1.4.1. Lập kế hoạch hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên theo hướng phối hợp các lực lượng tham gia
Lập kế hoạch là một tập hợp những hoạt động, công việc được sắp xếp theo trình tự nhất định để đạt được mục tiêu đã đề ra. Đây là chức năng đầu tiên trong bốn chức năng của quản lý là lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. Và cũng là chức năng rất quan trọng đối với mỗi nhà quản lý bởi vì nó gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và chương trình hành động trong tương lai kế hoạch, điều thách thức lớn với hầu hết các nhà quản lý.
Lập kế hoạch hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho SV trong trường ĐH gồm:
- Phân tích đặc điểm tình hình GDCTTT hàng năm, học kỳ, xác định mục tiêu hoạt động, xây dựng nội dung, biện pháp thực hiện hoạt động GDCTTT cho
sinh viên, xác định các nguồn lực, điều kiện thực hiện hoạt động.
- Bên cạnh đó nhà trường chỉ đạo phòng Chính trị - Công tác học sinh, sinh viên; tổ chức Đoàn, Hội, các khoa chuyên môn xây dựng kế hoạch, chương trình GDCTTT, đạo đức, lối sống trong sinh viên theo từng năm học lập kế hoạch, GDCTTT cho SV toàn trường.
- Vấn đề rất quan trọng trong quản lý quá trình GDCTTT là phải đưa nội dung hoạt động vào kế hoạch với mục tiêu, biện pháp rõ ràng, các bước tiến hành cụ thể (về thời gian, các điều kiện về nhân lực, vật lực đi kèm). Các hoạt động ngoại khóa không chỉ có ý nghĩa bồi dưỡng, mở rộng và khắc sâu tri thức mà còn là phương pháp tốt nhất hình thành động cơ và hứng thú học tập các môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Để quản lý quá trình GDCTTT cho SV đạt hiệu quả cao phải có kế hoạch phối hợp tốt giữa hoạt động nội khóa và hoạt động ngoại khóa nhằm bổ sung, hỗ trợ cho nhau, không làm cản trở hoặc chồng chéo lên nhau trong quá trình thực hiện.
1.4.2. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên theo hướng phối hợp các lực lượng tham gia
Sau khi xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên theo hướng phối hợp các lực lượng tham gia, Ban giám hiệu trực tiếp phân quyền một cách cụ thể trong công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên theo hướng phối hợp các lực lượng tham gia.
Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động GDCTTT cho SV là hai chức năng quản lí có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong tiến trình quản lí góp phần hiện thực hóa những mục tiêu Giáo dục đề ra và triển khai thực hiện các quy định về công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho SV. Việc tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch được thực hiện đồng bộ trên các vấn đề sau:
- Tổ chức và chỉ đạo xây dựng thời khóa biểu thực hiện chương trình giảng dạy GDCTTT cho sinh viên. Đảm bảo các chương trình giảng dạy GDCTTT cho sinh viên được diễn ra đúng tiến độ, kế hoạch đã xây dựng từ đầu năm học.
- Tổ chức, chỉ đạo sinh hoạt chính trị, tuần lễ công dân đầu năm học cho SV. Kết hợp phổ biến, giáo dục các quy định của pháp luật nhằm nâng cao nhận
thức cho sinh viên về quyền con người, quyền công dân, quyền và lợi ích của sinh viên theo quy định tại Hiến pháp năm 2013; Luật Giáo dục và các văn bản khác có liên quan. Trang bị những kiến thức cần thiết cho sinh viên về quyền, nghĩa vụ của sinh viên…
- Chỉ đạo tổ chức các hoạt động GDCTTT của câu lạc bộ, đội nhóm, hoạt động ngoại khóa, các hội thi Olympic các môn khoa học Mác-Lênin. Tổ chức các hoạt động nhân dịp ngày lễ, kỷ niệm các sự kiện trọng đại của đất nước, địa phương và nhà trường, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao, các hoạt động, phong trào tình nguyện trong SV.
- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng trong nhà trường. Lãnh đạo nhà trường cần phải xem đây là những hoạt động truyền thống thông qua những nội dung này có thể tuyên truyền các nội dung GDCTTT cho SV.
- Tổ chức và chỉ đạo thực hiện đa dạng hóa nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục chính trị tư tưởng, phong phú trong hoạt động thực tiễn, tránh gây nhàm chán cho SV, tiết kiệm chi phí tổ chức.
- Tổ chức và chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát tinh thần học tập, ý thức tham gia giáo dục chính trị tư tưởng. Lấy đó làm căn cứ đánh giá và công nhận việc hoàn thành "Tuần sinh hoạt công dân - sinh viên", đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên trong năm học.
