Một số tài liệu tham khảo quan trọng gồm sách và bài nghiên cứu về giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, các chương trình giảng dạy và tài liệu nghiên cứu từ các trường đại học như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội.
Các tài liệu đáng chú ý như "Quyết định về chương trình giáo dục chính trị trong các trường đại học" của Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), "Giáo dục chính trị cho sinh viên: Thực trạng và giải pháp" của Nguyễn Văn Bảy (2018), và "Quản lý giáo dục chính trị tư tưởng trong trường đại học Việt Nam" của Phan Trọng Lân (2019) là nguồn tài liệu tham khảo quý giá trong lĩnh vực này. Các công trình nghiên cứu về giáo dục chính trị tư tưởng thường được xuất bản trong các tạp chí giáo dục, báo cáo nghiên cứu của các trường đại học và hội thảo khoa học, tập trung vào xây dựng chương trình giáo dục chính trị, quản lý và cải cách giáo dục chính trị tư tưởng trong bối cảnh đại học. Các nghiên cứu này cũng phân tích các phương pháp và mô hình giáo dục chính trị trong các trường đại học Việt Nam, và đánh giá vai trò của các lực lượng tham gia, đề cập đến sự phối hợp giữa nhà trường, đoàn thể, gia đình và cộng đồng trong giáo dục chính trị.
Luận văn thạc sỹ của Chu Mạnh Cường (2009), Các biện pháp quản lý nhằm tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Tỉnh Thái Nguyên, Trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên.
Theo tác giả, Phòng Công tác HSSV là những người trực tiếp tham mưu cho lãnh đạo công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên trong những năm qua chúng tôi nhận thấy: Trong các trường đại học, cao đẳng nói chung, Trường Cao đẳng Kinh tế tài chính Tỉnh Thái Nguyên nói riêng cùng với việc nâng cao chất lượng đào tạo, nhà trường đã từng bước được nâng cao về mặt tư tưởng chính trị,
đạo đức, nếp sống lối sống cho sinh viên. Tuy nhiên kết quả vẫn còn nhiều điểm cần phải quan tâm, bên cạnh những mặt tốt của đại đa số sinh viên thì một bộ phận trong sinh viên vẫn còn mơ hồ về lý tưởng cách mạng, ngại tham gia các hoạt động xã hội, đoàn thể, thờ ơ với chính trị, với hoạt động chung của tập thể, của đất nước, ý thức phấn đấu chưa cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những tồn tại yếu kém, trong đó có nguyên nhân do Công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, ý thức chấp hành pháp luật, nội quy, quy chế chưa thường xuyên, chưa đầy đủ do đó hiệu quả chưa cao. Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận về quản lý các hoạt động giáo tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên và thực trạng quản lý giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho SV ở trường Cao đẳng Kinh tế Tài chính tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở đó xây dựng các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế Tài chính Tỉnh Thái Nguyên góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường, nhằm nâng cao chất lượng quá trình đào tạo tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên là cần phải xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục thật sự tiêu biểu về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống có năng lực đảm nhiệm chức trách, nhiệm vụ được giao..
Nguyễn Chí Hải (2021) với bài viết “Thực trạng và giải pháp giáo dục chính trị tư tưởng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên Trường Đại học An Giang hiện nay” đăng trên Tạp chí Giáo dục, Số 472. Theo tác giả, giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên là một nhiệm vụ quan trọng, góp phần hình thành nhân cách, phẩm chất, đạo đức, đáp ứng mục tiêu chung của giáo dục đại học “Đào tạo nhân lực trình độ cao, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài..., phục vụ yêu cầu phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh". Trong những năm qua, Trường Đại học An Giang đã tập trung thực hiện công tác giáo dục chính trị tư tưởng nhằm nâng cao nhận thức về chính trị, tư tưởng, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm công dân trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, công tác giáo dục chính trị tư tưởng còn gặp nhiều khó khăn và chưa được nhận thức đúng về tầm quan trọng nên hiệu quả giáo dục vẫn còn những hạn chế nhất định. Tác giả đã đề xuất một số biện pháp chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho
SV là nội dung quan trọng góp phần nâng cao nhận thức, phát huy tinh thần tự ý sức, các em sẽ ra sức học tập, sáng tạo trong công việc, tuyệt đối chấp hành tốt các quy định của Nhà trường, tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Với phương châm “lí luận phải đi đôi với thực tiễn”, kiến thức mà các em đã tiếp thu được cần được trải nghiệm, củng cố, nhà trường nên tổ chức các chuyến học tập, tham quan thực tế tại bảo tàng, di tích lịch sử, để các em được tận mắt thấy được những gì mình đã học, đã nghe, tình hình thực tế của các đơn vị vũ trang trên địa bàn, từ đó khơi gợi lại những chiến công hào hùng mà ông cha ta đã làm được, giúp các em có động lực, hình thành niềm tin, lòng tự hào, từ đó sẽ ra sức công hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Luận văn thạc sĩ quan “Quản lý quá trình giáo dục chính trị, tư tưởng cho học viên Trường Sĩ quan Chính trị” của tác giả Phạm Văn Thiết (2012) đã làm rõ khái niệm và các nhân tố cơ bản cấu thành quản lý quá trình GDCTTT cho học viên. Xác định được các tiêu chí đánh giá và làm rõ thực trạng quản lý quá trình GDCTTT cho học viên Trường Sĩ quan chính trị. Đề xuất các biện pháp cơ bản quản lý quá trình GDCT, tư tưởng cho học viên Trường Sĩ quan chính trị hiện nay.
Tác giả đã luận giải, làm sáng rõ cấu trúc và bản chất của hiệu quả là sự tương quan giữa kết quả với mục đích và nguồn lực; bổ sung, hoàn thiện hệ thống tiêu chí, phương pháp, hình thức đánh giá hiệu quả công tác GDCTTT trong học viên các học viện quân sự. Để nâng cao hiệu quả công tác GDCTTT, tác giả đã đề xuất 4 nhóm giải pháp dưới góc độ khoa học công tác tư tưởng theo hướng huy động tối đa tiềm năng của các học viện quân sự một cách hợp lý, tiết kiệm để nâng cao hiệu quả công tác GDCTTT.
Nhìn chung, các công trình trên đã có đóng góp trong việc nêu rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò và yêu cầu của việc GDCTTT và quản lý GDCTTT cho SV trong các trường đại học ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên hoặc mới chỉ đề cập đến cơ sở của giáo dục chính trị tư tưởng hay bàn về việc đổi mới giáo dục chính trị tư tưởng ở một góc độ hẹp về nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp hay chỉ đơn giản là những suy nghĩ ban đầu về đề tài này trong phạm vi một trường đại học. Về cơ bản, chưa có nghiên cứu nào
về hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên theo hướng phối hợp các lực lượng tham gia, đặc biệt là cho sinh viên Trường Đại học Hải Phòng. Vì vậy, trong điều kiện công tác của mình, tác giả thấy cần có sự nghiên cứu về “Quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên Trường Đại học Hải Phòng theo hướng phối hợp các lực lượng tham gia”, nhằm góp phần nâng cao nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên.