Chủ thể quản lý GDCTTT cho SV là Hiệu trưởng, cán bộ Phòng Chính trị - Công tác sinh viên, sinh viên trong trường, cán bộ quản lý các khoa, phòng, cán bộ giảng dạy, các tổ chức giáo dục trong và ngoài nhà trường. Đối tượng quản lý là hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên. Quản lý GDCTTT cho SV thực chất là quá trình chủ thể quản lý về một chương trình GDCTTT, một kế hoạch hoạt động, một phương pháp, hình thức hoạt động GDCTTT thông qua một hệ thống các biện pháp, nhằm từng bước xây dựng thế giới quan và phương pháp luận khoa học đúng đắn, nâng cao bản lĩnh chính trị, thực hiện thắng lợi mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
1.3. Hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên theo hướng phối hợp các lực lượng tham gia
1.3.1. Ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên theo hướng phối hợp các lực lượng tham gia
Con người muốn làm được điều thiện, tránh làm điều ác và muốn cho hành vi của mình được mọi người chấp nhận, không bị dư luận xã hội lên án thì họ phải nắm được những quan điểm, nguyên tắc, qui tắc, chuẩn mực cơ bản được xã hội chấp nhận. Từ đó, con người có thể tự do lựa chọn cho mình những hành vi phù hợp, đồng thời mới có khả năng đánh giá đúng đắn các hiện tượng, hành vi phù hợp trong quan hệ xã hội. Vì vậy, giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên trong trường đại học góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách con người trong xã hội tiến bộ.
Để đảm bảo cho xã hội ngày càng phát triển tốt đẹp, tất yếu phải có một hệ thống qui tắc, nguyên tắc, chuẩn mực nhằm kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân và
xã hội, chúng luôn có những mâu thuẫn với nhau đòi hỏi chủ thể phải đấu tranh bản thân vô cùng quyết liệt để chống lại các tư tưởng sai lầm, lệch chính đáng của tất cả những cái đẹp nhất mà loài người đã tạo ra.
Khi nước ta tham gia và gia nhập vào nhiều tổ chức thế giới như Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Hội đồng Bảo an Liên hợp Quốc là thành viên không thường trực và nhiều tổ chức khác đã giúp cho nền kinh tế nước ta đạt được nhiều thắng lợi về phát triển kinh tế - xã hội nhưng bên cạnh đó cũng không ít thách thức, khó khăn về mặt công tác GDCTTT, đặc biệt đối với đối tượng SV. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng công tác GDCTTT cho SV là vấn đề cấp bách trong giai đoạn hiện nay, nó góp phần đào tạo được những SV phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Thêm vào đó, thông qua tham gia công tác Đoàn, Hội sinh viên cũng góp phần nâng cao nhận thức chính trị trong SV, biết sống có ước mơ hoài bão và lý tưởng.
1.3.2. Mục tiêu hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên theo hướng phối hợp các lực lượng tham gia
Trong quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên trường Đại học Hải Phòng theo hướng phối hợp các lực lượng tham gia, nhiều nhóm lực lượng có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả giáo dục. Ban Giám hiệu và các cán bộ quản lý nhà trường chịu trách nhiệm chỉ đạo, xây dựng và triển khai chương trình giáo dục chính trị, tổ chức các hội thảo, buổi nói chuyện về chính trị xã hội. Khoa Chính trị – Giáo dục Chính trị đảm nhận việc giảng dạy, nghiên cứu và tổ chức các buổi thảo luận về các vấn đề thời sự. Giáo viên, giảng viên không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn khuyến khích tư duy phản biện và giúp sinh viên liên hệ thực tế. Các tổ chức Đoàn Thanh niên và sinh viên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt chính trị tư tưởng, tuyên truyền chủ trương chính sách và tạo cơ hội cho sinh viên trao đổi về các vấn đề xã hội. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng này tạo ra môi trường giáo dục chính trị tư tưởng hiệu quả cho sinh viên.
