Một số chỉ tiêu khác

Một phần của tài liệu nghiên cứu chất lượng cuộc sống của dân cư vùng đông bắc việt nam (Trang 30 - 34)

7. Cấu trúc của luận văn

1.1.2.5. Một số chỉ tiêu khác

Đến nay, HDI vẫn là một chỉ tiêu tốt nhất được dùng để đánh giá CLCS và sự phát triển con người của mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ. Tuy nhiên đời sống xã hội con người vô cùng phức tạp, đan xen nhiều chiều, nhiều khía

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cạnh khác nhau do đó HDI cũng cần được sử dụng với nhiều thước đo bổ sung để đánh giá CLCS một cách đầy đủ và chính xác hơn. Trong các báo cáo phát triển con người hàng năm còn có thêm các chỉ số như GDI, GEM, HPI…

- Chỉ số phát triển giới (GDI - Gender Development Index) và số đo quyền lực theo giới (GEM - Gender Empowerment Measure):

Liên quan đến khía cạnh công bằng trong phát triển, sự bất bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới là điều rất đáng được quan tâm. Tại hầu hết các quốc gia, phụ nữ thường bị thiệt thòi hơn so với nam giới trong việc tiếp cận các cơ hội và nâng cao năng lực phát triển. Họ thường có ít quyền lực hơn, được hưởng thụ ít hơn các lợi ích phát triển so với những cống hiến của họ. Nhiều hoạt động của phụ nữ có vai trò to lớn trong phát triển con người, trong quá trình tái sản xuất xã hội như việc nuôi dạy con cái, chăm sóc người già, người ốm đau, làm các công việc nội trợ trong gia đình… Tuy nhiên, những công việc này thường không được đánh giá, đo lường đúng đắn và không được trả công. Vì vậy, thúc đẩy bình đẳng đòi hỏi trước hết phải quan tâm đến sự bình đẳng về cơ hội phát triển giữa phụ nữ và nam giới. Để đánh giá thành tựu đạt được trong vấn đề này, người ta sử dụng chỉ số phát triển giới (GDI) và số đo quyền lực theo giới (GEM).

GDI cũng phản ánh các yếu tố cơ bản của phát triển con người như sức khoẻ, giáo dục, thu nhập nhưng gắn chúng với sự bất bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới. Nói khác đi, GDI chính là HDI bị chiết khấu theo mức độ bất bình đẳng về giới tính. Mức độ bất bình đẳng càng cao thì mức độ chênh lệch giữa HDI và GDI càng lớn. Trong khi GDI phản ánh việc mở rộng năng lực giữa phụ nữ và nam giới thì GEM lại chú ý mức độ tham gia theo giới đối với các quá trình của đời sống kinh tế, chính trị. GEM cho thấy tiến độ đạt được trong việc nâng cao địa vị của người phụ nữ trong tiến trình phát triển.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Chỉ số nghèo khổ tổng hợp HPI (Human Poverty Index): đo lường sự thiếu hụt trong 3 mặt cốt yếu của cuộc sống như đã phản ánh trong HDI gồm: sự sống lâu, trình độ giáo dục, mức sống khá giả. Cụ thể đó là:

+ Xác suất người dân khi sinh ra không sống được đến 40 tuổi. + Tỷ lệ người lớn không biết chữ.

+ Tỷ lệ dân số không được tiếp cận nguồn nước đảm bảo vệ sinh và tỷ lệ trẻ em (0 - 5 tuổi) thiếu cân, suy dinh dưỡng so với tuổi.

Tính HPI đơn giản hơn tính HDI vì các chỉ số được sử dụng để xác định tình trạng đói nghèo đã được chuẩn hoá từ 0 đến 100% nên không phải thao tác phức tạp.

Ngoài ra, khi đánh giá CLCS con người ở các cấp đơn vị thấp hơn như huyện thị, xã phường… còn cần đến các chỉ tiêu mở rộng một cách cụ thể và chi tiết để làm rõ hơn sự phân hoá giữa các địa phương như:

- Số Calo bình quân đầu ngƣời (calo/ngƣời): Là số calo (năng lượng) tiêu dùng hàng ngày của một người để duy trì sự sống và làm việc một cách bình thường. Đây được coi là một chỉ số rất tốt phản ảnh mức độ cung ứng các nhu cầu thiết yếu cho con người. Theo tổ chức lương thực thế giới (FAO), mức calo tối thiểu cho một người trong một ngày là 2.100 calo.

