7. Cấu trúc của luận văn
2.2.4. Thực trạng CLCS qua chỉ số HDI
Từ kết quả tính toán các chỉ số thành phần (thu nhập, giáo dục, tuổi thọ), áp dụng công thức về tính chỉ số HDI, thu được bảng kết quả như sau:
Bảng 2.7. HDI và các chỉ tiêu thành phần của cả nƣớc, các vùng giai đoạn 1999 - 2009 Địa bàn Năm 1999 Năm 2009 Xếp hạng HDI IGDP Igiáo dục Ituổi thọ Chỉ số HDI IGDP Igiáo dục Ituổi thọ Chỉ số HDI
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Cả nước 0,49 0,83 0,76 0,696 0,58 0,87 0,80 0,750 - Đông Bắc 0,37 0,83 0,72 0,640 0,52 0,86 0,76 0,713 6 Tây Bắc 0,32 0,69 0,68 0,564 0,48 0,74 0,71 0,643 8 ĐB sông Hồng 0,46 0,89 0,81 0,723 0,60 0,91 0,82 0,777 2 Bắc Trung Bộ 0,37 0,86 0,75 0,662 0,50 0,89 0,76 0,716 5 Duyên hải Nam Trung Bộ 0,42 0,85 0,76 0,676 0,55 0,88 0,79 0,740 3 Tây Nguyên 0,40 0,77 0,64 0,604 0,53 0,83 0,73 0,696 7 Đông Nam Bộ 0,61 0,85 0,80 0,751 0,70 0,88 0,84 0,806 1 ĐBS.Cửu Long 0,45 0,79 0,77 0,669 0,56 0,83 0,81 0,733 4
Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán theo số liệu của [16] & [19]
Qua bảng số liệu có thể nhận thấy: HDI và các chỉ tiêu thành phần của cả nước và các vùng đều tăng lên từ năm 1999 đến 2009, phản ánh thu nhập, mức sống cũng như điều kiện phát triển giáo dục và chăm sóc sức khỏe của người dân trên cả nước đang được cải thiện rõ rệt. Nếu như năm 1999, chỉ số HDI vẫn có mức dưới 0,600 thì năm 2009 tất cả các vùng đều ở trên mức 0,640. Trong vòng 10 năm, chỉ số tổng hợp HDI của nước ta đã tăng 1,1 lần (từ 0,696 => 0,750). Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng là những vùng có chỉ số HDI cao nhất, nhì so với các vùng khác (0,806 và 0,777 - năm 2009), phản ánh CLCS tốt và người dân có nhiều điều kiện tiếp cận hơn với các dịch vụ của cuộc sống. Mặc dù đã có sự cải thiện song Tây Bắc và Tây Nguyên vẫn là những vùng có chỉ số HDI thấp nhất (0,643 và 0,696 năm 2009); đây cũng là những vùng tập trung đông các dân tộc thiểu số, mức thu nhập thấp và các dịch vụ văn hoá, y tế chưa phát triển mạnh.
Đông Bắc giữ vị trí thứ 6/8 vùng trong bảng xếp hạng HDI (từ 0,640 năm 1999 lên 0,713 năm 2009, tăng 1,1 lần). Tình trạng tương tự cũng diễn ra với vị trí xếp hạng của các chỉ số thành phần như: chỉ số về thu nhập xếp vị trí thứ 6 (đạt giá trị 0,37 năm 1999 và 0,52 năm 2009); chỉ số giáo dục ở vị trí thứ 5 (đạt giá trị 0,83 năm 1999 và 0,86 năm 2009); chỉ số tuổi thọ xếp thứ 6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
(đạt giá trị 0,72 năm 1999 và 0,76 năm 2009). Trong ba chỉ số cấu thành nên HDI của vùng giai đoạn 1999 - 2009, chỉ số GDP có tốc độ tăng nhanh nhất (tăng 40%), tiếp sau là chỉ số tuổi thọ (tăng 5%) và cuối cùng là chỉ số giáo dục (tăng 4%).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 2.8. HDI và các chỉ tiêu thành phần của các tỉnh vùng Đông Bắc giai đoạn 1999 - 2009
