1. Về SGK
1.1. Cơ sở để chọn đoạn trích vào trong chương trình và tính hợp lý của
nó
Trích đoạn “Thin em chỉ bằng thân con bọ ngựa "là một trích đoạn hay nằm trong tập truyện thơ lớn “Tiển dặn người yêu” (X6ng chu xon xao ) của người Thái ở Tây Bắc nước ta. Đây là một kiệt tác nghệ thuật dân gian có giá trị nhân đạo sâu
sắc, và người Thái bao đời nay vẫn tự hào là “quyén sách quí nhất trong mọi quyển
sách quí". Hơn nữa, đây là tập truyện thơ tiêu biểu nhất cho thể loại này nên việc
chọn “ Tién dặn người yêu” vào chương trình SGK là hoàn toàn hợp lí. * Thân em chi bằng thân con bọ ngựa” là một trong những trích đoạn hay nhất của “Tiến dặn người yêu”, tuy trích trong một câu chuyện nhưng đoạn này đậm chất trữ tình, tương tự một bài thơ trữ tình một ngâm khúc dân gian. Điều đó cho thấy việc lựa
chọn trích đoạn này trong nhiều trích đoạn của “Tién dặn người yêu” cũng là một suy nghĩ đúng đắn của những người làm công việc biên soạn SGK.
1.2. Về phần khái quát truyện thơ
- Phần khái quát về truyện thơ trong SGK đã trình bày khá rõ về khái niệm, nội dung cũng như nghệ thuật của truyện thơ. Phân này đã đạt được yêu cầu của phần mang nội dung khái quát về một thể loại VHDG.
- Về bố cục và cách đặt tiêu để :
Phan này được chia làm 3 mục: (1), (2), (3) và mỗi mục tương ứng với một nội
dung.
(1) Khái niệm truyện thơ.
(2) Nội dung của truyện thơ.
(3) Một số đặc điểm nghệ thuật của truyện thơ.
Ở các mục lớn (1), (2),(3) không có gì đáng bàn. Duy trong tiểu mục (a) của mục
(2) xét thấy có điều cin xem lại ở chia đoạn: Tiểu mục (a) của phẩn nội dung truyện thơ là: Diễn tả số phận tâm trạng đau thương và ước mơ được sống hạnh
phúc của những người nghèo.
Viết như thế rõ ràng là có hai nội dung tách biệt nhau, dấu hiệu phân biệt là quan hệ từ “và”. Nhưng ở đoạn diễn giải nội dung phía dưới đường như lại không
hé có sự tách biệt đó. Hai nội dung đó được viết gdp lại thành một đoạn văn nhỏ.
Tuy rằng với trình độ học vấn của HS lớp 10 thì nhìn vào có thể hiểu ngay được nội dung nhưng dù sao ở đây cũng xin góp ý thêm dé tài liệu được trình bày khoa học
hơn và chương trình SGK ngày càng được hoàn thiện hơn.
Ở mục (a) nên chia thành hai đoạn nhỏ hơn để tương xứng với tiêu để của mục
(a). Như vậy ta sẽ tách đoạn từ chỗ “Truyén thơ còn là tiếng nói ca ngợi. ....” trở về
sau.
SVTH: Là Thị Minh Huệ Trang 27
Luận Văn Tốt Nghiép GVHD:PGS. TS. Trịnh Sâm.
1.3. Về đoạn trích “ Thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa ”
1.3.1. Tiểu dẫn
Phần tiểu dẫn của SGK đã tóm tắt được truyện thơ “Tién dặn người yêu" cũng như đã sơ lược đánh giá được giá trị của truyện. Cách chia ý như ở tiểu dẫn nhìn
chung là hợp lý.
Tuy nhiên, xét ở nội dung phan tiểu dẫn theo tôi thấy dường như còn thiếu hoàn cảnh sáng tác của truyện thơ. Mà để hiểu được nội dung của truyện cũng như để HS hiểu rõ hơn nội dung của đoạn trích thì việc đưa hoàn cảnh sáng tác vào phần tiểu dẫn là rất cẩn thiết. HS nắm được hoàn cảnh ra đời của truyện thơ này thì đây
chính là cơ sở quan trọng để dẫn dất các em tiếp nhận tác phẩm một cách dé dàng.
Theo các nhà nghiên cứu * Tiển dặn người yêu ra đời sớm nhất cũng chỉ vào
khoảng thế ki XV, dưới thời chúa Tà Ngắn, và có lẽ tác phẩm đã được hoàn thiện ở đỉnh cao nghệ thuật vào thé kỉ XVIII, Đó là thời điểm cộng đồng Thái đã chuẩn bị
bước vào thời kỳ cân đại ".|1:37|
Điều thứ 2, xin góp ý ở phần tiểu dẫn là SGK nên nói rõ vị trí của đoạn trích này trong toàn bộ truyện thơ để HS nắm rõ hơn giá trị nội dung của đoạn trích “ Thân
em chỉ bằng thân con bọ ngựa”.
