Chỉ số thu nhập trong HDI

Một phần của tài liệu nghiên cứu chất lượng cuộc sống của dân cư vùng đông bắc việt nam (Trang 71 - 77)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Chỉ số thu nhập trong HDI

Chỉ số thu nhập là một trong ba chỉ số cấu thành cùng với chỉ số giáo dục, chỉ số sức khoẻ và cùng có mức đóng góp như nhau (1/3) trong HDI, nhưng chỉ số thu nhập tăng thêm hay giảm đi đều ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số phát triển con người (HDI), do đó nó có vai trò hết sức quan trọng.

Trước hết, thu nhập đặc trưng cho kết quả sản xuất, kinh doanh mà kết quả đó cuối cùng được thể hiện trong GDP. Đã có một thời gian khá dài người ta coi tăng trưởng GDP là chìa khoá của sự phát triển. Khi GDP lớn và có mức tăng trưởng cao thì người dân mới có thu nhập cao, mới có nền tảng và cơ sở để nâng cao mức sống, nâng cao năng lực lựa chọn cho mình và xã hội mới có căn cứ để mở rộng cơ hội lựa chọn cho người dân.

Công thức được dùng để tính chỉ số thu nhập (IGDP) như sau:

Log (XGDP thực ) - Log (XGDP min ) I GDP = Log (XGDP max ) - Log (XGDP min ) Trong đó:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- IGDP: là chỉ số của thành phần thu nhập

- XGDP thực: là mức độ thực tế của GDP/người theo sức mua tương đương (PPP-USD);

- XGDP min

: là mức độ tối thiểu đạt được của GDP/người theo sức mua tương đương (UNDP quy định = 100 USD);

- XGDP max

: là mức độ tối đa đạt được của GDP/người theo sức mua tương đương (UNDP quy định = 40.000 USD);

- Log là phép toán logarit cơ số 10.

Công thức này đã được các chuyên gia của UNDP nghiên cứu và xác định, nó đã được áp dụng thống nhất để phục vụ cho việc tính toán HDI cho tất cả các nước trên thế giới, các vùng và các địa phương kể từ năm 1990 cho đến nay. Ưu điểm của công thức này là: nó không chiết khấu quá nhiều đối với các quốc gia có thu nhập cao như trước đây mà thực hiện chiết khấu toàn bộ các loại thu nhập một cách đồng đều theo hàm log; ngoài ra theo công thức này thì những quốc gia thu nhập trung bình không bị xếp bất lợi, khi thu nhập của họ tăng lên thì mức tăng ấy sẽ được công nhận như một công cụ tiềm năng cho việc đánh giá sự phát triển con người.

Để tính được GDP/người theo sức mua tương đương chúng ta áp dụng công thức sau:

GDP giá hiện hành GDPPPP-USD = ---

PPP

Trong đó:

- GDPPPP-USD: là GDP/người của địa phương cần tính theo sức mua tương đương (PPP) tính bằng đô la Mỹ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tính theo Việt Nam đồng (VNĐ)

- PPP: là hệ số biểu thị sức mua tương đương của 1 đô la Mỹ bằng bao nhiêu đồng Việt nam theo giá hiện hành.

Từ công thức tính GDP/người theo USD và sức mua tương đương như trên ta thấy nó phụ thuộc vào 2 yếu tố đó là:

- GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành.

- PPP - hệ số biểu thị sức mua của 1 đồng đô la Mỹ bằng bao nhiêu đồng Việt Nam theo giá hiện hành.

Trong 2 yếu tố trên thì yếu tố thứ hai phụ thuộc vào điều kiện khách quan lớn hơn, do đó khi phân tích ta có thể chú ý đến yếu tố thứ nhất tức là GDP/người theo giá hiện hành, mà yếu tố này lại phụ thuộc vào quy mô tổng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ GDP và dân số trung bình năm.

