Sự phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu nghiên cứu chất lượng cuộc sống của dân cư vùng đông bắc việt nam (Trang 66 - 134)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.5.Sự phát triển kinh tế

a. Quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế

Giai đoạn 1995 - 2009, GDP của vùng (theo giá thực tế) đã tăng lên 99.651,8 tỉ đồng (từ 15.217,2 tỉ đồng lên 114.869 tỉ đồng) nhưng tỉ trọng so với GDP cả nước vẫn còn khiêm tốn và có xu hướng giảm đi (từ 6,8% năm 1995 xuống 6,3% năm 2009).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.3. GDP và GDP/ngƣời vùng Đông Bắc giai đoạn 1995 - 2009

(giá thực tế) Năm 1995 2000 2005 2007 2009 GDP toàn vùng (tỉ đồng) Tỉ lệ% so với cả nước 15.217,2 6,8 26.094,1 6,5 53.230,0 6,3 75.554,9 6,6 114.869 6,3 GDP/người (triệu đồng) Tỉ lệ% so với cả nước 1,8 56,2 2,9 50,9 5,7 56,4 7,9 59,0 13,7 69,0 Nguồn:[14]

Chỉ số GDP của vùng qua các năm đều tăng. Trong đó tăng trưởng nhanh nhất là ngành công nghiệp - xây dựng (22,1%/năm); ngành nông - lâm - ngư nghiệp có mức tăng trưởng 5,3%/năm và ngành dịch vụ tăng 13,2%/năm. Do sự gia tăng GDP nhanh trong khi tốc độ gia tăng dân số dần được khống chế nên GDP bình quân toàn vùng tăng liên tục, từ 1,8 triệu đồng/người năm 1995 lên 7,9 triệu đồng/người năm 2007 và đạt 13,7 triệu đồng năm 2009, song vẫn thấp hơn mức trung bình cả nước (19,97 triệu đồng năm 2009) và vẫn có sự chênh lệch lớn giữa các tỉnh trong vùng, đặc biệt là giữa Quảng Ninh và Hà Giang.

b. Cơ cấu kinh tế

- Giai đoạn 2000 - 2009, cơ cấu kinh tế theo ngành của vùng Đông Bắc thay đổi theo hướng tiến bộ và theo xu thế chung của cả nước, đó là giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng ở khu vực II và III.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế phản ánh những thay đổi về đường lối chính sách đối với từng nhóm ngành và khả năng phát huy thế mạnh của mỗi ngành. Tuy vậy, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng diễn ra còn chậm.

- Cùng với sự chuyển dịch theo ngành, cơ cấu kinh tế theo thành phần cũng có sự chuyển dịch rõ nét. Trong cơ cấu, tỉ trọng của khu vực kinh tế Nhà nước và ngoài Nhà nước luôn chiếm tỉ trọng trên 90% (trong đó, kinh tế Nhà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nước có xu hướng giảm về tỉ trọng). Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng đang có xu hướng tăng lên rõ rệt. Giai đoạn 2000 - 2009, tỉ trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 2,5%, khu vực kinh tế Nhà nước giảm 5,6%, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng 3,1%. Xu hướng chuyển dịch trên phản ánh những thay đổi trong cơ chế quản lý hiện nay của vùng. Đó cũng chính là xu hướng chung của cả nước nhằm hạn chế sự độc quyền của kinh tế Nhà nước; đồng thời phát huy tiềm lực của tất cả các thành phần kinh tế trong nước và khuyến khích đầu tư nước ngoài.

Hình 2.2. Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế phân theo ngành của vùng Đông Bắc giai đoạn 2000 - 2009

Vai trò kinh tế của mỗi tỉnh thể hiện qua tỉ trọng GDP của tỉnh so với toàn vùng. Các tỉnh có tỉ trọng cao trên 10% là Quảng Ninh, Phú Thọ, Bắc Giang,

34,8 29,2 26,6 26,4 28,5 34,5 36,7 36,9 36,7 36,7 36,7 0 20 40 60 80 100 2000 2005 2007 2009 36,3

Nông - lâm - ngư nghiệp Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ

Năm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thái Nguyên - đây cũng chính là các hạt nhân phát triển của vùng. Trong đó, Quảng Ninh với ưu thế về điều kiện phát triển luôn có tỉ trọng vượt trội so với các tỉnh khác (chiếm khoảng 24,8% GDP toàn vùng Đông Bắc).

2.1.6. Thị trƣờng và vốn đầu tƣ

a. Thị trường: Thị trường được coi là đòn bẩy “kích thích” quá trình sản xuất và tiêu dùng. Thị trường sản xuất và tiêu thụ trong những năm qua (trong nước và ngoài nước) không ngừng được mở rộng.

Thị trường trong nước (86 triệu dân), trong vùng (9,5 triệu dân) được đánh giá là rất lớn. Với mức thu nhập bình quân ngày càng tăng, nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn, đã thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế của vùng. Các vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc có tác động to lớn đối với vùng. Đây vừa là các trung tâm cung cấp dịch vụ vừa là thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm sản, quặng các loại.

Đối với thị trường quốc tế, từ khi Đổi mới nước ta có quan hệ buôn bán với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ của các nước này rất lớn, nhất là các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản và khoáng sản - những mặt hàng là thế mạnh của vùng Đông Bắc. Thị trường nuớc ngoài đối với vùng hiện nay là: thị trường Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Nga và các nước Đông Âu,…

Yếu tố thị trường vừa là cơ hội vừa là thách thức của vùng, nếu tận dụng được các thế mạnh của mình vùng sẽ có điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân.

b. Vốn đầu tư: Nguồn vốn được coi là “chất xúc tác” cho việc phát huy

các thế mạnh nội lực của vùng, song việc thu hút vốn đầu tư đối với Đông Bắc nhìn chung còn nhiều hạn chế mà nguyên nhân chủ yếu là do hạn chế về cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông. Ngoài ra còn có khó khăn về thị trường và chất lượng nguồn nhân lực chưa cao. Vốn đầu tư nước ngoài được cấp phép

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chủ yếu đầu tư vào sản xuất tại các khu công nghiệp. Do vậy các tỉnh có lợi thế về cơ sở hạ tầng và có các khu công nghiệp đang hoạt động là những tỉnh chiếm tỷ lệ cao về số dự án cũng như cơ cấu vốn đầu tư. Lớn nhất là Quảng Ninh, chiếm 35,9% số dự án và 51,8% số vốn đăng kí hiện nay của vùng.

2.1.7. Đƣờng lối, chính sách

Đường lối của Đảng và các chủ trương, chính sách của Nhà nước được coi là nhân tố định hướng quan trọng cho sự phát triển ở mọi lĩnh vực. Nhận rõ vai trò và vị trí của vùng, trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách ưu tiên cho Đông Bắc nói riêng và cho các vùng miền núi, vùng sâu vùng xa trong cả nước nói chung như: Quyết định số 135/1998/QĐ - TTg về việc: Phê duyệt chương trình phát triển KT - XH các xã đặc biệtkhó khăn ở miền núi, vùng sâu vùng xa (thường gọi là Chương trình 135); Quyết định 120/QĐ-TTg kí ngày 11/6/2003 về Chiến lược phát triển KT - XH tuyến biên giới Việt - Trung đến 2010; và ngày 05/02/2008 Thủ tướng Chính phủ cũng đã kí Quyết định số 27/QĐ-TTg về việc Ban hành một số cơ chế, chính sach hỗ trợ phát triển KT - XH đối với các tỉnh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến 2010… Tất cả các chính sách thực sự đã góp phần đẩy nhanh nhịp độ phát triển của vùng, cải thiện cơ sở hạ tầng KT - XH đáp ứng được yêu cầu phát triển và đảm bảo quốc phòng, an ninh trong vùng; khai thác tốt các lợi thế để phát triển kinh tế; hoàn thành định canh, định cư, hạn chế di dân tự do; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân,…