Cũng theo Giảng van VHVN, truyện thơ được chia làm 3 khúc:
- Khúc thứ nhất diễn tả tình yêu đấm đuối của hai người.
- Khúc thứ hai diễn tả sự biến bat đầu từ khi cha mẹ người con gái cự tuyệt
lời cầu hôn của người con trai .
_ Khúc thứ ba diễn tả cảnh ép duyên của gia đỉnh người con gái với cô và
những sự biến trong cuộc đời người con gái từ khi vé nhà chồng.
Như vậy đoạn trích được chọn giảng là phan lược trích thuộc khúc thứ ba của
truyện thơ.
1.3.2. Chú thích
Chú thích trong SGK có một điểm chưa ổn, không rõ ràng. Đó là chú thích thứ 6
trong câu thơ:
“Va thuốc lào khô gói bằng lá đẻ"
SGK ghi chú rằng:*L⁄4 dé: có người nói lá tàu, nhưng bản in xuất xứ trên đây vẫn ghi là lá để. Chú thích như thế phải chăng là quá sơ sài, SGK không hé có chỉ tiết
nào đặc tả lá để để HS dễ hình dung và hiểu được ý nghĩa của thuốc lào khô gói bằng lá để trong những sính lễ nhà trai đem đến nhà gái của người dân tộc Thái.
1.3.3. Hướng dẫn học bài
Phần hướng dẫn học bài ở SGK đưa ra năm câu hỏi. Nhìn chung, đây là một hệ thống câu hỏi tốt . Những câu hỏi này đã dẫn dat HS từng bước tìm hiểu đoạn trích một cách có hệ thống. Đầu tiên HS sẽ tìm hiểu đặc trưng của thể loại truyện thơ, sau đó các em sé tìm hiểu và có cái nhìn khái quát về “Tién dan người yêu”. Từng hước một, các em sẽ di vào chiếm lĩnh những kiến thức về nội dung và nghệ thuật
của đoạn trích này, Riêng câu hỏi 5, SGK hỏi như thế ¢ chưa được rõ ràng.
SVTH: Lé Thị Minh Huệ Trang 28
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD:PGS. TS. Trịnh Sâm Câu hỏi 5, SGK hoi:" Hay nhận xét chung về giá trị đoạn truyện thơ được lược trích ? Hãy nêu nhận vét về một vài đặc sắc trong nghệ thuật của đoạn trích truyện
thơ này””.{2:5ŠS|
Khi HS đọc câu hỏi này, các em sẽ thắc mắc là nhận xét chung về giá trị đoạn
truyện nhưng không hiểu cụ thé là giá trị gì?. Ở đây SGK nên yêu cầu HS nhận
xét cụ thể hoặc giá trị nội dung hoặc giá trị nghệ thuật, cũng có thể là cả giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của đoạn truyện thơ để HS không bị lúng túng trong khâu soạn bài ở nhà.Với cách hỏi cụ thể như thế sé tạo tién để cho câu hỏi tiếp theo "` Néu nhận xét về một vài đặc sắc trong nghệ thuật của đoạn trích truyện tha”.
2. Về SGV và thực tiễn giảng day 2.1. Về thời lương chương trình
Ở đoạn trích này, yêu cầu không chi dạy nội dung đoạn trích mà còn yêu cầu
qua đoạn trích này, HS phải nắm được những đặc trưng của thể loại truyện thơ, một thể loại khá mới mẻ đối với HS lớp 10. Theo tỉnh thần chung, tiến trình của tiết học sẽ là người GV dạy cho HS hiểu và nắm được khái niệm truyện thơ, đặc trưng của thể loại truyện thơ cả về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật, sau đó sé đi vào
giảng nội dung đoạn trích. Phải nói rằng đây là một trích đoạn hay nhưng lại qúa dài. Với thời gian ngắn ngủi 45 phút, vừa phải phân tích rõ nội dung đoạn trích là tâm trạng cô gái bị ép duyên một cách kĩ càng, vừa phải làm rô đặc trưng thể loại truyện thơ, qủa không dễ chút nào.
Theo ý kiến của cá nhân, thời lượng dạy bài này nên có chút thay đổi. Trích
đoạn này chỉ dạy trong một tiết là quá eo hẹp về thời gian, và trích đoạn “ Vượt
biển” dạy ở tiết sau cũng chỉ có | tiết, điểu đó là không hợp lí. Với 2 trích đoạn này, nên dành ra 3 tiết để người GV sẽ tự sắp xếp dạy sao cho hợp lí. Như vậy giờ học sẽ thoải mái hơn nhiều, HS sẽ không cảm thấy bị nhồi nhét kiến thức.
