2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên Trường đại học Hải Phòng theo hướng phối hợp các lực lượng tham gia
2.4.2. Thực trạng tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên Trường đại học Hải Phòng theo hướng phối hợp các lực lượng
Thực trạng tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên Trường Đại học Hải Phòng theo hướng phối hợp các lực lượng tham gia được đánh giá ở mức khá về mức độ thực hiện, có sự chênh lệch không đáng kể giữa ý kiến đánh giá các tiêu chí, tác giả sử dụng câu hỏi Phụ lục 1 và thu được kết quả sau:
Bảng 2.8. Đánh giá thực trạng tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên Trường đại học Hải Phòng theo hướng phối hợp
các lực lượng tham gia
Nội dung
Mức độ thực hiện
ĐTB Thứ
1 2 3 bậc
SL % SL % SL % Tổ chức và chỉ đạo xây dựng thời khóa
biểu thực hiện chương trình giảng dạy GDCTTT cho sinh viên
0 0,00 10 28,57 25 71,43 2,71 1
Tổ chức, chỉ đạo sinh hoạt chính trị,
tuần lễ công dân đầu năm học cho SV 2 5,71 10 28,57 23 65,71 2,60 2 Chỉ đạo tổ chức các hoạt động GDCT-
TT của câu lạc bộ, đội nhóm, hoạt động ngoại khóa, các hội thi Olympic các môn khoa học Mác-Lênin
7 20,00 16 45,71 12 34,29 2,14 6
Nội dung
Mức độ thực hiện
ĐTB Thứ
1 2 3 bậc
SL % SL % SL % Tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác
thông tin, tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng trong nhà trường
3 8,57 11 31,43 21 60,00 2,51 3
Tổ chức và chỉ đạo thực hiện đa dạng hóa nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục chính trị tư tưởng
6 17,14 13 37,14 16 45,71 2,29 4
Tổ chức và chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát tinh thần học tập, ý thức tham gia giáo dục chính trị tư tưởng
7 20,00 15 42,86 13 37,14 2,17 5
Trung bình chung 2,34
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả điều tra) Bảng thống kê cho thấy mức độ trung bình chung của các chỉ số tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên Trường đại học Hải Phòng theo hướng phối hợp các lực lượng tham gia được đánh giá đều không cao, với điểm trung bình là 2,34.
Một trong những điểm mạnh của trường là việc tổ chức và chỉ đạo xây dựng thời khóa biểu thực hiện chương trình giảng dạy GDCTTT cho sinh viên, đạt điểm cao nhất (điểm 2,71). Điều này cho thấy sự chú trọng của ban lãnh đạo và khoa lý luận chính trị đối với hiệu quả trong việc tổ chức các hoạt động liên quan đến giáo dục chính trị tư tưởng, giúp sinh viên tiếp cận kiến thức một cách hợp lý và hiệu quả. Đội ngũ lãnh đạo nhà trường và các khoa luôn xác định rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc áp dụng phương thức giáo dục chính trị tư tưởng và nâng cao chất lượng giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, nên đã thường xuyên quan tâm đến việc tổ chức và chỉ đạo xây dựng thời khóa biểu, đồng thời đưa ra những biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chặt chẽ phương thức giáo dục chính trị tư tưởng để nâng cao chất lượng giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên.
Ngoài ra, việc tổ chức và chỉ đạo sinh hoạt chính trị, tuần lễ công dân đầu năm học cho sinh viên cũng được đánh giá khá cao (điểm 2,60). Năm học 2020-2024, trong tuần lễ công dân đầu năm học, Nhà trường đã thực hiện quán triệt những nội dung cơ bản, những điểm mới trong các văn kiện Hội nghị lần thứ sáu; kết quả Hội nghị lần thứ bảy (Hội nghị giữa nhiệm kỳ) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII theo Hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, giáo dục sinh viên rèn luyện bản lĩnh chính trị, kiên định lý tưởng cách mạng, ý thức trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội. Điều này cho thấy trường đang có những nỗ lực cụ thể trong việc tạo ra các sự kiện và hoạt động thú vị, hấp dẫn để tăng cường nhận thức và ý thức chính trị của sinh viên.
Tuy nhiên, vẫn còn những điểm yếu cần được cải thiện. Một số sinh viên tiêu biểu đã nghiên cứu khoa học ở hầu hết các khoa, các lĩnh vực, chuyên ngành, thực hiện và dự thi các cuộc thi sinh viên NCKH do Bộ GD&ĐT tổ chức và các cuộc thi khối ngành vòng chung khảo và đạt tuy chưa cao. Tuy nhiên, các phong trào sinh viên giúp cho sinh viên nhận thức rõ hơn về các vấn đề đào tạo và định hướng nghề nghiệp như sân chơi học thuật, cuộc thi khởi nghiệp, ý tưởng sáng tạo, sinh hoạt các câu lạc bộ, các hoạt động ngoại khoá chưa được diễn ra sôi nổi, đã có chỉ đạo thực hiện nhưng chưa thu hút được đông đảo sinh viên tham gia.
