Các mục tiêu cụ thể

Một phần của tài liệu nghiên cứu chất lượng cuộc sống của dân cư vùng đông bắc việt nam (Trang 113 - 134)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.2. Các mục tiêu cụ thể

Thứ nhất, cần có các giải pháp, chính sách tăng cường tính chủ thể của

người dân, của từng cá nhân, gia đình và cộng đồng các dân tộc để tạo ra tính chủ động, tích cực phát huy nội lực trong phát triển. Chính phủ cần tiếp tục đầu tư cho phát triển giáo dục, y tế và phát triển cộng đồng ở vùng Đông Bắc. Đào tạo nguồn lực cán bộ quản lý các cấp và nguồn nhân lực có trình độ cho địa phương. Việc hỗ trợ của Nhà nước cho vùng nhằm xoá đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống văn hoá, xã hội cần có sự giám sát chặt chẽ, tránh thất thoát, lãng phí không hiệu quả.

Thứ hai, để đảm bảo cho đời sống nhân dân vùng Đông Bắc được cải

thiện, tạo cơ hội cho mọi người tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ xã hội thì sự đầu tư của Nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng. Đặc biệt, cần tập trung cho phát triển cơ sở hạ tầng mà trước hết là giao thông vận tải, điện nước,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trường học, trạm y tế… Kêu gọi, hỗ trợ để thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp tư nhân đầu tư phát triển kinh tế trong vùng. Hơn nữa, đây cũng là vùng có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng, cần được chú trọng phát triển nhằm giải quyết tận gốc những bất ổn do sự chống phá của các thế lực thù địch từ bên ngoài, nhất là các tỉnh vùng biên, những nơi tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số.

Thứ ba, việc khai thác tài nguyên thiên nhiên của vùng cần đặt trong

chiến lược phát triển bền vững. Cần kiểm soát và có chính sách cụ thể với từng nguồn tài nguyên: khoáng sản, đất, rừng… hạn chế việc khai thác theo chiều rộng như trước để tránh lãng phí, cạn kiệt, không mang lại hiệu quả kinh tế lâu dài cho vùng. Các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về phát triển cộng đồng và sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường cần được nghiên cứu vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của mỗi địa phương.

Thứ tư, mục tiêu đặt ra cho từng ngành kinh tế của vùng là:

- Đối với Nông - lâm - ngư - nghiệp:

+ Đảm bảo an ninh lương thực nhằm ổn định đời sống kinh tế - chính trị - xã hội cho đồng bào.

+ Nâng thu nhập bình quân đất nông nghiệp lên 40 - 45 triệu đồng/ha; nâng tỉ trọng của chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp từ 33,3% hiện nay lên 40% vào năm 2015 và khoảng 45 - 50% vào năm 2020.

+ Tốc độ tăng trưởng ngành nông - lâm - ngư - nghiệp đạt khoảng 5 - 5,5% giai đoạn 2010 - 2015. Hạ tỉ trọng của nông - lâm - ngư - nghiệp từ 26,4% xuống còn khoảng 20 - 25% và năm 2015 và 14 - 15% vào năm 2020.

+ Đàn gia súc, gia cầm tăng hợp lý về mặt số lượng và giá trị sản xuất. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Tạo giống cây lâm nghiệp mới, phấn đấu đến năm 2015 tỉ lệ che phủ rừng đạt khoảng 60%, trong đó diện tích rừng trồng mới khoảng 1,2 triệu ha. Tận dụng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

diện tích mặt nước và vùng ven biển để phát triển việc nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, nước lợ…

+ Giá trị xuất khẩu nông sản phấn đấu đạt trên 200 triệu USD, lâm sản đạt 150 triệu USD giai đoạn 2010 - 2015.

- Đối với công nghiệp:

+ Phấn đấu công nghiệp đạt nhịp độ tăng trưởng khoảng 14 - 15%/năm thời kỳ 2010 - 2020, trong đó giai đoạn 2010 - 2015 khoảng 16%. Tỷ trọng công nghiệp sử dụng nguyên liệu tại chỗ sẽ tăng từ 63% hiện nay lên khoảng 69% vào năm 2015 và khoảng 77% vào năm 2020.