* Đánh giá chung: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy có thể nhận thấy Đông Bắc có khá nhiều lợi thế cả về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư xã hội cho việc phát triển kinh tế trong vùng. Đây cũng là vùng nhận được nhiều sự ưu tiên, quan tâm của Đảng và Nhà nước trong chiến lược phát triển KT - XH. Đó là cơ sở nền tảng ban đầu cho việc thu hút đầu tư, phát huy nội lực, từng bước nâng cao vai trò, vị trí của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vùng so với cả nước và góp phần quan trọng vào việc cải thiện CLCS cho nhân dân các dân tộc.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi vùng cũng đang phải đối mặt với không ít khó khăn. Nhiều tỉnh trong vùng nằm ở miền núi cao, giao thông đi lại không thuận tiện đã hạn chế khả năng thu hút vốn đầu tư, phát triển các loại hình dịch vụ. Ngoài ra, trình độ dân trí giữa các vùng miền: đồng bằng với miền núi, vùng sâu, vùng xa, giữa thành thị với nông thôn vẫn có sự chênh lệch lớn. Việc tồn tại nhiều dân tộc với những phong tục tập quán khác nhau có thể làm nảy sinh những vấn đề xã hội phức tạp. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, chất lượng nguồn lao động chưa cao, cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ… Đó là những nguyên nhân gây ra sự khác biệt về trình độ KT - XH giữa các tỉnh trong vùng và tạo ra sự phân hoá trong đời sống dân cư.

2.2. THỰC TRẠNG CLCS DÂN CƢ VÙNG ĐÔNG BẮC

2.2.1. Chỉ số thu nhập trong HDI

Chỉ số thu nhập là một trong ba chỉ số cấu thành cùng với chỉ số giáo dục, chỉ số sức khoẻ và cùng có mức đóng góp như nhau (1/3) trong HDI, nhưng chỉ số thu nhập tăng thêm hay giảm đi đều ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số phát triển con người (HDI), do đó nó có vai trò hết sức quan trọng.

Trước hết, thu nhập đặc trưng cho kết quả sản xuất, kinh doanh mà kết quả đó cuối cùng được thể hiện trong GDP. Đã có một thời gian khá dài người ta coi tăng trưởng GDP là chìa khoá của sự phát triển. Khi GDP lớn và có mức tăng trưởng cao thì người dân mới có thu nhập cao, mới có nền tảng và cơ sở để nâng cao mức sống, nâng cao năng lực lựa chọn cho mình và xã hội mới có căn cứ để mở rộng cơ hội lựa chọn cho người dân.

Công thức được dùng để tính chỉ số thu nhập (IGDP) như sau:

Log (XGDP thực ) - Log (XGDP min ) I GDP = Log (XGDP max ) - Log (XGDP min ) Trong đó:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- IGDP: là chỉ số của thành phần thu nhập

- XGDP thực: là mức độ thực tế của GDP/người theo sức mua tương đương (PPP-USD);

- XGDP min

: là mức độ tối thiểu đạt được của GDP/người theo sức mua tương đương (UNDP quy định = 100 USD);

- XGDP max

: là mức độ tối đa đạt được của GDP/người theo sức mua tương đương (UNDP quy định = 40.000 USD);

- Log là phép toán logarit cơ số 10.

Công thức này đã được các chuyên gia của UNDP nghiên cứu và xác định, nó đã được áp dụng thống nhất để phục vụ cho việc tính toán HDI cho tất cả các nước trên thế giới, các vùng và các địa phương kể từ năm 1990 cho đến nay. Ưu điểm của công thức này là: nó không chiết khấu quá nhiều đối với các quốc gia có thu nhập cao như trước đây mà thực hiện chiết khấu toàn bộ các loại thu nhập một cách đồng đều theo hàm log; ngoài ra theo công thức này thì những quốc gia thu nhập trung bình không bị xếp bất lợi, khi thu nhập của họ tăng lên thì mức tăng ấy sẽ được công nhận như một công cụ tiềm năng cho việc đánh giá sự phát triển con người.

Để tính được GDP/người theo sức mua tương đương chúng ta áp dụng công thức sau:

GDP giá hiện hành GDPPPP-USD = ---

PPP

Trong đó:

- GDPPPP-USD: là GDP/người của địa phương cần tính theo sức mua tương đương (PPP) tính bằng đô la Mỹ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tính theo Việt Nam đồng (VNĐ)

- PPP: là hệ số biểu thị sức mua tương đương của 1 đô la Mỹ bằng bao nhiêu đồng Việt nam theo giá hiện hành.

Từ công thức tính GDP/người theo USD và sức mua tương đương như trên ta thấy nó phụ thuộc vào 2 yếu tố đó là:

- GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành.

- PPP - hệ số biểu thị sức mua của 1 đồng đô la Mỹ bằng bao nhiêu đồng Việt Nam theo giá hiện hành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong 2 yếu tố trên thì yếu tố thứ hai phụ thuộc vào điều kiện khách quan lớn hơn, do đó khi phân tích ta có thể chú ý đến yếu tố thứ nhất tức là GDP/người theo giá hiện hành, mà yếu tố này lại phụ thuộc vào quy mô tổng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ GDP và dân số trung bình năm.

