Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên Trường đại học Hải Phòng theo hướng phối hợp các lực lượng tham gia

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt Động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên trường Đại học hải phòng theo hướng phối hợp các lực lượng tham gia (Trang 71 - 76)

2.6.1. Ưu điểm

Đội ngũ lãnh đạo, quản lý: nhà trường và các khoa đều có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về vị trí, vai trò quan trọng của giáo dục chính trị tư tưởng và có tinh thần trách nhiệm cao trong việc nâng cao chất lượng giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên. Từ đó xác định được vai trò, trách nhiệm của mình, chủ động nghiên cứu, tìm hiểu về giáo dục chính trị tư tưởng có những định hướng nhất quán và thông suốt trong việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai quá trình giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên. Đa số các lãnh đạo, quản lý nhà trường và các khoa đều có phẩm chất chính trị tốt, tin tưởng vào lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và sự nghiệp cách mạng của Đảng và có đạo đức cách mạng trong sáng, say mê công việc chuyên môn, nghiên cứu khoa học.

Lập kế hoạch: nhà trường đã lập kế hoạch giáo dục chính trị tư tưởng theo hướng khoa học, tinh giản, hiện đại, gắn lý luận với thực tiễn. Đã xác định mục tiêu hoạt động GDCTTT và chỉ đạo các đơn vị chuyên môn, Đoàn, Hội sinh viên, và Phòng Công tác sinh viên xây dựng kế hoạch;có xác định các nguồn lực và điều

kiện để thực hiện hoạt động GDCTTT.

Tổ chức và chỉ đạo thực hiện: đa dạng, linh hoạt, sáng tạo, đạt hiệu quả, đào tạo. Nhà trường đã tổ chức và chỉ đạo xây dựng thời khóa biểu thực hiện chương trình giảng dạy GDCTTT cho sinh viên, xác định rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc áp dụng phương thức giáo dục chính trị tư tưởng và nâng cao chất lượng giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên. Tổ chức và chỉ đạo tốt sinh hoạt chính trị, tuần lễ công dân mỗi đầu năm học cho sinh viên.

Kiểm tra, đánh giá: nhà trường đã quan tâm đối với việc thúc đẩy hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên; đã sơ kết và tổng kết kết quả hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng, trong đó bao gồm việc đánh giá tiến độ, hiệu quả, và nhận xét từ sinh viên và giảng viên; hợp tác với các tổ chức sinh viên như Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên và các câu lạc bộ để thực hiện các hoạt động kiểm tra và đánh giá.

Quản lý các điều kiện đảm bảo thực hiện: bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị chất lượng, đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của nền giáo dục hiện đại trong thời đại công nghệ số; hỗ trợ, đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị đồng bộ, hiện đại phục vụ cho GDLLCTT; phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các khoa, phòng, ban trong nhà trường và với các cơ sở đào tạo đại học khác về giáo dục chính trị tư tưởng.

2.6.2. Hạn chế

Khâu lập kế hoạch: quản lý chưa được quan tâm một cách đúng mức, nhà trường cần phải có một kế hoạch trong từng kỳ và trong cả năm học về quản lý quá trình GDCTTT cho SV, trong đó có sự phân công trách nhiệm rõ ràng để các bộ phận có liên quan. Kế hoạch giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên Trường Đại học Hải Phòng mang tính chất chung chung chưa rõ ràng, cụ thể. Chưa phân tích rõ ràng môi trường, nhu cầu GDCTTT của giảng viên và SV.

Tổ chức và chỉ đạo thực hiện: chưa chỉ đạo tổ thành lập Ban tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính trị tư tưởng; chưa phối hợp với các lực lượng trong nhà trường xây dựng nội dung tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng SV bằng nhiều hình thức; chưa đa dạng hóa phương pháp hình thức, cập nhật giáo trình và tài liệu

liên quan đến lý luận chính trị để có những thay đổi, sát với thực tiễn, tăng cường phối hợp các lực lượng tham gia để để nâng cao chất lượng giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên; chưa thực hiện tốt chỉ đạo tổ chức các hoạt động GDCTTT của câu lạc bộ, đội nhóm, hoạt động ngoại khóa, các hội thi Olympic các môn khoa học Mác-Lênin.

Kiểm tra, đánh giá: nhà trường chưa xác định cụ thể các chỉ số và tiêu chí để đánh giá hiệu quả và thành tích trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục chính trị tư tưởng; chưa sử dụng đa dạng phương pháp và hình thức đánh giá khác nhau. Chưa thực hiện tốt, kịp thời công tác biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với những SV điển hình, và kiểm điểm những SV có biểu hiện chưa tốt.

