Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt Động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên trường Đại học hải phòng theo hướng phối hợp các lực lượng tham gia (Trang 39 - 44)

1.5.1. Yếu tố chủ quan

1.5.1.1. Phẩm chất, năng lực của cán bộ quản lý

Trong gia đoạn hiện nay, để quản lý có hiệu quả quá trình GDCTTT cho SV, không thể không nhắc tới phẩm chất, năng lực của cán bộ quản lý. Bởi vì, công tác quản lý đóng vai trò then chốt, là nhân tố đảm bảo sự thành công của quá trình GDCTTT. Nó tạo ra sự thống nhất ý chí trong nhà trường; định hướng phát triển của hoạt động giáo dục trên cơ sở mục tiêu chung, hướng sự nỗ lực của mọi người vào mục tiêu đó; tổ chức, phối hợp, hướng dẫn hoạt động của các cá nhân trong quá trình giáo dục; tạo động lực cho cá nhân, tạo môi trường và tạo điều kiện bảo đảm phát triển ổn định, bền vững và hiệu quả.

Cán bộ quản lý phải hiểu rõ mục tiêu giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên theo hướng phối hợp các lực lượng tham gia, am hiểu sâu sắc nội dung giáo dục, nắm chắc phương pháp giáo dục để từ đó truyền tải và hướng dẫn chỉ đạo đội ngũ CBGV nhà trường thực hiện giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên theo hướng phối hợp các lực lượng tham gia tốt. Đảng ủy, Ban Giám hiệu cần phải nắm chắc tình hình GDCTTT cho SV, hiểu đúng về SV với đầy đủ mặt ưu cũng như nhược điểm. Tăng cường quản lý SV ở tất cả các lĩnh vực, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình GDCTTT. Chú trọng đến công tác dự báo tình hình SV, trên cơ sở đó, hàng năm, 5 năm lập ra kế hoạch cụ thể để có những giải pháp thỏa đáng về quá trình GDCTTT.

1.5.1.2. Nhận thức, năng lực của SV

Tập thể SV là môi trường và phương tiện GDCTTT quan trọng. Vì vậy, cần xây dựng thành tập thể SV tốt, có mục đích thống nhất, có tinh thần trách nhiệm cao đối với xã hội. Trong nhà trường, lớp học là đơn vị cơ bản để tổ chức dạy và học.

G-Cố vấn học tập là người thay mặt Ban Giám hiệu tổ chức, quản lý, giáo dục SV trên tất cả các lĩnh vực và cũng là người trực tiếp GDCTTT cho SV. Muốn có một tập thể SV tốt, nhà trường cần phải lưu ý một khâu rất quan trọng là: chọn lựa những giảng viên giỏi về chuyên môn, mẫu mực, nhiệt tình, tâm huyết với thế hệ trẻ, biết cách tổ chức, quản lý SV.

Hiện nay, nhận thức năng lực của SV không chỉ tuân theo quy luật nội tại vốn có mà còn chịu sự tác động của những yếu tố khác, như: quá trình toàn cầu hóa, tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của đất nước, chất lượng giáo dục ý thức chính

trị. Nhận thức, năng lực chính trị tư tưởng của sinh viên là một trong những nhân tố tinh thần, có sức mạnh góp phần giúp sinh viên vượt qua khó khăn của cuộc sống và cảnh giác trước những âm mưu phá hoại của kẻ thù, bảo vệ lý tưởng cao đẹp; đồng thời, khơi dậy lòng tự hào, niềm tin, ý chí, bản lĩnh kiên cường của con người xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước hiện nay.

1.5.1.3. Nhận thức, năng lực của các lực lượng phối hợp tham gia GDCTTT

Quá trình GDCTTT cho SV chỉ thực sự đạt hiệu quả cao, góp phần vào việc thực hiện thắng lợi mục tiêu giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên theo hướng phối hợp các lực lượng tham gia khi tất cả mọi lực lượng trong nhà trường có nhận thức đúng đắn, có sự phối kết hợp thống nhất, chặt chẽ và luôn coi trọng quá trình GDCTTT cho SV. Coi đó là nhiệm vụ hàng đầu của toàn thể cán bộ, giảng viên, công nhân viên và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. Mỗi cán bộ, đảng viên, giảng viên, bằng sự mô phạm, mẫu mực của chính nhân phẩm, tài đức, nhiệt huyết và sự hiện hữu của một thầy giáo, cô giáo với hình ảnh nhân cách và trí tuệ, đạo đức lương tâm nghề nghiệp, cảm thông, tôn trọng lớp trẻ sẽ là một tấm gương sáng, tự nó sẽ là những bài giảng không lới có tính thuyết phục vô cùng lớn để SV noi theo.