Địa bàn Năm 1999 Năm 2009 IGDP Igiáo dục Ituổi thọ Chỉ số HDI IGDP Igiáo dục Ituổi thọ Chỉ số HDI Toàn vùng 0,37 0,83 0,72 0,640 0,52 0,86 0,76 0,713 Hà Giang 0,28 0,66 0,56 0,503 (11) 0,38 0,65 0,69 0,573(11) Cao Bằng 0,37 0,74 0,62 0,576 (9) 0,45 0,78 0,73 0,653 (9) Bắc Kạn 0,29 0,80 0,69 0,593 (8) 0,43 0,83 0,77 0,676 (7) Tuyên Quang 0,35 0,82 0,70 0,623 (6) 0,48 0,84 0,77 0,696 (6) Lào Cai 0,34 0,66 0,68 0,560 (10) 0,50 0,73 0,69 0,640(10) Yên Bái 0,34 0,79 0,70 0,612 (7) 0,44 0,80 0,73 0,657 (8) Thái Nguyên 0,36 0,88 0,74 0,660 (3) 0,52 0,90 0,80 0,740 (2) Lạng Sơn 0,39 0,83 0,67 0,630 (5) 0,51 0,85 0,77 0,710 (5) Quảng Ninh 0,47 0,87 0,77 0,703 (1) 0,59 0,89 0,79 0,756 (1) Bắc Giang 0,34 0,85 0,71 0,633 (4) 0,46 0,88 0,79 0,711 (4) Phú Thọ 0,38 0,88 0,77 0,676 (2) 0,47 0,89 0,78 0,713 (3)
Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán theo số liệu của [16] & [19]
Trong nội vùng Đông Bắc cũng có sự chênh lệch đáng kể về chỉ số HDI giữa các tỉnh. Trong giai đoạn 1999 - 2009, Quảng Ninh là tỉnh có chỉ số phát triển con người cao nhất (tương ứng là 0,703 và 0,756), kế đến là Phú Thọ (0,676 và 0,713), Thái Nguyên (0,660 và 0,740); thấp nhất là Hà Giang - tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, mức thu nhập thấp và các điều kiện về phát triển giáo dục cũng như chăm sóc sức khoẻ cho người dân còn nhiều hạn chế (năm 1999 chỉ số là 0,503 còn 2009 là 0,573). Đây cũng là tỉnh duy nhất của vùng Đông Bắc có chỉ số HDI dưới 0,600 trong năm 2009. Mặc dù khoảng cách chênh lệch về chỉ số HDI giữa tỉnh Quảng Ninh và Hà Giang đã có xu hướng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thu hẹp nhưng vẫn còn khá lớn, tương ứng là 1,4 lần trong năm 1999 và 1,3 lần năm 2009.
Cụ thể về sự phân hóa HDI trên địa bàn vùng Đông Bắc năm 2009 (theo cách phân loại của Việt Nam) như sau:
- Nhóm HDI cao (> 0,700): có các tỉnh Quảng Ninh, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lạng Sơn.
- Nhóm HDI trung bình (từ 0,600 - 0,700): Tuyên Quang, Bắc Kạn, Yên Bái, Cao Bằng, Lào Cai.
- Nhóm HDI thấp (< 0,600) có tỉnh Hà Giang.
Như vậy, từ năm 1999 đến nay, số lượng các tỉnh có chỉ số HDI ở mức trên 0,700 đã tăng lên đáng kể với 5/11 tỉnh. Bắc Kạn, Cao Bằng và Lào Cai cũng vượt ra khỏi nhóm chỉ số HDI thấp để vươn lên nhóm trung bình. Vị trí xếp hạng HDI của các tỉnh ở trong vùng hầu như không có sự thay đổi lớn. Chỉ có Thái Nguyên đã vươn từ vị trí thứ 3 lên vị trí thứ 2/11 tỉnh (đứng sau Quảng Ninh) thể hiện những nỗ lực, cố gắng trong việc nâng cao CLCS con người. Bắc Kạn cũng từ vị trí thứ 8 (với chỉ số 0,593) lên vị trí số 7 (với chỉ số 0,676). Hà Giang tuy đã có cải thiện trong giá trị HDI song không chỉ tiếp tục đứng cuối bảng xếp hạng của vùng mà còn nằm trong tốp các tỉnh có chỉ số phát triển con người thấp nhất cả nước cùng với Kon Tum, Điện Biên và Lai Châu. Nếu áp dụng theo cách phân loại năm 2009 của UNDP thì tất cả các tỉnh của vùng Đông Bắc đều nằm trong nhóm phát triển con người trung bình (tức là có chỉ số HDI từ 0,500 - 0,800).
