NHỮNG NỖI LÒNG TÊ TÁI

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngữ văn: Việc trích tuyển và giảng dạy các văn bản văn học lớp 10 PTTH (Trang 81 - 84)

(Trích Truyện Kiểu _ Nguyễn Du)

1.SGK

1.1. Tiểu dẫn

Tiểu dẫn của SGK đã giúp HS hiểu rõ tại sao Thúy Kiểu lại buộc phải tiếp khách ở lầu xanh của Tú Bà để rồi đau khổ, tự giày vò mình đến thế. Đồng thời, qua đây

HS cũng có được cái nhìn vẻ vị trí đoạn trích trong toàn thể văn bản truyện Kiểu.

1.2. Chú thích

Truyện Kiểu sử dụng nhiều từ Hán Việt và điển cố với lối diễn đạt đài các gui

phái. Điều đó có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tiếp nhận của HS. Vì vậy SGK có nhiều chú thích cho đoạn trích này. Đoạn trích có 24 chú thích bám sát văn

bản thơ, giúp HS hiểu rõ nội dung đoạn thơ, hiểu rõ tâm trạng nhân vật. Qua đó, các em được mở rộng kiến thức qua những điển cố có trong bài.

1.3. Hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài

- So với các đoạn thơ, bài thơ khác, đoạn trích này không là ngôn ngữ nói mà là

ngôn ngữ nội tâm của nhân vật. Chính vì vậy, để *cảm"” được nó, người đọc cũng phải đọc với giọng điệu khác so với cách đọc thông thường. Ưu điểm đầu tiên của

hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài này là đã hướng dẫn HS cách đọc bài thơ sao cho đạt hiệu quả nhất, bởi lẽ con đường đầu tiên để đến với tác phẩm văn chương

chính là con đường đọc tác phẩm. HS biết cách đọc đúng sẽ có cách hiểu đúng, lí giải đúng nội dung tác phẩm.

- Những câu hỏi đưa ra ở phần này được soạn khá kỹ, đây là hệ thống câu hỏi tốt. Như trên đã nói những câu hỏi này bám sát văn bản thơ, nghĩa là trình tự các câu hỏi được sắp xếp theo diễn biến tim trang của nhần vật trữ tình, đồng thời cách sắp xếp hệ thống câu hỏi của SGK là tách nội dung và nghệ thuật của đoạn

trích.

- Ngoài ra, ta còn có thể kết hợp hỏi vé nghệ thuật đoạn trích cùng nội dung đoạn trích theo từng diễn biến tâm trạng nhân vật để các em có thể hiểu chắc chấn

hơn giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

2. SGV và thực tế giảng dạy

2,1. Về thời lượng chương trình

Đây là một trích đoạn tương đối dài. Xét theo nguyên tắc vừa sức trong giảng dạy, trích đoạn trên có thể là gánh nặng đối với HS. GV không thể giảng toàn bộ đoạn trích, cũng khó lòng áp dụng cách giảng chú ý “ diện" và “điểm” để dừng lại ở bất cứ câu nào nhằm khắc sâu kiến thức cơ bản. Đây chính là băn khoăn của một số

GV khi day đoạn trích này.

2.2. SGV và thực tiễn giang day

Đây là một trích đoạn dài và khó dạy trong thời gian 2 tiết, nên càng đòi hỏi cao ở

người GV, người GV phải vững kiến thức và có phương pháp dạy phù hợp. Cũng từ

đó đặt ra yêu cầu về tính nhất quán.

SVTH: Lé Thị Minh Huệ Trang 73

Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD:PGS. TS. Trịnh Sâm

2.2.1. Với tài liệu SGV, trong lúc chia đoạn tác giả đã phân tích bài thơ làm 3

đoạn nhỏ với 3 tiêu để riêng rất hợp lí. Đoạn trích được chia làm 3 đoạn như sau:

+ Đoạn | ( câu | đến câu 20 ): Thuý Kiểu nói về nỗi đau của mình.

+ Đoạn 2 ( câu 21 đến câu 34 ): Thúy Kiểu nhớ nhà.

+ Đoạn 3 (câu 35 đến câu 42):Thuý Kiểu trở lại với thực trạng cuộc sống.

Nàng đay nghiến cho số kiếp của mình.