Phỏng vấn trưởng phòng Chính trị và QLHSSV, ông cho biết: “ Nhà trường đã đăng thông tin tuyên truyền lên bảng tin thông báo, hệ thống văn bản điện tử của các khoa, các phòng ban. Tuy nhiên chưa chỉ đạo thành lập Ban tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính trị tư tưởng. Chưa phối hợp với các lực lượng trong nhà trường xây dựng nội dung tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng SV bằng nhiều hình thức như: đăng bài trên Website của trường, Facebook của nhà trường, diễn đàn trên các website, chưa tận dụng mỗi giờ chào cờ xây dựng chủ đề ngoại khóa và phân công cho các tập thể tổ chức thực hiện nội dun tuyên truyền”.
2.4.3. Thực trạng kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên Trường đại học Hải Phòng theo hướng phối hợp các lực lượng tham gia
Kiểm tra, đánh giá chính là thước đo chất lượng và hiệu quả thực hiện kế hoạch giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên Trường Đại học Hải Phòng theo hướng phối hợp các lực lượng tham gia. Muốn biết giáo dục chính trị tư tưởng có đạt hiệu quả tốt hay không phải có phương pháp kiểm tra, đánh giá khoa học, chính xác, khách quan, công bằng, đánh giá đúng năng lực và trình độ.
Thực trạng kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên Trường Đại học Hải Phòng theo hướng phối hợp các lực lượng tham gia được đánh giá ở mức khá về mức độ thực hiện, có sự chênh lệch không đáng kể giữa ý kiến đánh giá các tiêu chí, tác giả sử dụng câu hỏi Phụ lục 1 và thu được kết quả sau:
Bảng 2.9. Đánh giá thực trạng kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên Trường Đại học Hải Phòng theo hướng phối
hợp các lực lượng tham gia
Nội dung
Mức độ thực hiện
ĐTB Thứ
1 2 3 bậc
SL % SL % SL % Lãnh đạo nhà trường đôn đốc, kiểm tra
đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động GDCTTT cho SV
2 5,71 11 31,43 22 62,86 2,57 1
Chỉ đạo các đơn vị, khoa chuyên môn kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động GDCTTT cho SV
10 28,57 15 42,86 10 28,57 2,00 4
Xây dựng các quy định, tiêu chí về thi
đua, khen thưởng trong nhà trường 11 31,43 15 42,86 9 25,71 1,94 5 Tổ chức sơ kết, tổng kết, tự kiểm tra, tự
đánh giá trong phạm vi nhà trường 3 8,57 11 31,43 21 60,00 2,51 2 Khảo sát, đánh giá kết quả rèn luyện
phẩm chất đạo đức, lối sống của SV 8 22,86 15 42,86 12 34,29 2,11 3
Trung bình chung 2,23
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả điều tra) Dựa trên dữ liệu được cung cấp, có thể thấy thực trạng kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên tại Trường Đại học Hải Phòng có những điểm sáng và cũng có những điểm cần được cải thiện, do đó điểm trung bình chung chỉ đạt mức khá là 2,23 điểm.
Nội dung “Lãnh đạo nhà trường đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên” là một yếu tố quan trọng, và được đánh giá cao nhất với điểm trung bình là 2,57, đứng đầu bảng xếp hạng. Điều này cho thấy sự quan tâm và cam kết của nhà trường đối với việc thúc đẩy hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng. Vai trò này của lãnh đạo nhà trường không chỉ giúp định hình và điều hành chiến lược tổ chức mà còn đảm bảo rằng mục tiêu và tiêu chuẩn giáo dục được thực hiện một cách đồng nhất và hiệu quả. Phỏng vấn hiệu trường trường ĐHHP, ông cho biết: “Hằng năm, Trường Đại học Hải Phòng đều lồng ghép sơ kết và tổng kết kết quả hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng, trong đó bao gồm việc đánh giá tiến độ, hiệu quả, và nhận xét từ sinh viên và giảng viên.
Nhà trường đã hợp tác với các tổ chức sinh viên như Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên và các câu lạc bộ để thực hiện các hoạt động kiểm tra và đánh giá bởi các tổ chức sinh viên thường có một cái nhìn đặc biệt và cung cấp các góc nhìn quý giá về hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng.” Tuy nhiên nhà trường chưa thực hiện tốt công tác biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với những SV điển hình, và kiểm điểm những SV có biểu hiện chưa tốt.
Tuy nhiên, nội dung “Xây dựng các quy định, tiêu chí về thi đua, khen thưởng trong nhà trường” được đánh giá thấp nhất, điểm trung bình 1,94, cần được chú ý và cải thiện. Nhà trường chưa xác định cụ thể các chỉ số và tiêu chí để đánh giá hiệu quả và thành tích trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục chính trị tư tưởng.
Điều này là một yếu tố quan trọng để đảm bảo rằng mục tiêu giáo dục chính trị tư tưởng không chỉ là về kiến thức mà còn là về phẩm chất và lối sống của sinh viên.