1.4.3. Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên theo hướng phối hợp các lực lượng tham gia
Kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên theo hướng phối hợp các lực lượng tham gia nhằm thu thập thông tin, tiếp nhận các dữ liệu để đánh giá hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng đối với các mục tiêu đề ra. Từ đó có kế hoạch, biện pháp điều chỉnh chỉ đạo hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng. Để đánh giá được kết quả thì cần có hoạt động kiểm tra trong quá trình giáo dục chính trị tư tưởng. Hoạt động kiểm tra sẽ giúp cho lãnh đạo trường theo dõi, giám sát các thành quả hoạt động, từ đó sẽ có những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết. Kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng
thông qua các hoạt động sau đây:
- Lãnh đạo nhà trường đôn đốc, kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động GDCTTT cho SV. Lãnh đạo nhà trường cần tổ chức các cuộc họp, buổi làm việc và kiểm tra định kỳ để đánh giá tiến độ và chất lượng của hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng. Ngoài ra, lãnh đạo nhà trường cũng cần đảm bảo rằng nguồn lực và hỗ trợ cần thiết được cung cấp để thực hiện kế hoạch giáo dục.
- Chỉ đạo các đơn vị, khoa chuyên môn kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động GDCTTT cho SV.
- Xây dựng các quy định, tiêu chí về thi đua, khen thưởng trong nhà trường.
Lãnh đạo nhà trường cần đặt ra các mục tiêu cụ thể và tiêu chuẩn chất lượng cho hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng và đảm bảo rằng các đơn vị và cá nhân tham gia đều phải đạt được các mục tiêu này.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết, tự kiểm tra, tự đánh giá trong phạm vi nhà trường.
- Khảo sát, đánh giá kết quả rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống của SV.
Việc khảo sát và đánh giá kết quả rèn luyện phẩm chất đạo đức và lối sống của sinh viên là một phần quan trọng của quá trình giáo dục và phát triển con người trong môi trường đại học.
1.4.4. Quản lý các điều kiện đảm bảo thực hiện hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên theo hướng phối hợp các lực lượng tham gia
Chất lượng giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên theo hướng phối hợp các lực lượng tham gia phụ thuộc rất lớn vào các điều kiện đảm bảo thực hiện, đảm bảo cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, công nghệ và phương tiện phục vụ cho hoạt động học tập, nghiên cứu của giảng viên và sinh viên. Điều này có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến việc hình thành tư tưởng chính trị đúng đắn trong các em. Bởi lẽ, khi điều kiện vật chất, đời sống được nâng cao, điều kiện học tập được cải thiện, các em sẽ an tâm hơn trong học tập, rèn luyện, xác định cho mình một mục tiêu học tập đúng đắn. Vì vậy, trong những năm qua, các trường đại học đặc biệt quan tâm đầu tư, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, công nghệ và phương tiện giáo dục chính trị tư tưởng. Các điều kiện đảm bảo
thực hiện hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên theo hướng phối hợp các lực lượng tham gia cụ thể như:
- Nhà trường hỗ trợ kinh phí cho SV khi tổ chức các chương trình giao lưu, hội thi, hội thảo. Bằng cách này, nhà trường không chỉ tạo điều kiện cho sinh viên tham gia vào các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng mà còn giúp họ hình thành tư tưởng chính trị đúng đắn; giúp giảm bớt áp lực tài chính đối với sinh viên và tạo điều kiện thuận lợi hơn để họ tổ chức các sự kiện mang tính cộng đồng.
- Đề xuất mua sắm thêm trang thiết bị, cơ sở vật chất của nhà trường kịp thời, đầu tư mua thêm sách báo, tài liệu về GDCTTT cho thư viện, tạo điều kiện cho SV tiếp cận. Điều này có thể giúp họ nắm bắt thông tin mới nhất và phát triển cái nhìn sâu sắc hơn về các vấn đề chính trị và tư tưởng, tăng cường sự hiểu biết và kỹ năng của các bên liên quan trong việc thúc đẩy hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng.
- Tăng thời lượng các chương trình tọa đàm, các hội thi, các buổi nói chuyện chuyên đề về chính trị tư tưởng. Bằng cách tạo ra các sự kiện dài hơn và có nhiều cơ hội trò chuyện, sinh viên sẽ được khuyến khích tham gia tích cực hơn vào các hoạt động giáo dục chính trị. Họ sẽ có thời gian để nêu ý kiến, đặt câu hỏi và thảo luận với nhau và với các diễn giả, khám phá các vấn đề chính trị và tư tưởng một cách sâu sắc hơn.
- Chuẩn bị đầy đủ đội ngũ nhân sự đáp ứng việc triển khai kế hoạch giáo dục chính trị tư tưởng về số lượng và chất lượng, sử dụng linh hoạt và hiệu quả đội ngũ nhân sự hiện có.
- Chú trọng đầu tư, nâng cấp cổng thông tin điện tử, xây dựng thư viện số, để SV kết nối mạng, cập nhật nguồn thông tin chính trị - xã hội. Sinh viên có thể dễ dàng truy cập vào các tài liệu, video, bài thảo luận trực tuyến và tài nguyên giáo dục khác để nâng cao kiến thức và ý thức chính trị của mình.