+ Nhanh chóng hình thành các nhóm công nghiệp ưu tiên và mũi nhọn, dựa trên cơ sở các lợi thế về tài nguyên và thị trường như: công nghiệp khai khoáng và tinh chế khoáng sản, công nghiệp chế biến nông sản, lâm sản và hải sản, công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo, nhiệt điện và thuỷ điện, công nghiệp phân bón, hoá chất, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

+ Cải tạo và mở rộng các khu vực tập trung công nghiệp hiện có. Trước hết là chú trọng nâng cấp kết cấu hạ tầng, đổi mới công nghệ và thiết bị, nghiên cứu xử lý các vấn đề gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời tích cực chuẩn bị các điều kiện cơ sở hạ tầng cho vệc hình thành các khu công nghiệp. Có cơ chế thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước vào các lĩnh vực khai khoáng, công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp cơ khí, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng…

+ Phát triển nghề và làng nghề tiểu thủ công nghiệp. Tận dụng nguồn nguyên liệu và nhân công tại chỗ để vừa hạ giá thành sản phẩm vừa tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.

- Đối với ngành dịch vụ:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hợp lý các tuyến cao tốc, các trục quốc lộ, đường vành đai liên vùng và giao thông đô thị để đáp ứng nhu cầu vận tải của xã hội với chất lượng cao, giá thành hợp lý. Nâng cấp các tuyến đường sông hiện có, cải tạo và đầu tư chiều sâu cho các cảng sông. Kiềm chế tai nạn giao thông và giảm thiểu tác động xấu tới môi trường trong quá trình khai thác vận tải.

+ Xây dựng mạng lưới internet đến 100% số xã, phường, thị trấn và các cơ quan trường học. Nâng tỷ lệ người dân được tiếp cận với internet lên khoảng 20 - 25% vào năm 2015 và trên 50% vào năm 2020. Phấn đấu nâng tỷ lệ thuê bao điện thoại (cố định và di động)/100 dân đạt khoảng 25 - 30 thuê bao/100 dân vào năm 2020.

+ Thương mại cần được phát triển mạnh để thúc đẩy sản xuất. Coi trọng việc nhập khẩu thiết bị, máy móc, vật tư và một số hàng hoá tiêu dùng thiết yếu. Phát triển các trung tâm thương mại, các khu kinh tế cửa khẩu. Có cơ chế ứng phó hiệu quả với Trung Quốc trong hoạt động thương mại. Phát triển thị trường theo hướng đáp ứng nhu cầu đa dạng hoá sản xuất và tiêu dùng. Hỗ trợ hàng sản xuất trong nước, đảm bảo ổn định nguồn hàng cho xuất khẩu. Cải tạo và mở rộng hệ thống chợ ở nông thôn, miền núi, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm.

+ Về du lịch: từ nay đến năm 2020, khách du lịch cả trong và ngoài nước sẽ tăng nhanh. Vùng Đông Bắc cần phối hợp với Hà Nội và các khu vực lân cận để đón trước nhu cầu, phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng bình quân là 17,5% thời kì 2010 - 2020. Nâng tỉ trọng của du lịch trong GDP vùng Đông Bắc lên 16% năm 2015 và 20% vào năm 2020. Xây dựng một số khu, cụm du lịch, các tuyến du lịch nội vùng, liên vùng và quốc tế.

Thứ năm, một số chỉ tiêu về văn hoá - xã hội: Phấn đấu đạt tỷ lệ người

lớn biết chữ lên khoảng 95%, tỷ lệ nhập học tổng hợp lên 75%, tích cực thực hiện công tác xoá mù chữ trong nhân dân. Nâng cao tuổi thọ trung bình lên 74

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tuổi vào năm 2020. Bên cạnh đó, cần phát huy bản sắc văn hoá tích cực , khắc phục những hủ tục lạc hậu, tăng cường tiếp cận và hưởng thụ văn hoá, tăng cường các giải pháp nhằm giảm tệ nạn xã hội, đề cao ý thức phòng chống các âm mưu gây bất ổn chính trị.

