Chỉ số giáo dục trong HDI

Một phần của tài liệu nghiên cứu chất lượng cuộc sống của dân cư vùng đông bắc việt nam (Trang 77 - 80)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Chỉ số giáo dục trong HDI

Công thức tính chỉ số phản ánh thành tựu giáo dục là:

I giáo dục = (2/3) I biết chữ + (1/3) I nhập học

Các chỉ số tỷ lệ người lớn biết chữ và chỉ số tỷ lệ nhập học tổng hợp cũng được xác định theo các công thức:

X biết chữ thực - X biết chữ min I biết chữ =

X biết chữ max - X biết chữ min

Với:

- I biết chữ: là chỉ số tỷ lệ biết chữ của người lớn

- X biết chữ thực: là mức độ thực tế tỷ lệ biết chữ của người lớn (%) - X biết chữ

min

: là mức độ tối thiểu đạt được của tỷ lệ biết chữ (= 0%) - X biết chữ max: là mức độ tối đa đạt được của tỷ lệ biết chữ (= 100%)

X nhập học thực - X nhập học min I nhập học = X nhập học max - X nhập học min Với: - I nhập học : là chỉ số tỷ lệ nhập học tổng hợp - X nhập học thực: là mức độ thực tế của tỷ lệ nhập học tổng hợp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- X nhập học min

: là mức độ tối thiểu đạt được của tỷ lệ nhập học tổng hợp (0%) - X nhập học max: là mức độ tối đa đạt được của tỷ lệ nhập học tổng hợp (100%) Về tỷ lệ nhập học tổng hợp, theo Luật giáo dục Việt Nam, hệ thống giáo dục phổ thông được chia làm 3 cấp: cấp tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 và tuổi học sinh vào lớp 1 là đúng 6 tuổi; cấp THCS là từ lớp 6 đến lớp 9 và học sinh vào học lớp 6 phải hoàn thành chương trình tiểu học và có tuổi là đúng 11 tuổi; cấp THPT từ lớp 10 đến lớp 12 và học sinh vào lớp 10 phải có bằng THCS và có tuổi là đúng 15 tuổi. Ngoài giáo dục phổ thông còn có giáo dục đại học, cao đẳng với thời gian từ 1 đến 5 năm, tuổi bắt đầu vào học phổ biến từ 18 tuổi.

Văn phòng báo cáo phát triển con người của UNDP khuyến nghị các quốc gia sử dụng tỷ lệ nhập học thô để tính toán HDI. Đối với tỷ lệ nhập học thô (hay còn gọi là tỷ lệ nhập học tổng hợp) bao gồm tỷ lệ nhập học chung của giáo dục phổ thông (tiểu học, THCS và THPT) và tỷ lệ nhập học chung của cấp cao đẳng và đại học. Các tỷ lệ nhập học chung trên gộp lại thành tỷ lệ nhập học các cấp thì mới đáp ứng được yêu cầu để chỉ số nhập học trong quá trình tính HDI. Bảng 2.5. Chỉ số giáo dục các tỉnh vùng Đông Bắc 1999 - 2009 STT Địa phƣơng Chỉ số giáo dục (Igiáo dục) 1999 Tỷ lệ nhập học tổng hợp (%) 2009 Tỷ lệ biết chữ của ngƣời lớn (%) 2009 Chỉ số nhập học tổng hợp 2009 Chỉ số biết chữ của ngƣời lớn 2009 Chỉ số giáo dục (Igiáo dục) 2009 1 Hà Giang 0,66(11) 63,5 65,5 0,635 0,655 0,65(11) 2 Cao Bằng 0,74 (9) 69,4 82,2 0,694 0,822 0,78 (9) 3 Bắc Kạn 0,80 (7) 68,9 89,6 0,689 0,896 0,83 (7) 4 Tuyên Quang 0,82 (6) 67,7 92,2 0,677 0,922 0,84 (6) 5 Lào Cai 0,66(10) 62,9 77,5 0,629 0,775 0,73(10) 6 Yên Bái 0,79 (8) 67,0 86,6 0,670 0,866 0,80 (8)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 Thái Nguyên 0,88 (1) 76,4 96,5 0,764 0,965 0,90 (1) 8 Lạng Sơn 0,83 (5) 70,1 93,3 0,701 0,933 0,85 (5) 9 Quảng Ninh 0,87 (3) 76,0 95,3 0,760 0,953 0,89 (3) 10 Bắc Giang 0,85 (4) 72,3 96,3 0,723 0,963 0,88 (4) 11 Phú Thọ 0,88 (2) 74,7 96,7 0,747 0,967 0,89 (2) Toàn vùng 0,83 73,6 92,3 0,736 0,923 0,86

Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán từ [16] & [19]

Nhìn chung, chỉ số giáo dục của vùng Đông Bắc ở mức khá và có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 1999 - 2009 (từ 0,83 lên 0,86). Vị trí xếp hạng của các tỉnh cũng không có sự thay đổi từ năm 1999 đến 2009. Thái Nguyên luôn là tỉnh có chỉ số giáo dục cao và dẫn đầu trong toàn vùng (từ 0,88 => 0,90) chứng tỏ tỷ lệ nhập học tổng hợp và tỷ lệ biết chữ ở người lớn của tỉnh cũng khá cao. Điều này phản ánh đúng thực tế vai trò của một trong những trung tâm GD - ĐT của Đông Bắc nói riêng và cả nước nói chung, nơi có số lượng các trường đại học và cao đẳng đứng thứ 3 trên toàn quốc do đó đã thu hút một lượng học sinh và sinh viên tương đối đông. Năm 2009, tỷ lệ nhập học tổng hợp và tỷ lệ biết chữ người lớn của Thái Nguyên lần lượt là 76,4% và 96,5%. Đứng thứ 2 là tỉnh Phú Thọ và sau đó là Quảng Ninh đều là những tỉnh có điều kiện tốt cho phát triển giáo dục, cơ sở hạ tầng đảm bảo và số lượng học sinh phổ thông cũng như sinh viên các trường chuyên nghiệp không ngừng tăng lên qua các năm. Hà Giang là tỉnh có chỉ số giáo dục thấp nhất vùng và có xu hướng giảm so với năm 1999 (từ 0,66 xuống còn 0,65 năm 2009). Rõ ràng tỷ lệ nhập học tổng hợp các cấp và tỷ lệ biết chữ ở người lớn của địa phương này còn thấp (chỉ có 63,5% và 65,5%) nên mới kéo theo chỉ số giáo dục ở mức thấp hơn so với trung bình của toàn vùng. Nguyên nhân chính vẫn là do mức sống quá thấp và số học sinh bỏ học còn cao nhất là ở những địa bàn dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn. Chênh lệch về chỉ số giữa 2 tỉnh cao nhất và thấp nhất là 0,25. Có 8/11 tỉnh có chỉ số giáo dục từ 0,80 trở lên. So với chỉ số thu nhập thì chỉ số giáo dục của các tỉnh vẫn luôn ở mức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khả quan hơn.

Theo số liệu tổng hợp và tính toán được của chỉ số giáo dục năm 2009 có thể thấy được sự phân hoá của các tỉnh trong vùng như sau:

- Nhóm có Igiáo dục cao (> 0,85) gồm các tỉnh: Thái Nguyên, Phú Thọ, Quảng Ninh, Bắc Giang.

- Nhóm có Igiáo dục TB (0,80 - 0,85) gồm: Lạng Sơn, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Yên Bái.

- Nhóm có Igiáo dục thấp (< 0,80) bao gồm các tỉnh: Cao Bằng, Lào Cai và Hà Giang.

Mặc dù chỉ mang tính chất tương đối vì con số này chưa phản ánh được một cách toàn diện về chất lượng GD - ĐT song nó cũng là một chỉ số cơ bản trong việc tính toán và xếp hạng HDI. Chỉ số giáo dục cao sẽ có tác động tích cực đến các chỉ số còn lại vì khi người người dân được trang bị kiến thức tốt và có kỹ năng, kỹ xảo trong lao động sẽ tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao và điều này cũng đồng nghĩa với việc tăng thêm thu nhập. Một khi thu nhập ổn định, đời sống nâng cao họ sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ và có kiến thức để tự bảo vệ mình, tự rèn luyện để có được cơ thể khoẻ mạnh, kéo dài tuổi thọ.

Một phần của tài liệu nghiên cứu chất lượng cuộc sống của dân cư vùng đông bắc việt nam (Trang 77 - 80)