Sơ lược tổng quan về Trường Đại học Hải Phòng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt Động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên trường Đại học hải phòng theo hướng phối hợp các lực lượng tham gia (Trang 44 - 48)

2.1.1. Giới thiệu Trường Đại học Hải Phòng

- Tiếng Việt: TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG - Tiếng Anh: HAI PHONG UNIVERSITY

- Tên viết tắt: ĐHHP

Trụ sở chính: 171 Phan Đăng Lưu, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng.

Trường Đại học Hải Phòng là trường đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 60/2004/QĐ-TTg ngày 09 tháng 04 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở đổi tên Trường Đại học Sư phạm Hải Phòng (thành lập theo Quyết định số 48/2000/QĐ-TTg ngày 20 tháng 04 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ).

Trường ĐHHP là đơn vị sự nghiệp công lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản tại các ngân hàng, kho bạc nhà nước.

Trường Đại học Hải Phòng chịu sự quản lý toàn diện, trực tiếp của UBND thành phố Hải Phòng, chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành có liên quan, được hưởng các chế độ chính sách của nhà nước áp dụng cho hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề công lập.

Sứ mệnh: Trường Đại học Hải Phòng là cơ sở giáo dục đại học đa ngành, đa lĩnh vực, có sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động đã qua đào tạo; là trung tâm văn hóa, giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng, vùng Duyên hải Bắc Bộ và cả nước.

Tầm nhìn: Đến năm 2030 Trường Đại học Hải Phòng trở thành trường đại học theo định hướng ứng dụng, tiệm cận trình độ tiên tiến trong khu vực và quốc tế.

2.1.2. Chức năng nhiệm vụ Trường Đại học Hải Phòng Chức năng

Trường Đại học Hải Phòng là trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực theo định hướng ứng dụng, có chức năng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức, công nghệ và phục vụ cộng đồng, cung cấp các dịch vụ phục vụ cộng đồng trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục và khoa học, công nghệ.

Nhiệm vụ, quyền hạn

a) Xác định sứ mạng, tầm nhìn của Trường; xây dựng chiến lược, kế hoạch tổng thể phát triển Trường cho từng giai đoạn, theo kế hoạch hoạt động hằng năm phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội;

b) Triển khai hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học;

c) Phát triển các chương trình đào tạo theo hướng tiên tiến đáp ứng yêu cầu thực tiễn; bảo đảm sự liên thông giữa các chương trình và trình độ đào tạo;

d) Tổ chức bộ máy: tuyển dụng, quản lý cán bộ, viên chức và người lao động; xây dựng đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, có cơ cấu cân đối về trình độ, ngành nghề, độ tuổi và giới tính, đạt chuẩn về trình độ đào tạo; tham gia vào quá trình điều động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với cán bộ, viên chức và người lao động;

đ) Tuyển sinh và quản lý người học; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ, viên chức, người lao động và người học; dành kinh phí để thực hiện chính sách xã hội đối với đối tượng được hưởng chính sách xã hội; bảo đảm môi trường sư phạm cho hoạt động giáo dục;

k) Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền; xây dựng và phát triển hệ thống đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo;

1) Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ; ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ; tham gia giải quyết những vấn đề về kinh tế - xã hội của địa phương, của ngành GD&ĐT và đất nước; thực hiện dịch vụ khoa học, sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật;

m) Liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, khoa học công nghệ... nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, gắn đào tạo với sử dụng, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bổ sung nguồn tài chính cho Trường;

2.1.3. Bộ máy tổ chức Trường Đại học Hải Phòng

Bộ máy tổ chức Trường Đại học Hải Phòng được thể hiện như hình sau:

Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức trường Đại học Hải Phòng

(Nguồn: trường Đại học Hải Phòng) Tính đến 31/12/2023, Trường Đại học Hải Phòng có 32 đơn vị thuộc, trong đó 11 phòng ban, 12 khoa; 6 trung tâm 3 trường thực hành; Tổng số viên chức, hợp đồng lao động chuyên môn nghiệp vụ là 661 người (biên chế 424; hợp đồng 237);

82 hợp đồng lao động hưởng mức lương tối thiểu vùng; 9 sĩ quan biệt phái.

Nhân sự có trình độ cao gồm 11 PGS, 98 TS, 410 ThS, 13 giảng viên cao

cấp, 124 giảng viên chính, 30 NCS (06 NCS nước ngoài), 02 cao học.