Áp dụng các công thức trên ta có được chỉ số thu nhập của vùng Đông Bắc như sau:

Bảng 2.4. Chỉ số về thu nhập của các tỉnh vùng Đông Bắc năm 1999 & 2009 STT Địa phƣơng IGDP 1999 GDP (tỉ đồng, giá TT) 2009 GDP/ngƣời (triệuVNĐ) 2009 GDP/ngƣời (PPP,USD) 2009 (*) IGDP 2009 Chỉ số Xếp thứ Chỉ số Xếp thứ 1 Hà Giang 0,28 11 4.580 6,3 1.008 0,38 11 2 Cao Bằng 0,37 4 4.740 9,2 1.471 0,45 8 3 Bắc Kạn 0,29 10 2.483 8,4 1.343 0,43 10 4 Tuyên Quang 0,35 6 7.894 10,9 1.743 0,48 5 5 Lào Cai 0,34 9 7.922 12,9 2.063 0,50 4 6 Yên Bái 0,34 7 6.793 9,1 1.455 0,44 9 7 Thái Nguyên 0,36 5 16.405 14,5 2.319 0,52 2 8 Lạng Sơn 0,39 2 9.763 13,3 2.127 0,51 3 9 Quảng Ninh 0,47 1 24.874 21,7 3.471 0,59 1 10 Bắc Giang 0,34 8 15.487 9,9 1.583 0,46 7 11 Phú Thọ 0,38 3 13.928 10,6 1.695 0,47 6 Toàn vùng 0,37 114.869 13,7 2.191 0,52

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán từ [18] & [19]

(*) Theo tính toán của UNDP, năm 2009 hệ số sức mua tương đương là 6.252 - tức là sức mua của 6.252 đồng Việt Nam tại thị trường Việt Nam ngang bằng với sức mua của 1 đô la Mỹ tại thị trường Mỹ.

Qua bảng số liệu ta thấy: chỉ số GDP của vùng Đông Bắc giai đoạn 1999 - 2009 tăng 1,4 lần (từ 0,37 => 0,52) điều này chứng tỏ quy mô GDP và GDP/người của các tỉnh trong vùng đã được cải thiện qua các năm. Năm 2009, tổng GDP toàn vùng đạt 114.869 tỉ đồng. Trong đó Quảng Ninh là tỉnh có quy mô GDP cao nhất (24.874 tỉ đồng) gấp 10 lần so với tỉnh có GDP thấp nhất là Bắc Kạn (2.843 tỉ đồng). Đứng thứ hai là Thái Nguyên với 16.405 tỉ đồng, kế đến là Bắc Giang và Phú Thọ. Đây đều là những tỉnh ở khu vực trung du và đồng bằng, có nhiều lợi thế hơn hẳn các tỉnh ở khu vực núi cao trong việc thu hút đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội.

Tính riêng trong năm 2009, về mức thu nhập bình quân đầu người: cao nhất là Quảng Ninh (21,7 triệu VNĐ), thấp nhất là Hà Giang (6,3 triệu VNĐ), địa phương thu nhập bình quân đầu người cao nhất gấp 3,4 lần địa phương thu nhập thấp nhất và gấp 1,6 lần mức thu nhập bình quân của cả vùng. Cụ thể có sự phân hoá thành các mức sau:

- Mức cao: > 13 triệu đồng: có các tỉnh Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn.

- Mức TB: 9,5 - 13 triệu đồng: gồm có Lào Cai, Tuyên Quang, Phú Thọ, Bắc Giang.

- Mức thấp: < 9,5 triệu đồng: gồm có Cao Bằng, Yên Bái, Bắc Kạn và Hà Giang.

Tương ứng với GDP/người theo VNĐ, khi chuyển sang GDP/người theo PPP-USD, thứ hạng các nhóm thu nhập vẫn không thay đổi và vẫn phản ánh đúng chênh lệch về thu nhập giữa các tỉnh trong vùng. Nếu xét theo tỷ giá sức mua tương đương, mức cao chỉ có duy nhất Quảng Ninh (>3000 USD);

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu nghiên cứu chất lượng cuộc sống của dân cư vùng đông bắc việt nam (Trang 66 - 134)