Áp dụng các công thức trên ta có được chỉ số thu nhập của vùng Đông Bắc như sau:

Bảng 2.4. Chỉ số về thu nhập của các tỉnh vùng Đông Bắc năm 1999 & 2009 STT Địa phƣơng IGDP 1999 GDP (tỉ đồng, giá TT) 2009 GDP/ngƣời (triệuVNĐ) 2009 GDP/ngƣời (PPP,USD) 2009 (*) IGDP 2009 Chỉ số Xếp thứ Chỉ số Xếp thứ 1 Hà Giang 0,28 11 4.580 6,3 1.008 0,38 11 2 Cao Bằng 0,37 4 4.740 9,2 1.471 0,45 8 3 Bắc Kạn 0,29 10 2.483 8,4 1.343 0,43 10 4 Tuyên Quang 0,35 6 7.894 10,9 1.743 0,48 5 5 Lào Cai 0,34 9 7.922 12,9 2.063 0,50 4 6 Yên Bái 0,34 7 6.793 9,1 1.455 0,44 9 7 Thái Nguyên 0,36 5 16.405 14,5 2.319 0,52 2 8 Lạng Sơn 0,39 2 9.763 13,3 2.127 0,51 3 9 Quảng Ninh 0,47 1 24.874 21,7 3.471 0,59 1 10 Bắc Giang 0,34 8 15.487 9,9 1.583 0,46 7 11 Phú Thọ 0,38 3 13.928 10,6 1.695 0,47 6 Toàn vùng 0,37 114.869 13,7 2.191 0,52

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán từ [18] & [19]

(*) Theo tính toán của UNDP, năm 2009 hệ số sức mua tương đương là 6.252 - tức là sức mua của 6.252 đồng Việt Nam tại thị trường Việt Nam ngang bằng với sức mua của 1 đô la Mỹ tại thị trường Mỹ.

Qua bảng số liệu ta thấy: chỉ số GDP của vùng Đông Bắc giai đoạn 1999 - 2009 tăng 1,4 lần (từ 0,37 => 0,52) điều này chứng tỏ quy mô GDP và GDP/người của các tỉnh trong vùng đã được cải thiện qua các năm. Năm 2009, tổng GDP toàn vùng đạt 114.869 tỉ đồng. Trong đó Quảng Ninh là tỉnh có quy mô GDP cao nhất (24.874 tỉ đồng) gấp 10 lần so với tỉnh có GDP thấp nhất là Bắc Kạn (2.843 tỉ đồng). Đứng thứ hai là Thái Nguyên với 16.405 tỉ đồng, kế đến là Bắc Giang và Phú Thọ. Đây đều là những tỉnh ở khu vực trung du và đồng bằng, có nhiều lợi thế hơn hẳn các tỉnh ở khu vực núi cao trong việc thu hút đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội.

Tính riêng trong năm 2009, về mức thu nhập bình quân đầu người: cao nhất là Quảng Ninh (21,7 triệu VNĐ), thấp nhất là Hà Giang (6,3 triệu VNĐ), địa phương thu nhập bình quân đầu người cao nhất gấp 3,4 lần địa phương thu nhập thấp nhất và gấp 1,6 lần mức thu nhập bình quân của cả vùng. Cụ thể có sự phân hoá thành các mức sau:

- Mức cao: > 13 triệu đồng: có các tỉnh Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn.

- Mức TB: 9,5 - 13 triệu đồng: gồm có Lào Cai, Tuyên Quang, Phú Thọ, Bắc Giang.

- Mức thấp: < 9,5 triệu đồng: gồm có Cao Bằng, Yên Bái, Bắc Kạn và Hà Giang.

Tương ứng với GDP/người theo VNĐ, khi chuyển sang GDP/người theo PPP-USD, thứ hạng các nhóm thu nhập vẫn không thay đổi và vẫn phản ánh đúng chênh lệch về thu nhập giữa các tỉnh trong vùng. Nếu xét theo tỷ giá sức mua tương đương, mức cao chỉ có duy nhất Quảng Ninh (>3000 USD);

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mức trung bình (>2000 USD) có Thái Nguyên, Lạng Sơn và Lào Cai; mức thấp (<2000 USD) là các tỉnh còn lại. Điều này cho thấy hệ số quy đổi sang PPP có tính khắt khe hơn và phản ánh chính xác, đồng đều hơn mức thu nhập của dân cư.