3.2. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CLCS CHO DÂN CƢ VÙNG ĐÔNG BẮC

3.2.1. Giải pháp về kinh tế, xoá đói, giảm nghèo

Như đã phân tích ở trên, Đông Bắc là vùng có quy mô GDP và GDP/người rất khiêm tốn so với các vùng khác nên chỉ số phát triển con người chưa cao. Hơn thế nữa lại có sự phân hoá và chênh lệch lớn giữa các tỉnh trong vùng nhất là Quảng Ninh và Hà Giang. Do đó mục tiêu quan trọng là nâng lên đáng kể chỉ số thu nhập bình quân trên đầu người bởi thu nhập là một trong những lựa chọn then chốt để người dân có phương tiện đảm bảo sinh kế, nâng cao năng lực lựa chọn cho mình và góp phần cải thiện đáng kể chỉ số HDI. Các cơ hội việc làm mang lại thu nhập ổn định cho người dân là một ràng buộc quan trọng hướng các quá trình tăng trưởng vì mục tiêu con người. Vùng Đông Bắc nói chung chất lượng lao động còn thấp nên thu nhập của người dân còn thấp so với cả nước và một số vùng khác như Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng... Tăng trưởng kinh tế phải dựa trên việc mở rộng nguồn vốn con người, tạo ra nhiều việc làm, nhất là những việc làm đòi hỏi chất lượng lao động cao, đây là mô hình tăng trưởng được ưu tiên lựa chọn. Việc mở rộng các cơ hội việc làm thực sự sẽ là cầu nối quan trọng giữa tăng trưởng với nâng cao CLCS con người.

Thực hiện chính sách tăng trưởng kinh tế với giảm nghèo bền vững, tiếp tục thực hiện chủ trương và chính sách khuyến khích làm giàu đi đôi với việc xoá đói giảm nghèo, vươn tới cuộc sống ấm no. Đặc biệt ưu tiên cho các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa để thúc đẩy kinh tế phát triển toàn diện, từ đó tăng thu nhập cho người dân. Phát triển kinh tế ở các thành phố, các vùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đô thị theo hướng tập trung khai thác thế mạnh của từng tỉnh, từng địa phương để tăng thu nhập bình quân cho người dân.

Thu nhập bình quân GDP/người chỉ tăng khi tổng GDP được tăng lên, vì vậy muốn tăng tổng GDP thì mỗi tỉnh, mỗi địa phương cần có những hướng phát triển kinh tế mới phù hợp, một số giải pháp đang được lựa chọn hiện nay như:

- Thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế nhanh, bền vững gắn với công bằng và tiến bộ xã hội, ưu tiên phát triển công nghiệp, mở rộng dịch vụ du lịch, phát triển kinh tế biên giới (với các tỉnh vùng biên), tăng nhanh xuất khẩu những mặt hàng có thế mạnh.

- Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, phù hợp với xu thế chung: tăng tỷ trọng trong công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng trong nông nghiệp (hiện nay Quảng Ninh là tỉnh đi đầu trong vùng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế).

- Thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hoá phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng tỉnh, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, tạo việc làm thu hút nhiều lao động.

+ Các tỉnh cần có sự đổi mới trong kinh tế Nhà nước, ưu tiên cho các doanh nghiệp tư nhân phát triển kinh doanh. Nhà nước cũng cần có chính sách khuyến khích đầu tư, hỗ trợ lâu dài như cấp đất, giảm thuế, hỗ trợ chi phí vận chuyển,…

