68,2 lên 70,5 tuổi. Điều này phù hợp với xu thế chung và cũng phần nào phản ánh đời sống, sức khoẻ của người dân đã từng bước được cải thiện. Nếu như năm 1999, những tỉnh có tuổi thọ trung bình trên 70 tuổi chỉ có 2/11 tỉnh thì đến 2009 là 7/11 tỉnh. Thái Nguyên có tuổi thọ trung bình cao nhất với 73,3 tuổi (năm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2009) cao hơn so với mức trung bình của cả nước (72,8 tuổi). Kế đến là Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ… Còn lại 4 tỉnh có tuổi thọ trung bình dưới 70 tuổi là Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái và Cao Bằng.
- Chỉ số tuổi thọ cũng dần được nâng lên, năm 1999 chỉ số tuổi thọ thấp nhất là của Hà Giang với 0,56 thì đến năm 2009 không còn tỉnh nào có chỉ số dưới 0,60. Đặc biệt, Thái Nguyên là tỉnh có nhiều nỗ lực trong việc nâng cao chỉ số tuổi thọ và đã vươn lên dẫn đầu toàn vùng (từ 0,74 => 0,80). Cụ thể năm 2009 có sự phân hoá thành các mức như sau:
- Nhóm 1 (Ituổi thọcao > 0,75) bao gồm các tỉnh Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Bắc Kạn.
- Nhóm 2 (Ituổi thọTB từ 0,70 - 0,75) bao gồm 2 tỉnh Yên Bái, Cao Bằng - Nhóm 3 (Ituổi thọthấp < 0,70) là Lào Cai và Hà Giang.
Như vậy, các tỉnh có tuổi thọ trung bình và chỉ số tuổi thọ cao hầu hết đều là những địa phương có chỉ số GDP/người cao thể hiện mức sống khá hơn và người dân có điều kiện được chăm sóc sức khoẻ tốt hơn. Ngược lại, Hà Giang vẫn là tỉnh có chỉ số tuổi thọ ở mức thấp so với toàn vùng và trong cả nước do điều kiện kinh tế còn khó khăn và các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ còn thiếu thốn. Riêng Lào Cai, do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan nên mặc dù chỉ số GDP tương đối khá song nhiều người dân ở các vùng sâu, vùng xa chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với các dịch vụ tốt hơn nên tuổi thọ trung bình toàn tỉnh vẫn chưa được cải thiện rõ nét.