Để kiểm tra về mức độ phân hoá của chỉ số HDI năm 2009 đề tài đã tiến hành cho điểm đối với từng chỉ tiêu thành phần (thu nhập, giáo dục, tuổi thọ). Cụ thể điểm mỗi chỉ tiêu sẽ được đánh giá như sau:
- Mức cao: 3 điểm
- Mức trung bình: 2 điểm - Mức thấp: 1 điểm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Căn cứ vào tính chất và tầm quan trọng của mỗi chỉ tiêu, bước tiếp theo là xác định hệ số cho các chỉ tiêu. Trong 3 chỉ tiêu đánh giá HDI, chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người là quan trọng nhất vì nó phản ánh khá rõ mức sống của dân cư đồng thời cũng có tác động trực tiếp tới các chỉ tiêu còn lại. Bởi vậy hệ số của các chỉ tiêu được xác định như sau:
- Chỉ tiêu thu nhập: hệ số 3 - Chỉ tiêu giáo dục: hệ số 2 - Chỉ tiêu tuổi thọ: hệ số 2
Từ kết quả các chỉ tiêu nghiên cứu và tính toán theo hệ số ta thu được bảng tổng hợp sau:
Bảng 2.9. Tổng hợp điểm đánh giá HDI vùng Đông Bắc - 2009 STT Tỉnh IGDP Igiáo dục Ituổi thọ Tổng điểm cho HDI
1 Hà Giang 3 2 2 7 2 Cao Bằng 6 2 4 12 3 Bắc Kạn 3 4 6 13 4 Tuyên Quang 6 4 6 16 5 Lào Cai 6 2 2 10 6 Yên Bái 3 4 4 11 7 Thái Nguyên 9 6 6 21 8 Lạng Sơn 9 4 6 19 9 Quảng Ninh 9 6 6 21 10 Bắc Giang 6 6 6 18 11 Phú Thọ 6 6 6 18
Căn cứ vào bảng điểm tổng hợp đánh giá chỉ số HDI, CLCS dân cư vùng Đông Bắc cũng được phân ra thành 3 nhóm:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Nhóm 1: HDI cao (từ 18 điểm trở lên): có các tỉnh Quảng Ninh, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lạng Sơn.
- Nhóm 2: HDI trung bình (từ 10 - 17 điểm): Tuyên Quang, Bắc Kạn, Yên Bái, Cao Bằng, Lào Cai.
- Nhóm 3: HDI thấp (dưới 10 điểm): Hà Giang.
Phương pháp tính toán này cho thấy CLCS dân cư vùng Đông Bắc có sự phân hoá sâu sắc thông qua từng chỉ số thành phần của HDI: Quảng Ninh, Thái Nguyên là những tỉnh có CLCS cao nhất vùng với số điểm tổng hợp cao gấp 3 lần so với Hà Giang. Đối chiếu với sự phân hoá của chỉ số tổng hợp HDI ta thấy các chỉ số thành phần thể hiện rõ mối tương quan tỷ lệ thuận với chỉ số tổng hợp. Địa phương nào có chỉ số HDI ở mức thấp thì điểm số các chỉ số thành phần cũng ở mức thấp và ngược lại. Đặc biệt trong ba chỉ số, thì chỉ số thu nhập GDP phản ánh khá chính xác và sát với thực tế về mức sống cũng như sự phân hoá của HDI. Cả ba chỉ số thành phần đều có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Chỉ số thu nhập có ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số giáo dục và tuổi thọ. Đồng thời, một khi giáo dục và tuổi thọ được nâng cao cũng sẽ có tác động tích cực đến việc nâng cao chỉ số thu nhập.
Như vậy, mặc dù đã có những chính sách quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng với các cấp, các ngành trong từng tỉnh song để cải thiện CLCS cho nhân dân các dân tộc ở những vùng sâu, vùng xa, ở các tỉnh miền núi… nhằm giảm bớt khoảng cách chênh lệch về mức sống trong dân cư vùng Đông Bắc thì vẫn cần phải có thời gian nhất định cộng với sự cố gắng phát huy nội lực của từng địa phương theo những giải pháp và bước đi phù hợp trong sự phát triển chung của đất nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
76
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.2.5. Một số chỉ tiêu khác