2.2. Hướng khám phá của SGV và một số vấn để cần bàn
Đây là đoạn trích mang đậm chất trữ tình. Là đoạn trích về cô gái bị ép duyên
tự kể về cảnh ngộ của mình, độc thoại về những cung bậc tâm trạng của mình. Do đó, hướng tìm hiểu chính là phân tích tâm trạng cô gái. SGV phân tích 2 nội dung
sau:
a.Tâm trang xót thương của cô gái.
b. Nghệ thuật miêu tả nội tâm.
Hai nội dung này được đặt tiêu dé trên cơ sở nội dung của từng phần. Mục (a) đi
vào nội dung của đoạn truyện thơ. Mục (b) đi vào nghệ thuật của đoạn trích. Nhìn
chung cách đặt tiêu để và hướng phân tích như thế là hợp lí, bao quát được nội dung bài học mà HS cần nắm được.
Nhưng trong mục (a) phân tích tâm trang xót thương của cô gái không ổn cả về
cách trình bày cũng như lí giải nội dụng.
SGV đã phân tích tâm trang cô gái theo diễn biến tâm trạng như sau:
- Lúc mat trời lặn.
- Khi kiếm củi một mình.
- * Via anh yêu" _ một chi tiết bi thương.
SVTH: Lé Thị Minh Huệ Trang 29
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD:PGS. TS. Trịnh Sâm - Bế tac cùng đường của thin con bọ ngựa .
Những tiêu dé nhỏ này đặt không hợp lí. Nội dung bao trùm là phân tích tâm trạng
nhân vật, hai ý đầu tiên được đặt tiêu dé trên cơ sở nội dung phân tích tâm trạng nhân vật theo bước thời gian và theo diễn tiến hành động nhân vật, mà ý thứ 3 lại
lấy một chỉ tiết trong chuyện làm tiêu để, lấy một cụm từ trong trích đoạn để đặt tiêu dé. Tiêu để của ý cuối cùng lại là " bế tắc cùng đường của thân con bọ ngựa °.
Cơ sở để đặt những tiêu để này không nhất quán với nhau, không theo một tiêu chí nhất định. Rõ ràng tiêu để cuối cùng này là thể hiện kết cục bi thảm của người con gái chứ không theo tiêu chí đầu tiên là đặt tiêu để theo diễn tiến hành động và sự
việc xung quanh của nhân vật.
Vé vấn để nay xin đổi hướng phân tích như sau để cách đặt tiêu để được nhất quán. Ta sẽ phân tích đoạn trích theo hai luận điểm:
- Khi ở trên nương, ngoài ruộng:
+ Tâm trạng cô gái lúc mặt trời lặn.
+ Tâm trạng cô gái khi kiếm củi một mình.
+ Tâm trạng cô gái trên đường về nhà, gọi vía anh yêu.
- Lúc về tới nhà:
+ Thấy sính lễ, hỏi cha mẹ.
+ Tìm người cầu cứu.
+ Lờỡi tự than, tuyệt vọng của cô gái.
Về mặt lí giải nội dung: Có điểm chưa hợp lí và không thoả đáng.
Chi tiết cô gái gọi “ Via anh yêu ...”... “ về nhà thôi vía hỡi”, SGV cho đây là
"một chỉ tiết bi thương " rồi phân tích " chi tiết nghệ thuật này được nhắc đi nhắc lại hàng chục lần cũng chính là hàng chục lần cô gái kêu thương, dau x61... Chân cô gái vẫn bước đi, migng cô vẫn nói, nhưng là bước đi và tiếng nói của một tâm hẳn sống dở, chết đờ"{ 3:38]
Hiểu và phân tích tâm trạng như thế, e rằng chưa sát hợp. Thực ra, đây chính là
những khát vọng cháy bỏng của cô gái bị ép duyên . Gọi vía của người yêu , phải
chang cô mong luôn được gần anh, mong anh luôn ở bên mình ...
Tuy nhiên, nhìn chung hướng phân tích của tài liệu này là đúng hướng. Qua
hướng khám phá này, nhận thấy con đường đi tới đích của bài giảng đoạn trích “
Thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa” là: Phân tích cụ thể những cung bậc tâm trạng
của nhân vật cô gái bị ép duyên. Nhưng không chỉ nhấn mạnh nỗi cô đơn, đau đớn,
tuyệt vọng mà cần thấy khát vọng cháy bỏng của cô gái dân tộc Thái nói riêng và của mọi cô gái Việt Nam nói chung về một tình yêu tự do, hôn nhân tự do. Từ đó ta thấm thía được giá trị hiện thực và nhân đạo của đoạn trích.
SVTH: Lé Thị Minh Huệ Trang 30
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD:PGS. TS. Trịnh Sâm