- Nhà ở: cũng là một nhu cầu quan trọng đứng sau nhu cầu về lương thực thực phẩm của con người. Nơi ở của con người có xu hướng biến đổi theo trình độ văn minh của loài người. Thuở sơ khai con người sống không cố định (du cư) rồi dần tiến tới sống ở một nơi tương đối cố định (định cư).

Nơi ở của con người được quyết định bởi nhiều yếu tố: thức ăn, nguồn sống, mật độ dân, khí hậu… Ngày nay nhờ khoa học hiện đại con người có thể khai phá ở khắp mọi nơi trên hành tinh và bước đầu đã có những hoạt động trong không gian vũ trụ ngoài trái đất. Như vậy, đỉnh cao của nhu cầu nhà ở phụ thuộc vào tư tưởng, xu hướng tôn giáo và trình độ văn minh, quan niệm… của con người ở từng thời đại. Nói chung, con người từ xưa đến nay

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đều có ý thức chung là phải chăm lo cái ăn hàng đầu, đến nơi ở rồi mới quan tâm đến những yếu tố khác. Do dân số phát triển quá nhanh nên tình trạng thiếu nhà ở ngày càng cao nhất là ở các vùng đô thị. Bởi vậy, vấn đề nhà ở cũng là một trong những bài toán khó hiện nay đối với người dân, nhất là những người dân nghèo.

- Dịch vụ y tế: Các dịch vụ y tế có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ con người và có liên quan đến CLCS. Việc cải thiện điều kiện y tế có ảnh hưởng trực tiếp đến động lực dân số, nó làm giảm tỷ lệ tử vong (đặc biệt là tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh) và khi tỷ lệ tử giảm sẽ có khả năng khuyến khích người dân hạn chế sinh đẻ. Những chi phí dành cho việc bảo vệ chăm sóc sức khoẻ còn làm tăng nguồn lực về mặt số lượng trong tương lai bằng việc kéo dài độ tuổi lao động.

Giữa sức khoẻ và sự phát triển kinh tế có một mối quan hệ hai chiều. Bản thân sự phát triển kinh tế góp phần cải thiện sức khoẻ, thực trạng sức khoẻ của mỗi người lại có liên quan tới mức thu nhập của cá nhân và của toàn xã hội. Mối tương quan này còn thể hiện qua các chương trình bảo vệ sức khoẻ cho dân cư nhằm thực hiện mục đích phát triển KT - XH, nâng cao CLCS cho nhân dân mỗi nước. Môi trường sống được đảm bảo sẽ làm giảm bệnh tật, tăng tuổi thọ và thúc đẩy sự phát triển.

Ở các nước đang phát triển, có thu nhập thấp, tình hình vệ sinh môi trường chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, nạn ô nhiễm gia tăng làm giảm chất lượng sống của con người và làm cho tuổi thọ trung bình giảm. Bên cạnh đó các dịch vụ y tế thường quá ít và phân bố không đồng đều. Những khoản chi phí cho dịch vụ y tế thấp hơn nhiều so với những nước phát triển; các bác sĩ giỏi và mạng lưới bệnh viện lại chủ yếu ở các thành phố lớn, còn các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa rất ít thậm chí là không có.

Trên đây là một số chỉ tiêu bổ sung cần thiết cho việc đánh giá CLCS con người của các quốc gia, vùng miền trên thế giới. Tuy nhiên, trong khuôn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khổ giới hạn của đề tài với phạm vi nghiên cứu là vùng Đông Bắc - một tiểu vùng của Trung du miền núi phía Bắc với đầy đủ tính chất đa dạng và phức tạp cả về tự nhiên lẫn KT - XH việc thu thập số liệu liên quan gặp rất nhiều khó khăn và đôi khi không nhất quán về độ chính xác; mặt khác do trình độ, kinh nghiệm và hạn chế về thời gian nên việc nghiên cứu CLCS con người của vùng chủ yếu tập trung vào việc đánh giá thông qua chỉ số HDI và các chỉ số thành phần trong giai đoạn 10 năm từ 1999 đến 2009.

Một phần của tài liệu nghiên cứu chất lượng cuộc sống của dân cư vùng đông bắc việt nam (Trang 30 - 34)