(Nguyễn Trãi )
1.Về SGK
1.1. Cơ sở để chọn bài cáo vào chương trình
- “Bình Ngô đại cáo” là tác phẩm tiêu biểu nhất của Nguyễn Trãi được sáng
tác trong thời kì kháng chiến chống quân Minh thắng lợi vào thế ki XV. Đây không
chỉ là tác phẩm văn học chức năng hành chính cực kì quan trọng đối với nước ta mà
còn là một mẫu mực cho loại văn chính luận của Việt Nam thời trung đại.
- " Bình Ngô đại cdo” là một dng văn trác tuyệt, là một * thiên cổ hùng văn”, Nó đã được khẳng định từ lâu trong những thành tựu của văn học nước nhà, và lẽ đương nhiên không thể nào vắng mặt trong chương trình giảng dạy ở các trường phổ thông.
1.2. Văn bản
Nói đến văn bản của “ Bình Ngô đại cáo” là nói đến nguyên tác. Từ lâu nay, do
trình độ tiếp nhận tác phẩm nên văn thơ chữ Hán nói chung và bài “ Bình Ngô đại cáo” nói riêng, ta đều được tiếp xúc qua bản dịch.
Văn bản “ Bình Ngô đại cáo” trong SGK lớp 10 chỉnh lí hợp nhất năm 2000 có
điểm khác so với những SGK trước đây. Trong SGK lin này có thêm câu dau tiên:
" Thay trời hành hóa, hoàng thượng truyền rằng”.
Vậy câu “ Thay trời hành hóa, hoàng thượng truyền rằng” có trong văn bản
Bình Ngô đại cáo hay không ? Và nên hiểu nó như thế nào cho thỏa đáng? Có nên
đưa câu này vào van bản được trích trong SGK lớp 10 hiện nay?
Theo nghiên cứu gắn đây nhất của PGS. TS Nguyễn Đăng Na, “văn bản gốc Bình Ngô đại cáo đáng tin cậy nhất nằm trong Đại Việt sử ký toàn thư và Hoàng
Việt văn tuyển đều không có câu nay” {19]
Theo tiểu dẫn trong SGK viết “ Nguyễn Trãi thay lời vua viết bài này, tuyên cáo
cho toàn dân biết rõ công cuộc cứu nước do nhà vua lãnh đạo". Như vậy, đây là bài cáo Nguyễn Trãi thay Lê Lợi viết, chính vì vậy ngôn ngữ xưng hô trong bài phải là
ngôn ngữ của Lê Lợi. Trong “ Bình Ngô đại cáo” , khi kể vé mình, Lê Lợi chi ding đại từ nhân xưng ngồi số ít “ Ta”. Còn hai chữ “ Hoàng thượng” là đại từ ngôi thứ
3 số ít mà dân dùng để gọi nhà vua, thực tế là không có vua chúa nào lại tự mình
xưng là “ hoàng thượng " cả.
Câu “ Thay trời hành hóa, hoàng thượng truyén rằng” là Wi của người tuyên chỉ, chứ không phải lời trong văn bản chiếu chỉ. Như vậy, trong thực tế dạy học, ta dạy * Bình Ngô đại cáo "` là ta dạy bài văn nên không cần thiết phải có câu này.
So với SGK được soạn ở những năm trước đây, ở cả hai bậc THCS và PTTH đều không có câu này, đến SGK chỉnh lý hợp nhất năm 2000, văn bản * Bình Ngô đại cáo” lại có thêm câu này vào là không cần thiết. Thực tế dạy và học, HS không cần học câu này vì nó không đóng góp gì cũng không ảnh hưởng gì đến giá trị của
" dng thiên cổ hùng van".
SVTH: Lê Thị Minh Huệ Trang 52
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD:PGS. TS. Trịnh Sâm
1.3. Tiểu dẫn
Phan tiểu dẫn của SGK cần bổ sung kết cấu của bài cáo. Bình Ngô Đại cáo được viết theo kết cấu của bài cáo thông thường nhưng đây là bài cáo đặc biệt có tẩm
cỡ, ý nghĩa lịch sử và văn học trọng đại nên cách chia bố cục của bài còn phụ thuộc
vào chính văn bản.
1.4. Chú thích
Tuy hiện nay chúng ta được tiếp xúc với “ Bình Ngô đại cáo” qua bản dịch
nhưng số lượng những từ cổ và điển cố, điển tích là rất nhiều. Chính vì vậy, để hiểu được bài này, yêu cầu trước tiên HS phải tìm hiểu kỹ những chú thích trong SGK.
Qua đó, cũng nói lên được tầm quan trọng của những chú thích trong SGK. Hầu
như những chú thích trong SGK đều sát nghĩa từ điển và hợp nghĩa với riêng bài
Cáo.
