2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên Trường đại học Hải Phòng theo hướng phối hợp các lực lượng tham gia
2.3.3. Thực trạng phương pháp, hình thức giáo dục chính trị tư tưởng cho
Để có số lіệu đánh gіá thực trạng sử dụng phương pháp, hình thức giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên Trường Đại học Hải Phòng theo hướng phối hợp các lực lượng tham gia, tác gіả sử dụng phụ lục 1 để khảo sát ý kіến CBGV, SV về nộі dung nàу, kết quả thu được như sau:
Bảng 2.6. Đánh giá thực trạng phương pháp, hình thức giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên Trường đại học Hải Phòng theo hướng phối hợp các lực
lượng tham gia
Nội dung CBQL, GV SV
TBC Thứ hạng 1 2 3 TB 1 2 3 TB
Phương pháp
Phương pháp giáo dục truyền thống,
thuyết trình 0 13 22 2,63 5 34 71 2,60 2,61 1 Phương pháp giáo dục chủ động, tổ 7 13 15 2,23 30 33 47 2,15 2,19 2
Nội dung CBQL, GV SV TBC Thứ hạng chức các hoạt động
Phương pháp giáo dục dự án, tham
quan thực tế 10 10 15 2,14 35 56 19 1,85 2,00 4 Các phương pháp khác 10 9 16 2,17 31 39 40 2,08 2,13 3
Trung bình chung 2,33 2,20 2,27
Hình thức
Thông qua tuần sinh hoạt chính trị công dân đầu khóa, qua các buổi hội thảo, tọa đàm, nói chuyện chuyên đề về chính trị - xã hội
4 13 18 2,40 5 34 71 2,60 2,50 1
Thông qua các hoạt động ngoại khóa, từ thiện, văn hóa, văn nghệ, lễ hội, tham quan thực tế, câu lạc bộ đội nhóm, Đoàn, Hội sinh viên
6 12 17 2,31 35 33 42 2,06 2,19 4
Thông qua những môn học: Pháp Luật đại cương, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
3 11 21 2,51 15 36 59 2,40 2,46 2
Thông qua các tuần học kỹ năng mềm, lồng ghép vào bài giảng của các bộ môn chuyên ngành
2 17 15 2,31 10 37 63 2,48 2,40 3
Thông tham gia các cuộc thi tìm hiểu về
Đảng, về Bác Hồ, về lịch sử đất nước... 7 16 12 2,14 31 40 39 2,07 2,11 5
Trung bình chung 2,34 2,32 2,33
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả điều tra) Về phương pháp
Điểm trung bình chung của các phương pháp là 2,27 điểm, mức trung bình.
Các SV và CBGV đều chung nhận định rằng nhà trường đang sử dụng rất thường xuyên phương pháp giáo dục truyền thống, thuyết trình, với ĐTB 2,61 điểm. Trong khi đó, các phương pháp giáo dục dự án, tham quan thực tế chỉ đạt 2,00 điểm, xếp hạng thấp nhất, cũng là phương pháp mà các SV đánh giá ít thực hiện nhất.
Về hình thức
Điểm trung bình chung của các hình thức là 2,33 điểm, mức trung bình. Cả 2 nhóm khách thể là CBGV và SV có điểm đánh giá và thứ hạng khá tương đồng, 2,34 và 2,32 điểm. Trong đó hình thức được thực hiện ở mức độ rất thường xuyên là
“Thông qua tuần sinh hoạt chính trị công dân đầu khóa, qua các buổi hội thảo, tọa đàm, nói chuyện chuyên đề về chính trị - xã hội”, ĐTB 2,50. Trái lại, hình thức có thứ hạng thực hiện thấp ít thường xuyên nhất là “Thông qua các tuần học kỹ năng mềm, lồng ghép vào bài giảng của các bộ môn chuyên ngành”, ĐTB 2,11.
Trên đây là các phương pháp và hình thức mà hầu hết các trường ĐH trong cả nước cũng sử dụng để GDCTTT cho SV, tuy nhiên có đến 68 SV tham gia khảo sát cho rằng phương pháp và hình thức này chưa đạt hiệu quả cao. Trong thời gian qua, bên cạnh một số giảng viên sử dụng phương tiện kỹ thuật để đổi mới phương pháp giảng dạy làm cho bài giảng có nội dung phong phú, sinh động, hấp dẫn, có tính thuyết phục cao thì vẫn còn có những giảng viên vì lý do này hay lý do khác e ngại khi sử dụng các phương tiện kỹ thuật, lại có những trường hợp muốn sử dụng nhưng không có đủ.
Đây cũng là lý do mà công tác GDCTTT cho SV thông qua các hoạt động ngoại khóa của nhà trường chưa được thực hiện, là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến một số hoạt động GDCTTT cho SV trong một thời gian dài. Với các buổi hội thảo, tọa đàm, nói chuyện chuyên đề về chính trị - xã hội, các báo cáo viên chủ yếu thuyết trình, nên cũng chưa thu hút được phần lớn SV chú ý lắng nghe. Thời gian qua, nhà trường đã phát động các cuộc vận động: “Học tập và làm theo đạo đức tư tưởng tác phong Hồ Chí Minh”, “Nói không với đào tạo không đạt chuẩn, không đáp ứng nhu cầu xã hội”,... đã vận động SV tham gia nhưng chưa có nhiều SV đat giải cao. Thực tế là các sinh viên đều tham gia để đủ số lượng mà không hề có sự đầu tư tìm hiểu, quan tâm đến ý nghĩa giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên
đằng sau cuộc thi.
Phỏng vấn một cán bộ lãnh đạo của nhà trường, ông cho biết: “Trường Đại học Hải Phòng đã thực hiện khá đa dạng các phương pháp và hình thức GDCTTT theo hướng phối hợp các lực lượng tham gia. Tuy nhiên, trong số đó vẫn có những phương pháp và hình thức chưa được thực hiện, hoặc thực hiện nhưng chưa thu hút được SV tham gia như giáo dục chính khóa”.