Chỉ số nghèo khổ tổng hợp(HPI) và chỉ số phát triển giới (GDI)

Một phần của tài liệu nghiên cứu chất lượng cuộc sống của dân cư vùng đông bắc việt nam (Trang 91 - 93)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.5.1. Chỉ số nghèo khổ tổng hợp(HPI) và chỉ số phát triển giới (GDI)

Bảng 2.10. Chỉ số HPI và GDI của cả nƣớc và các vùng giai đoạn 1999 - 2004 Địa bàn Chỉ số HPI Chỉ số GDI 1999 2004 1999 2004 Cả nước 21,1 15,1 - 0,726 Đông Nam Bộ 13,4 9,6 0,752 0,778 ĐB sông Hồng 14,6 8,4 0,726 0,757 DH Nam Trung Bộ 18,5 13,8 0,669 0,722 Bắc Trung Bộ 20 15,8 0,658 0,704

ĐB sông Cửu Long 30,7 20,1 0,668 0,702

Tây Nguyên 26,8 20,5 0,599 0,645 Tây Bắc 36,2 32,7 0,559 0,609 Đông Bắc 22,2 18,6 0,638 0,684 - Hà Giang 40,1 34,2 0,503 0,567 - Cao Bằng 38,7 32,9 0,573 0,638 - Bắc Kạn 35,9 30,9 0,595 0,651 - Tuyên Quang 24 16,9 0,625 0,672 - Lào Cai 37,3 33,1 0,561 0,619 - Yên Bái 25,9 21,2 0,616 0,651 - Thái Nguyên 15,5 13,1 0,666 0,703 - Lạng Sơn 32,7 24,2 0,634 0,678 - Quảng Ninh 16,6 11,8 0,708 0,747 - Bắc Giang 17,5 13,3 0,642 0,680 - Phú Thọ 16,8 11,1 0,679 0,704 Nguồn: [22]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua bảng số liệu có thể nhận thấy chỉ số HPI của vùng Đông Bắc khá cao xếp ở vị trí thứ 4/8 vùng, tương ứng là 22,2 năm 1999 (gấp 1,05 lần so với cả nước và 1,7 lần so với chỉ số thấp nhất của Đông Nam Bộ) và 18,6 năm 2004 (gấp 1,23 lần cả nước và 2,2 lần so với chỉ số thấp nhất của Đồng bằng sông Hồng). Chỉ số HPI cao không phải là một điều đáng mừng bởi đây là chỉ số phản ánh sự thiếu thốn, bần hàn hay nói cách khác là không có khả năng đảm bảo được ba khía cạnh cơ bản trong cuộc sống con người (không có một cuộc sống dài lâu, khoẻ mạnh; thiếu thốn về tri thức và mức sống thấp). Chỉ số HPI được tính tổng hợp từ tỷ lệ người dân không kỳ vọng sống quá 40 tuổi, tỷ lệ người lớn mù chữ, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi thiếu cân, suy dinh dưỡng và tỷ lệ người dân không được tiếp cận với các nguồn nước sạch. Do đó HPI càng cao thì mức độ nghèo khổ sẽ càng trầm trọng và ngược lại. Mặc dù trong giai đoạn 1999 - 2004, HPI của vùng đã có xu hướng giảm song vẫn chưa thay đổi được thứ hạng so với các vùng khác trên cả nước.

Giữa các tỉnh trong vùng cũng có sự khác biệt lớn về chỉ số HPI. Những tỉnh có chỉ số HPI cao là Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai; những tỉnh có chỉ số HPI thấp là Thái Nguyên, Quảng Ninh và Phú Thọ. Chênh lệch giữa tỉnh có HPI cao nhất và thấp nhất năm 1999 là 2,6 lần còn năm 2004 là 3,1 lần, như vậy là khoảng cách và sự phân hoá giữa các tỉnh trong vùng về mức độ nghèo khổ tổng hợp đang ngày một lớn dần cho thấy những khó khăn và thách thức mà vùng Đông Bắc phải đối mặt trong việc cải thiện CLCS cho người dân trong thời gian tới.

Về chỉ số GDI, đây là thước đo phản ánh sự bất bình đẳng giữa nam và nữ trên cơ sở đánh giá sự phát triển chung của con người theo các yếu tố thu nhập, tri thức và tuổi thọ. Cũng tương tự như HDI, nếu chỉ số GDI càng cao sẽ phần nào thể hiện được sự tiến bộ trong xã hội hay nói cách khác là sự bình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực đời sống ngày càng lớn và ngược lại. Trong giai đoạn 1999 - 2004, theo xu thế chung giống như các vùng khác trên cả nước, GDI của vùng đã tăng 1,1 lần (từ 0,638 lên 0,684) chứng tỏ tình trạng bình đẳng giới trong xã hội của vùng cũng đang được cải thiện từng ngày. Tuy nhiên, chỉ số này vẫn ở mức thấp xếp thứ 6/8 vùng của cả nước (đứng trên Tây Nguyên và Tây Bắc). Quảng Ninh là tỉnh có chỉ số GDI cao nhất (với 0,708 năm 1999 và 0,747 năm 2004) còn Hà Giang tiếp tục là tỉnh có chỉ số thấp nhất (với 0,503 năm 1999 và 0,567 năm 2004).

Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy có một mối quan hệ khá mật thiết giữa các chỉ số HDI, HPI và GDI. Đông Bắc có vị trí xếp hạng trên cả nước về chỉ số HDI và GDI rất trùng khớp từ năm 1999 cho đến nay bên cạnh chỉ số HPI còn khá cao, phản ánh đúng thực trạng phát triển kinh tế của vùng cũng như đời sống văn hoá xã hội của người dân còn gặp không ít khó khăn so với các vùng khác như Đông Nam Bộ hay Đồng bằng sông Hồng. Những tỉnh có HDI cao của vùng cũng là những tỉnh có GDI cao và kiểm soát được HPI ở mức thấp (điển hình là Quảng Ninh, Thái Nguyên, Phú Thọ); và ngược lại những tỉnh có HPI cao sẽ đồng nghĩa với chỉ số HDI thấp và tình trạng bất bình đẳng giới còn tồn tại khá phổ biến trong xã hội.

Một phần của tài liệu nghiên cứu chất lượng cuộc sống của dân cư vùng đông bắc việt nam (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)