2.1.4. Tình hình sinh viên nhà trường

Trường Đại học Hải Phòng với nhiệm vụ đa ngành, đa lĩnh vực theo định hướng ứng dụng cho các con em của tỉnh Hải Phòng và các tỉnh lân cận. Trong những năm qua quy mô đào tạo của nhà trường ngày càng tăng lên, đa dạng hóa các hình thức đào tạo, điều đó chứng tỏ uy tín và thương hiệu của nhà trường được cha mẹ và bản thân SV chấp nhận được điều đó được thể hiện ở bảng sau.

Bảng 2.1. Tình hình SV trường Đại học Hải Phòng giai đoạn 2019-2023

Tên các khoa, viện Số lượng SV

2019 2020 2021 2022 2023

Ngữ văn và KHXH 152 146 247 292 342

Du lịch 568 554 558 533 555

Ngoại ngữ 1406 1625 2219 2063 1982

Giáo dục Tiểu học và Mầm non 628 517 644 776 971

Giáo dục thể chất 12 11 0 34 73

Toán và KHTN 110 159 294 403 480

Công nghệ thông tin 424 497 834 918 884

Xây dựng 145 151 133 141 171

Điện cơ 624 674 835 976 1415

Kinh tế và QTKD 1211 1260 2132 2292 2721

Kế toán – Tài chính 1171 1115 1359 1464 1506

Tâm lý giáo dục học 80 69 78 60 100

Lý luận chính trị 0 0 0 12 12

Tổng 6531 6778 9333 9964 11212

(Nguồn: Trường Đại học Hải Phòng) Năm học 2023-2024, Trường có 11212 sinh viên, tăng 1248 SV so với năm học trước. Điều nay thể hiện giảng viên nhà trường đã luôn nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn cao, kinh nghiệm giảng dạy để có thể truyền đạt kiến thức cho SV

được một cách tốt nhất và hiệu quả nhất. Giảng viên luôn trong tâm thế đổi mới và không ngừng sáng tạo các phương pháp và hình thức dạy học, tổ chức lớp học đa dạng và phong phú. Do đó, SV đã tin tưởng vào sự phát triển tương lai của ngành học nhà trường và hài lòng với chương trình đào tạo mà mình đang theo học.

2.1.5. Thực trạng chính trị tư tưởng của sinh viên SV trường Đại học Hải Phòng Đa số SV trường Đại học Hải Phòng có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức tổ chức, kỷ luật, có sự hiểu biết về lịch sử truyền thống, chủ động, mạnh dạn và sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo; tiếp cận nhanh với những nội dung, phương pháp, phương tiện học tập, nghiên cứu khoa học hiện đại. Bên cạnh đó, số đông SV đã có định hướng giá trị đúng đắn về đạo đức, văn hóa, hiểu biết xã hội, có tính cộng đồng, chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau, thể hiện rất rõ qua việc tham gia hoạt động tình nguyện vì an sinh xã hội.

Tuy nhiên, theo báo cáo tổng kết năm học 2023 [32] thì tình hình rèn luyện CTTT của SV cũng vẫn còn một số hạn chế như: kết quả rèn luyện hàng năm chưa cao, tỷ lệ xếp loại tốt và xuất sắc còn thấp, cá biệt vẫn còn tình trạng 1,2% SV không tổng hợp đánh giá rèn luyện. Một số SV chưa xác định được mục tiêu, động cơ học tập đúng đắn, không trung thực trong thi cử, thiếu kiên trì, quyết tâm trong việc học tập, thiếu hiểu biết về lịch sử - xã hội, kiến thức và kỹ năng hội nhập, năng lực ngoại ngữ còn yếu; kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng xã hội chưa tốt. Có một số SV chỉ chú tâm vào việc học, không quan tâm và tham gia bất cứ một hoạt động nào của đoàn thể hoặc của trường. Ngược lại, có một số SV say mê các hoạt động đoàn thể, các phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao,...mà quên nhiệm vụ chính là học tập và nghiên cứu khoa học, dẫn tới kết quả học tập yếu kém. Vẫn tồn tại một bộ phận không nhỏ SV còn mơ hồ về nhận thức chính trị, sống buông thả, lười biếng, có biểu hiện xuống cấp về đạo đức, văn hóa học đường, mắc các tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt Động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên trường Đại học hải phòng theo hướng phối hợp các lực lượng tham gia (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)