SV là bộ phận ưu tú nhất trong lứa tuổi thanh niên. Ở lứa tuổi từ 18 đến 23, SV đã có sự phát triển tương đối đầy đủ và toàn diện, nhân cách đã định hình tương
đối ổn định, trí tuệ đã phát triển, đã hình thành thế giới quan cá nhân với khả năng tự đánh giá, tự thẩm định và điều chỉnh hành vi. Cho nên quan điểm giáo dục đào tạo của Đảng ta là coi SV là “một nhân cách đã trưởng thành”.
Tuy nhiên, lứa tuổi thanh niên, SV là một giai đoạn quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách, nhưng kinh nghiệm sống của họ còn chưa phong phú, tư tưởng còn chưa được chín chắn. Vì vậy, việc GDCTTT có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành, phát triển nhân cách của SV. Do đó, GDCTTT cho SV phải thỏa mãn được các mục tiêu:
- Tuyên truyền cho SV giá trị, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Giáo dục cho sinh viên sống có lý tưởng - lý tưởng cách mạng và phải biết sống trung thành với lý tưởng cách mạng. Hình thành bản lĩnh chính trị vững vàng, yêu tổ quốc biết phê phán những luận điểm xuyên tạc, hành động chống phá Đảng và Nhà nước.
- Tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân.
- Giáo dục lối sống lành mạnh, văn minh, ý thức trách nhiệm của SV đối với tập thể và cộng đồng. Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, trì thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Giáo dục, tuyên truyền nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật, thói quen sống và làm việc theo pháp luật. Củng cố tổ chức đảng, đoàn thể quần chúng và công tác phát triển đảng viên trong trường học
- Hình thành bản lĩnh chính trị vững vàng, yêu tổ quốc biết phê phán những luận điểm xuyên tạc, hành động chống phá Đảng và Nhà nước. Giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp, việc làm. Giúp điều chỉnh những hành vi ứng xử lệch lạc so với chuẩn mực đạo đức, trái với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam mang lại sự hoàn thiện con người mới XHCN.
1.3.3. Nội dung hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên theo hướng phối hợp các lực lượng tham gia
Những nội dung về hoạt động GDCTTT cho SV trong trường ĐH là những hoạt động hết sức ý nghĩa và cần thiết trong xã hội ngày càng phát triển. Những nội dung GDCTTT đóng một vai trò hết sức quan trọng, góp phần tích cực vào giáo dục toàn diện nhân cách cho SV. Tăng cường giáo dục thế giới quan khoa học, giáo dục tư tưởng cách mạng XHCN cho SV. Nâng cao nhận thức, giáo dục lòng yêu nước, yêu XHCN, ý thức về thực hiện đường lối của Đảng và Nhà nước, ý thức về quyền lợi và nghĩa vụ của công dân thể hiện trong cuộc sống và học tập, lao động và hoạt động chính trị xã hội, giáo dục kỷ luật và pháp luật và giáo dục lòng yêu thương con người và hành vi ứng xử có văn hóa.
Đó là quá trình tác động vào nhận thức của CBQL, CBGV, SV bằng cách trình bày, giải thích những vấn đề cơ bản về lý luận chính trị, đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhằm từng bước xây dựng thế giới quan và phương pháp luận khoa học, nâng cao bản lĩnh chính trị, thực hiện thắng lợi mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH. Do đó, những nội dung cơ bản trong quá trình hoạt động GDCTTT cho SV trong trường ĐH là:
- Giáo dục về tư tưởng Hồ Chí Minh, những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin.
- Giáo dục chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước theo chuyên đề, chủ điểm. Đó là quá trình tác động vào nhận thức của CBQL, CBGV, SV bằng cách trình bày, giải thích những vấn đề cơ bản về lý luận chính trị, đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhằm từng bước xây dựng thế giới quan và phương pháp luận khoa học, nâng cao bản lĩnh chính trị, thực hiện thắng lợi mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH.
- Giáo dục về nội quy, quy chế trong nhà trường.