Thực tế thu nhập GDP/người là tỷ số giữa quy mô GDP từng tỉnh chia cho dân số trung bình toàn tỉnh. Như vậy, GDP/người cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào sự biến động của GDP và dân số trung bình của tỉnh theo từng năm. GDP/người của Quảng Ninh xếp vị trị số 1 vì dân số đứng thứ 3 (1.146 nghìn người) nhưng quy mô GDP hiện nay cao nhất (24.874 tỉ đồng), dẫn đầu toàn vùng và cũng nằm trong tốp các tỉnh có thu nhập cao của cả nước. Thái Nguyên có sự cải thiện rõ rệt về quy mô GDP nên chỉ số thu nhập từ vị trí thứ 5 đã vươn lên vị trí thứ 2. Bắc Giang có quy mô GDP đứng thứ 3 (15.487 tỉ đồng) nhưng có dân số đông nhất vùng (1.560 nghìn người) nên GDP/người xếp ở vị trí thứ 7. Ngược lại, Lào Cai quy mô GDP chỉ đứng thứ 5 nhưng dân số ở mức trung bình nên GDP/người xếp ở vị trí thứ 4.

0,28 0,37 0,29 0,35 0,34 0,34 0,36 0,39 0,47 0,34 0,38 0,38 0,45 0,43 0,48 0,5 0,44 0,52 0,51 0,59 0,46 0,47 0 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 0,7 Chỉ số Tỉnh Năm 1999 Năm 2009 Giang Cao Bằng Bắc Kạn Tuyên Quang Lào Cai Yên Bái Thái Nguyên Lạng Sơn Quảng Ninh Bắc Giang Phú Thọ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 2.3. Biểu đồ chỉ số thu nhập (IGDP) các tỉnh vùng Đông Bắc năm 1999 & 2009

Khi quy đổi GDP/người ra chỉ số thu nhập IGDP, sự phân hoá giữa các tỉnh trong vùng vẫn thể hiện được mối tương quan thực tế. Vị trí xếp hạng cũng tương ứng với thứ hạng GDP/người. Dựa vào thực trạng số liệu đã tính toán, toàn vùng có thể phân hoá thành các nhóm:

- Nhóm 1: IGDP cao (> 0,50) có Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn. - Nhóm 2: IGDP TB (0,45 - 0,50) có Lào Cai, Tuyên Quang, Phú Thọ, Bắc Giang, Cao Bằng.

- Nhóm 3: IGDP thấp (< 0,45) có Yên Bái, Bắc Kạn và Hà Giang.

Sự phân hoá trong thu nhập và thu nhập bình quân đầu người của các tỉnh vùng Đông Bắc phần nào cũng phản ánh được thực trạng mức sống của dân cư và mối quan hệ chặt chẽ với các điều kiện tự nhiên, KT - XH của từng tỉnh. Quảng Ninh - nơi hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi cả về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, con người, xã hội… có tiềm năng phát triển mạnh cả về công nghiệp lẫn dịch vụ, đặc biệt là phát triển tổng hợp kinh tế biển nên có quy mô GDP và GDP/người cao nhất vùng và đang từng bước khẳng định được vị trí của mình trong vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Một số tỉnh như Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn và Yên Bái, điều kiện tự nhiên còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, kinh tế vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp, lại tập trung đông các dân tộc ít người nên GDP và GDP/người chưa cao dẫn đến đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, việc đề ra các chính sách hỗ trợ hợp lý đối với các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

số nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước nâng cao thu nhập cho người dân và giảm bớt khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các địa phương trong một tỉnh và giữa các tỉnh trong vùng, giữa các vùng trên cả nước luôn là chiến lược mà Đảng và Nhà nước quyết tâm thực hiện vì mục tiêu phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Một phần của tài liệu nghiên cứu chất lượng cuộc sống của dân cư vùng đông bắc việt nam (Trang 71 - 77)