- Bên cạnh đó, vẫn có một số chú thích chưa thỏa đáng. Hạn chế này cũng xuất
phát từ những điểm dịch chưa sát nghĩa của bản dịch so với bản gốc. Với “ Bình
Ngô đại cáo", bản dịch của dịch giả nổi tiếng Bùi Văn Nguyên được dùng ở SGK
chỉnh lí hợp nhất năm 2000 là một thành công rất lớn nhưng xét cho cùng không tránh khỏi một đôi chỗ lấn cấn. Chính vì thế, ở phan này xin dé cập đến một số chú thích chưa thỏa đáng của SGK và qua đó cũng xin bàn về một số điểm dịch chưa thoát nghĩa của văn bản dịch trong SGK so với văn bản gốc của bài cáo.
se Chú thích số 9:
Ở phần thứ nhất, với câu “ Càng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một
phương”, SGK chú thích rằng:
“ Hùng cứ một phương: cụm từ dùng dịch nguyên văn các đế nhất phương có nghĩa là mỗi bên xưng đế một phương".
Cách chú giải như thế là luẩn quẩn. Từ một cụm từ trong bản dịch lại được chú giải bằng cụm từ “ các đế nhất phương " trong bản gốc để cuối cùng lại suy ra nghĩa là “
mỗi bên xưng đế một phương”, mà đây là nghĩa của cụm từ trong bản gốc chứ không là nghĩa của cụm từ cần chú thích.
Hạn chế này của chú thích có nguyên do sâu xa từ hạn chế của dịch thuật. Sử
dụng từ “các đế nhất phương” trong “ Bình Ngô đại cáo". Nhiều bản dịch trước đây dịch là “ lam chi”, “ hàng cứ” thì nay đều đã bỏ mà giữ nguyên chữ “ đế” để giữ nguyên giá trị tác phẩm. Rất tiếc bản dich “ Bình Ngô đại cáo” in trong SGK lại
vẫn theo cách dịch cũ “ mdi bên hang cứ một phương”. Nếu so sánh “ hàng cứ” và
" làm đế” thì rất khác nhau ở tính hợp pháp và quyền lực.
e Chú thích 22: Thuộc phần 2 của văn bản dịch:
“ Nặng né những nỗi phu phen.
Tan tác cả nghề canh citi".
SGK chú thích rằng: “ Canh cửi : nghề dệt”.
Rõ ràng đây là hai từ ghép chỉ hai nghề : Canh : nghề ruộng.
Cai : nghề dệt.
SVTH: Lé Thị Minh Huệ Trang 53
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD:PGS. TS. Trịnh Sâm Vậy mà khi chú thích lại thiếu đi nghề ruộng chỉ còn nghề dệt. Thiết nghĩ loại một
nghề ra như thế là không thỏa đáng.
e Chú thích 38: Thuộc phần 3a:
* Nhân dân bốn cdi một nhà, dựng cân trúc ngọn cờ phấp phới `.
Chú giải của SGK là chú giải nguyên câu, có so sánh bản dịch với bản gốc. Đây là
ưu điểm của chú giải này. SGK viết: " Câu dich này không thật rõ nghĩa. Nguyên
văn là: Giwong gậy làm cờ, manh lệ bốn phương tụ họp. Manh là người di cày, lệ là
người đi ở. Manh lệ chỉ những người lao động nghèo là số đông trong nghĩa quân từ
bốn phương tụ họp lại”. SGK đã phân tích kĩ từng từ trong từ cổ “ manh lệ” nhưng
lại chưa có sự so sánh với từ " nhân dan" ở bản dịch để thấy sắc thái nghĩa khác nhau của chúng, từ đó mới có thể hiểu được cái "chưa rõ nghĩa" của văn bản dich
so với văn bản gốc.
Ở đây phải cho HS thấy được nếu sử dụng từ “ nhân dan” như trong bản dịch thì
có 2 điểm bất cập. Thứ nhất là nếu hiểu từ * nhân dan” theo hiện nay thì nó mang tính hiện đại. Thứ hai là nếu hiểu từ “ nhân dan” thời bấy giờ thì từ đó chỉ đối
tượng ở phạm vi quá rộng, chưa bao quát được bản chất tốt đẹp của đội quân Lam Sơn, là đội quân xuất thân từ những dân cày, những tôi tớ thành đội quân của chính
nghĩa có sức mạnh đập tan quân thù.
Như vậy, phần chú giải của SGK nên phân tích sâu, so sánh kĩ bản dich và bản gốc để HS hiểu kĩ bài cáo hơn.