- Giáo dục phê phán những biểu hiện lệch lạc, tiêu cực, phòng chống tệ nạn xã hội, hành vi bạo lực và bất bình đẳng giới trong học đường, phân biệt được cái tốt, cái xấu. Giúp SV có óc quan sát hơn về XH từ đó SV có cái nhìn hoàn chỉnh hơn về những môn học trong nhà trường đặc biệt là những môn học chính trị.
- Giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc, giá trị văn hóa, chuẩn mực đạo đức xã hội, đạo lý làm người. Giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc, giá trị văn
hóa, chuẩn mực đạo đức xã hội, đạo lý làm người. Những nội dung trong bài học này mang lại cho SV hiểu được quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, hiểu được những sự hy sinh mất mát của cha ông ta trong chiến tranh từ đó giúp cho SV thêm tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
- Nội dung ca ngợi quê hương đất nước, con người Việt Nam. Những nội dung mà hoạt động GDCTTT mang lại cho SV nhằm ca ngợi quê hương đất nước, con người Việt Nam; biểu dương, vinh danh những tấm gương điển hình tiên tiến, nhân tố tích cực trong học tập.
- Nội dung giáo dục sinh viên sống có trách nhiệm của tuổi trẻ đối với bản thân, gia đình, nhà trường, quê hương và đất nước. Qua những bài học này SV cảm nhận một cách sâu sắc hơn về dân tộc Việt Nam, sự chiến đấu hy sinh của các anh hùng dân tộc, thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ đó giúp SV thường xuyên cố gắng học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
1.3.4. Phương pháp, hình thức hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên theo hướng phối hợp các lực lượng tham gia
Để góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường và cao nhất là góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục “đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, các trường đại học cần sử dụng đa dạng và linh hoạt các phương pháp và hình thức giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên theo hướng phối hợp các lực lượng tham gia:
Về hình thức: hàng năm các trường ĐH thường xuyên tổ chức GDCTTT cho sinh viên thông qua tuần sinh hoạt chính trị công dân đầu khóa đây là nhiệm vụ bắt buộc trong chương trình đào tạo của các trường ĐH. Đồng thời thông qua các hoạt động ngoại khóa như; tham quan thực tế các viện bảo tàng, khu di tích lịch sử, thăm và tặng quà các mẹ Việt Nam anh hùng. Bên cạnh đó, chương trình học của trường ĐH trong hoạt động GDCTTT cho sinh viên còn thông qua những môn học chính khóa như Pháp luật đại cương, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, qua các buổi hội thảo,
tọa đàm, nói chuyện chuyên đề về chính trị - xã hội, phát triển hoạt động của các câu lạc bộ đội nhóm, các tài liệu phát tay, các tuần học kỹ năng mềm. Thông qua các hoạt động của Đoàn thanh niên, Hội sinh viên và Phòng Chính trị - Công tác học sinh sinh viên; phong trào học tập, rèn luyện. Ngoài những hình thức trên còn phải kể đến những hoạt động khác như: tình nguyện, đền ơn đáp nghĩa, nghiên cứu khoa học, kênh mạng xã hội.
Về phương pháp: với sự phát triển của công nghệ 4.0 đã đặt ra cho tất cả các lĩnh vực bao gồm giáo dục những yêu cầu cần đổi mới để phù hợp với xã hội. Để giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên theo hướng phối hợp các lực lượng tham gia, ngoài phương pháp giáo dục truyền thống, các phương pháp giáo dục được xây dựng hiện đại, hướng tới phát huy tính chủ động trong nghiên cứu học tập của sinh viên như: thuyết trình; phương pháp giáo dục chủ động, tổ chức các hoạt động;
phương pháp giáo dục dự án, tham quan thực tế; các phương pháp khác như GV liên hệ cộng đồng và nối kết các vấn đề cộng đồng với các lý thuyết môn học, tổ chức hoạt động - SV tự nguyện tham gia, giải quyết vấn đề của cộng đồng, áp dụng các kiến thức được học… Bên cạnh đó, còn sử dụng công nghệ trong quá trình dạy học giúp buổi giảng trên lớp được thú vị hơn.