- Vấn đề xoá đói, giảm nghèo cho người dân cần bắt đầu bằng việc tăng cường kiến thức, kỹ năng sản xuất cho người dân, khả năng quản lý của cán bộ cộng đồng kết hợp vay vốn sản xuất nhằm phát huy thế mạnh từng địa bàn, từng cộng đồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Giáo dục là một trong những chính sách quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp phát triển KT - XH của đất nước nói chung và vùng Đông Bắc nói riêng. Vì vậy, để phát triển giáo dục, nâng cao trình độ văn hoá cho nhân dân các dân tộc góp phần cải thiện mức sống thì các tỉnh trong vùng cần:

- Tiếp tục quan tâm đến sự nghiệp trồng người của địa phương, triển khai có hiệu quả những nhiệm vụ trọng tâm mà Bộ GD - ĐT đã chỉ đạo theo từng giai đoạn, từng năm học.

- Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục ở các cấp học, bậc học, phát triển giáo dục mầm non, đặc biệt là ở những vùng khó khăn, vùng dân tộc ít người; đồng thời nâng cao công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục vì chất lượng giáo dục là thước đo quá trình phát triển giáo dục ở nhà trường và chất lượng quản lý của các sở giáo dục.

- Tiếp tục quy hoạch mạng lưới trường lớp, cơ sở vật chất theo hướng kiên cố hoá, chuẩn hoá, hiện đại hoá. Quan tâm xây dựng phát triển hệ thống các trường dân tộc nội trú, bán trú để duy trì một cách vững chắc kết quả phổ cập giáo dục Tiểu học, chống mù chữ, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, phổ cập đúng độ tuổi và thực hiện có hiệu quả phổ cập THCS.

- Tăng cường đánh giá chất lượng trường học theo chuẩn chất lượng đã được ban hành, đẩy mạnh năng lực tự đánh giá của các trường phổ thông.

- Rút ngắn khoảng cách giáo dục giữa các vùng miền, các tỉnh, các địa phương, giữa khu vực thành thị với nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, khắc phục tình trạng học sinh yếu kém và học sinh bỏ học ở các trường phổ thông, đặc biệt là các học sinh dân tộc thiểu số ở những vùng núi khó khăn.

- Hỗ trợ giáo viên trong cuộc sống nhất là những giáo viên đang làm việc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn, ngoài chế độ lương bổng cần hỗ trợ nhà ở và các dịch vụ sinh hoạt; bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên; có lộ trình đào tạo giáo viên người dân tộc phục vụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trong ngành giáo dục.

- Ngành GD - ĐT cũng cần phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp và người dân để huy động được sự tham gia tích cực của toàn xã hội vào các hoạt động giáo dục.

- Huy động nguồn tài chính để nâng cao chỉ số giáo dục, từ đó góp phần nâng cao CLCS thông qua chỉ số HDI.

3.2.3. Giải pháp để nâng cao tuổi thọ, sức khoẻ

Nhằm nâng cao tuổi thọ trung bình cho người dân địa phương thì chính sách về sức khoẻ phải phù hợp và có hiệu quả:

- Cơ quan dân số và kế hoạch hoá gia đình các tỉnh có chính sách tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, duy trì mức sinh hợp lý để có cơ cấu dân số đảm bảo cho sự phát triển kinh tế xã hội nhanh và bền vững. Xây dựng và mở rộng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho con người, có chính sách phúc lợi xã hội phù hợp, các ngành y tế có sự hỗ trợ cho các gia đình bị mắc bệnh hiểm nghèo, các cụ già lúc ốm đau...

- Tăng cường tuyên truyền, hỗ trợ nâng cao sức khoẻ thể chất, trí tuệ và tinh thần cho nhân dân, tư vấn cách phòng chống các bệnh truyền nhiễm trong cuộc sống, giúp cho mọi người có ý thức trách nhiệm với bản thân và trách nhiệm với sự sống của cộng đồng, xã hội.

- Đẩy mạnh việc tiếp cận nước sạch, vệ sinh môi trường. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ để các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào khó khăn có nước sử dụng quanh năm, đặc biệt là nước sạch. Vận động người dân chuyển

Một phần của tài liệu nghiên cứu chất lượng cuộc sống của dân cư vùng đông bắc việt nam (Trang 113 - 134)