Quản lý các điều kiện đảm bảo thực hiện: thời lượng các chương trình tọa đàm, các hội thi, các buổi nói chuyện chuyên đề về chính trị tư tưởng vẫn còn bị hạn hẹp. Cổng thông tin điện tử của Trường chưa hiện đại, chưa cập nhật kịp thời các thông tin giáo dục chính trị tư tưởng. Thư viện số, thư viện điện tử của trường chưa hiện đại, chưa có đủ tài liệu, giáo trình điện tử cũng như các loại sách tham khảo điện tử.

2.6.3. Nguyên nhân của hạn chế

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư làm nảy sinh nhiều vấn đề mới theo hướng tiêu cực, xuất hiện các hiện tượng quá đề cao vai trò của máy móc, dẫn đến tình trạng nhiều giảng viên quá lạm dụng công nghệ gây sự nhàm chán, không hứng thú học tập các môn lý luận chính trị trực tuyến của sinh viên. Bên cạnh đó, sự nhiễu loạn thông tin trên môi trường không gian mạng, thông qua các công cụ truyền thông, các mạng xã hội, nhiều luồng thông tin xấu, độc, không chính thống xuất hiện trên không gian mạng làm hoang mang, dao động tác động đến sinh viên, làm xói mòn lòng tin của thế hệ trẻ đối với Đảng, Nhà nước.

Một bộ phận lãnh đạo, quản lý các cấp nhận thức chưa đầy đủ và sâu sắc về bản chất cũng như vị trí, vai trò của phương thức GDLLCT. Một bộ phận giảng viên, đội ngũ cán bộ phục vụ và hỗ trợ ở các trường nhận thức còn mơ hồ, phiến diện thể hiện thái độ không hào hứng, tích cực trong việc triển khai thực hiện GDLLCT.

Cơ chế, chính sách đãi ngộ cho giảng viên ngành lý luận chính trị chưa

khuyến khích, chưa tạo động lực cho việc triển khai phương thức GDLLCT, thu nhập của giảng viên chưa đảm bảo, chưa tương xứng với công sức, trí tuệ, tâm huyết mà giảng viên đã bỏ ra.

Chương trình giáo dục chính trị tư tưởng còn bộc lộ nhiều hạn chế, ít được số hóa, chậm đổi mới, còn chung chung chủ yếu nhằm trang bị những kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, phổ biến đường lối, chính sách, pháp luật. Chương trình, nội dung chưa hệ thống, sâu sắc, phong phú, thiếu hấp dẫn, ít có liên hệ thực tiễn ở nội dung một số bài học.

Kết luận Chương 2

Trên cơ sở nền tảng của lý luận ở chương 1, qua các phân tích dựa trên khảo sát đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên Trường đại học Hải Phòng theo hướng phối hợp các lực lượng tham gia đã làm được trong thời gian vừa qua.

Trường Đại học Hải Phòng đã quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên theo hướng phối hợp các lực lượng tham gia đạt được kết quả nhất định như sau, cả CBGV và SV đều đánh giá hệ thống mục tiêu của giáo dục chính trị tư tưởng ở mức quan trọng. Đa số các lãnh đạo, quản lý nhà trường và các khoa đều có phẩm chất chính trị tốt. Nhà trường thường xuyên thực hiện nội dung, hình thức chương trình giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên. Nhà trường đã lập kế hoạch giáo dục chính trị tư tưởng theo hướng khoa học, tinh giản, hiện đại, gắn lý luận với thực tiễn. Nhà trường đã quan tâm đối với việc thúc đẩy hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên.

Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế nhất định như một bộ phận giảng viên, đội ngũ cán bộ phục vụ và hỗ trợ ở các trường nhận thức còn mơ hồ, phiến diện thể hiện thái độ không hào hứng, tích cực trong việc triển khai thực hiện GDLLCT. Cơ chế, chính sách đãi ngộ cho giảng viên lý luận chính trị chưa khuyến khích, chưa tạo động lực cho việc triển khai phương thức GDLLCT. Chương trình giáo dục chính trị tư tưởng còn bộc lộ nhiều hạn chế, ít được số hóa, chậm đổi mới, còn chung chung. Quá quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên Trường Đại học Hải Phòng theo hướng phối hợp các lực lượng tham gia chưa ngang tầm với nhiệm vụ và sứ mạng của trường. Chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới quá trình GDCTTT trong giai đoạn hiện nay. Mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả của công tác quản lý hoạt động giáo dục còn ở mức thấp hơn so với mức độ nhận thức.

Đây là cơ sở thực tiễn giúp tác giả đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên Trường Đại học Hải Phòng theo hướng phối hợp các lực lượng tham gia trong thời gian tới và được đề cập ở chương 3.

Chương 3

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt Động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên trường Đại học hải phòng theo hướng phối hợp các lực lượng tham gia (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)