1.5.2. Yếu tố khách quan

1.5.2.1. Sự tác động của yếu tố kinh tế - xã hội

Như chúng ta đã biết, thanh niên SV hiện đang là nguồn lực lớn của xã hội và họ đang giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, góp phần quyết định sự tiến bộ của xã hội. Sự đổi mới đường lối kinh tế - xã hội là sự lựa chọn mới về hệ thống giá trị cơ bản của xã hội nước ta đã đem lại sự phát triển toàn diện, mạnh mẽ và sâu sắc trong đời sống xã hội kéo theo sự biến đổi hệ thống định hướng giá trị trong mỗi con người. Bên cạnh việc hình thành những giá trị mới, tích cực, sự phát triển, mở cửa, hội nhập nền kinh tế thị trường và sự phát triển quá nhanh về khoa học công nghệ cũng làm nảy sinh những hiện tượng tiêu cực trái ngược với định hướng XHCN. Sự phân hóa giàu – nghèo diễn ra nhanh dẫn đến tình trạng bất bình đẳng trong nhiều lĩnh vực; sự phân hóa thành thị - nông thôn ít nhiều, ở cấp độ khác nhau đã làm ảnh hưởng đến tư tưởng chính trị, tình cảm đạo đức, tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng, lối sống của một bộ phận SV.

1.5.2.2. Các điều kiện cơ sở vật chất

Các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên theo hướng phối hợp các lực lượng tham gia là yếu tố rất quan trọng, là một trong những thành tố cấu thành nên quá trình giáo dục, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục. Để nâng cao chất lượng giáo dục thì vai trò, vị trí của thành tố cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ giáo dục rất quan trọng. Cơ sở vật chất của nhà trường có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình GDCTTT cho SV vì nó tạo nên cảnh quan sư phạm, cung cấp phương tiện cho các hoạt động học tập, rèn luyện của SV; tạo các điều kiện cần thiết để SV có thể thực hiện được những hành vi cần được giáo dục theo mục tiêu của nhà trường thì các hoạt động nội, ngoại khóa, sinh hoạt chính trị tư tưởng thường phong phú hơn, đa dạng hơn, thu hút được đông đảo SV tham gia.

Kết luận Chương 1

Giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên theo hướng phối hợp các lực lượng tham gia là một quá trình nhằm hình thành, rèn luyện và phát triển phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống văn minh, tiến bộ, góp phần giáo dục toàn diện cho SV. Quản lý giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên theo hướng phối hợp các lực lượng tham gia đó là quản lý việc thực hiện lập kế hoạch, tổ chứ và chỉ đạo thực hiện, Kiểm tra đánh giá và quản lý các điều kiện giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên. Giáo dục SV ý thức chấp hành các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Giáo dục SV có thái độ tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, phân biệt, đánh giá các sự kiện chính trị, xã hội, nhận ra và phê phán những âm mưu, thủ đoạn chính trị của các thế lực thù địch.

Ở phần lý luận của vấn đề nghiên cứu, đề tài đã tổng thuật những khái niệm chủ đạo của đề tài, như: Giáo dục chính trị tư tưởng, Quản lý, Quản lý quá trình giáo dục, Phối hợp các lực lượng tham gia, Quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên theo hướng phối hợp các lực lượng tham gia … Từ đó, luận văn đã xác định những yếu tố của quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên theo hướng phối hợp các lực lượng tham gia và nội dung quản lý này. Cũng như các một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên theo hướng phối hợp các lực lượng tham gia. Những vấn đề này làm cơ sở để khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên theo hướng phối hợp các lực lượng tham gia tại Trường Đại học Hải Phòng.

Những kết quả nghiên cứu đó sẽ được tác giả trình bày trong chương 2.

Chương 2

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt Động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên trường Đại học hải phòng theo hướng phối hợp các lực lượng tham gia (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)