7. Cấu trúc của luận văn
3.2.1. Giải pháp về kinh tế, xoá đói, giảm nghèo
Như đã phân tích ở trên, Đông Bắc là vùng có quy mô GDP và GDP/người rất khiêm tốn so với các vùng khác nên chỉ số phát triển con người chưa cao. Hơn thế nữa lại có sự phân hoá và chênh lệch lớn giữa các tỉnh trong vùng nhất là Quảng Ninh và Hà Giang. Do đó mục tiêu quan trọng là nâng lên đáng kể chỉ số thu nhập bình quân trên đầu người bởi thu nhập là một trong những lựa chọn then chốt để người dân có phương tiện đảm bảo sinh kế, nâng cao năng lực lựa chọn cho mình và góp phần cải thiện đáng kể chỉ số HDI. Các cơ hội việc làm mang lại thu nhập ổn định cho người dân là một ràng buộc quan trọng hướng các quá trình tăng trưởng vì mục tiêu con người. Vùng Đông Bắc nói chung chất lượng lao động còn thấp nên thu nhập của người dân còn thấp so với cả nước và một số vùng khác như Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng... Tăng trưởng kinh tế phải dựa trên việc mở rộng nguồn vốn con người, tạo ra nhiều việc làm, nhất là những việc làm đòi hỏi chất lượng lao động cao, đây là mô hình tăng trưởng được ưu tiên lựa chọn. Việc mở rộng các cơ hội việc làm thực sự sẽ là cầu nối quan trọng giữa tăng trưởng với nâng cao CLCS con người.
Thực hiện chính sách tăng trưởng kinh tế với giảm nghèo bền vững, tiếp tục thực hiện chủ trương và chính sách khuyến khích làm giàu đi đôi với việc xoá đói giảm nghèo, vươn tới cuộc sống ấm no. Đặc biệt ưu tiên cho các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa để thúc đẩy kinh tế phát triển toàn diện, từ đó tăng thu nhập cho người dân. Phát triển kinh tế ở các thành phố, các vùng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đô thị theo hướng tập trung khai thác thế mạnh của từng tỉnh, từng địa phương để tăng thu nhập bình quân cho người dân.
Thu nhập bình quân GDP/người chỉ tăng khi tổng GDP được tăng lên, vì vậy muốn tăng tổng GDP thì mỗi tỉnh, mỗi địa phương cần có những hướng phát triển kinh tế mới phù hợp, một số giải pháp đang được lựa chọn hiện nay như:
- Thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế nhanh, bền vững gắn với công bằng và tiến bộ xã hội, ưu tiên phát triển công nghiệp, mở rộng dịch vụ du lịch, phát triển kinh tế biên giới (với các tỉnh vùng biên), tăng nhanh xuất khẩu những mặt hàng có thế mạnh.
- Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, phù hợp với xu thế chung: tăng tỷ trọng trong công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng trong nông nghiệp (hiện nay Quảng Ninh là tỉnh đi đầu trong vùng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế).
- Thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hoá phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng tỉnh, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, tạo việc làm thu hút nhiều lao động.
+ Các tỉnh cần có sự đổi mới trong kinh tế Nhà nước, ưu tiên cho các doanh nghiệp tư nhân phát triển kinh doanh. Nhà nước cũng cần có chính sách khuyến khích đầu tư, hỗ trợ lâu dài như cấp đất, giảm thuế, hỗ trợ chi phí vận chuyển,…
- Vấn đề xoá đói, giảm nghèo cho người dân cần bắt đầu bằng việc tăng cường kiến thức, kỹ năng sản xuất cho người dân, khả năng quản lý của cán bộ cộng đồng kết hợp vay vốn sản xuất nhằm phát huy thế mạnh từng địa bàn, từng cộng đồng.