1.5. Hướng dẫn học bài
1.5.1, Ưu điểm
SGK đưa ra 6 câu hỏi để định hướng cho HS soạn bài và GV soạn giáo án.
Trong những câu hỏi này có câu hỏi đóng, câu hỏi md. Nhưng chủ yếu là câu hỏi đóng. Sự lựa chọn sắp xếp câu hỏi, lấy câu hỏi đóng làm chủ đạo là đúng đắn hợp
lí. Bởi như đã nói, bài cáo này quá dài và khó học đối với HS các em nắm được nội dung của bài, cảm nhận được vẻ đẹp và những cái hay của thơ văn Nguyễn Trãi cũng như thấy được tư tưởng nhân nghĩa to lớn của bậc đại nhân, đại trí, đại dũng
này là thành công lớn không những của người GV mà còn là thành công của
SGK, SGV đặc biệt là hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài.
Những câu hỏi hướng dẫn học bài là những gợi ý để HS Um hiểu bài cáo này theo từng phần. Những câu hỏi đi qua tất cả các phần, mỗi phần yêu cầu HS tóm lược phần và đoạn đồng thời cũng có những câu hỏi tập trung vào những phần cụ thé, chú ý phân tích vào một câu hoặc một chùm câu rất ngắn. Như vậy ưu điểm của hệ thống câu hỏi này là bao quát nội dung cả bài, có chú ý diện và điểm, cũng có sự định hướng cho HS khám phá chiéu sâu tư tưởng nội dung tác phẩm qua cái
vỏ hình thức nghệ thuật của bài cáo.
1.5.2. Hạn chế
Hạn chế của hệ thống câu hỏi này là đã không hướng dẫn HS cách đọc tác phẩm đối với từng đoạn từng phần. Bởi lẽ ở mỗi đoạn mỗi phan tương ứng với mỗi nội dung là những cung bậc tình cảm khác nhau của con người, người đọc can phải có giọng đọc phù hợp để cảm nhận được đúng nội dung giá trị của tác phẩm. Nếu ở
SVTH: Lê Thị Minh Huệ Trang 54
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD:PGS. TS. Trịnh Sâm
phần hướng dẫn học bài này có những gợi ý hướng dẫn HS đọc tác phẩm thì hiệu
quả của giờ học sẽ được tăng lên rất nhiều .
2. SGV và thực tiễn giảng dạy
- Số tiết qui định của BGD là 3 tiết để dạy Bình Ngô Đại Cáo.Đây là bài cáo
vừa khó vừa dài đối với sự tiếp nhận của HS nên thời lượng 3 tiết không phải: là
quá nhiều ,
- Ở phan yêu cầu của SGK viết như thế là đạt. Riêng phan nội dung phương
pháp lên lớp thì quá thiên về nội dung. Nguyên phan này hau như chỉ có phân tích bài cáo theo sát những câu hỏi trong SGK. Đây cũng là một ưu điểm của SGV khi
đã bám sát với SGK để soạn, nhưng không tránh khỏi hạn chế là đã bỏ sót phần
phương pháp. Nhiệm vụ của SGV là định hướng dẫn GV chuẩn bị và soạn giáo án mà trong giáo án, trong một gid dạy cụ thể phương pháp đóng vai trò vô cùng quan
trọng, giờ học ấy thành công hay thất bại phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp.
Bình Ngô Đại Cáo được soạn trong SGV lại thiếu đi phần này là vô cùng đáng tiếc.
-. Bản thân Bình Ngô Đại Cáo là một sáng tác văn học hi hữu hiếm có xưa nay
nay nhưng việc nghiên cứu phê bình, mà giảng dạy văn chương là một kiểu nghiên cứu phê bình trong một khuôn viên nhất định lại chưa đạt đến mức ngang tẩm với nó. Thực tế giảng dạy Bình Ngô Đại Cáo còn chưa chú ý đúng mức tới nó ở một số mặt cảm hứng sáng tác. Trong thực tế giảng day Bình Ngô Đại Cáo cần chú ý đến
cảm hứng sáng tác của bài cáo, ngoài cảm hứng chính trị của nó.
Cảm hứng chính trị và cảm hứng sáng tác có sự kết hợp, hòa điệu với nhau làm
nên một tác phẩm nghệ thuật bất tử. Cảm hứng chính trị là bệ phóng nâng cánh cho cảm hứng văn chương đạt mức huyền diệu nhất. Giảng dạy Bình Ngô Đại Cáo cin chú ý đến đặc điểm, tính chất này của tác phẩm để khai thác hết giá trị tư
tưởng và giá trị thẩm mỹ của nó.
SVTH: Lé Thị Minh Huệ Trang 55
Luận Van Tốt Nghiệp GVHD:PGS. TS. Trịnh Sâm