Rất tiếc là đến khi phân tích soạn giả đã tự phá vỡ cách phân đoạn trên mà thay bằng một hệ thống kết cấu khác nhỏ hơn, do đó nội dung phân tích trở nên vụn vat, nhất là không còn tiêu để cho từng phân đoạn như ở trên đã làm. Kết cấu phân tích của SGV có phần rối rắm. Kết cấu ấy như sau:

(1) Lí giải con người Thuý Kiểu và hoàn cảnh dẫn đến Kiểu phải vào lầu Ngưng Bích, phải sống cuộc sống đày đoạ.

(2) Chia đoạn đoạn trích và phân tích câu 1, 2.

(3) Phân tích sáu câu tiếp theo ( câu 3 đến câu 8).

(4) Phân tích câu 9 đến câu 16.

(5) Phân tích câu 17 đến câu 20.

(6) Phân tích câu 21 đến câu 34.

(7) Phân tích câu 35 đến câu 42.

Như vậy, SGV đã chia quá nhỏ đoạn thơ để phân tích, cách phân tích như thế làm

cho nội dung trở nên vụn vặt không đáng có.

Mục (2) Phân đoạn |, tác giả phân tích câu | và câu 2 lưu ý đến bối cảnh thời gian và không gian. Mục (3) Người đọc không thể xác định được đó có phải là tiêu

để tương ứng với phân đoạn trước hay không ?* Tâm trang Thuý Kiểu từ tĩnh chuyển sang động, từ thường chuyển sang biến".

Mục (4) Dường như soạn giả quay trở lại với phương pháp đặt tiêu để ở mục (2), nhưng cách đặt tiêu dé lại không được chính xác cho lắm.

* Từ câu 9 đến câu 16, Thuý Kiều hôi tưởng lại những sinh hoạt ở lầu xanh".

Dùng từ “ Adi tưởng” là không đúng. “ Hồi tưởng” hiểu một cách nôm na là nhớ

lại, nghĩa là những cái được "hồi tưởng” phải nằm trong khoảng thời gian quá khứ.

Nhưng Kiểu còn đang sống ở lầu xanh, dùng từ “ hổi tưởng " là không phù hợp.

Mục (5), (6), (7) cách đặt tiêu để lại khác mục (4). Từ kết cấu phân tích như trên cũng có nghĩa là SGV thừa nhận sự tách biệt hai câu đầu với toàn bộ đoạn

trích. Thực ra, 2 câu:

*Khi tỉnh rượu, lc tan canh

Giật mình mình lại thương mình xót xa"

là bối cảnh làm nền cho cả đoạn trích, chứ nó không tách rời, không đứng riêng,

không cô lập với đoạn trích. Từ cái * giật minh” ấy mà tâm trạng của Thuý Kiểu trong suốt đoạn trích này mới là nỗi "' thương mình”, nỗi đau vò xé tâm can nàng.

2.2.2. Nhược điểm lớn của SGK là chưa khai thác hết tính năng nghệ thuật của

ngôn từ, chưa bám sát vào ngôn từ để phân tích.

- Khi phân tích hai câu thơ :

*Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh

SVTH: Lé Thị Minh Huệ Trang 74

Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD:PGS. TS. Trịnh Sâm

Giật mình mình lại thương mình xót xa”

Soạn giả sách đã viết:“ Câu 1 chia ra hai phần rất cân phân. (....) Trong ! câu lặp lại đến 3 chữ “mình” tràn ngập tâm trang của Thuý Kiểu ! Câu I nhìn chung dang còn ở trạng thái tĩnh( sự cân đối, tiết tấu ) nhưng đến câu 2 thì đã chuyển sang "

trạng thái động" “ trạng thái biến" ( lặp lại 3 lần chữ “minh” không bình thường, cách ngắt nhịp 2/42 cũng không bình thường ở thơ luc bát). Đó là trạng thái tâm hồn Thuý Kiều *{3:120]. SGV đã phân tích như thế nhưng cái để lại nơi người đọc là

sự hụt hdng vì tài liệu đã không lí giải rõ cái “trạng thái tâm hồn” của nàng Kiểu ở đây là trạng thái nào, nếu có” tràn ngập tâm trạng” thì đó là tâm trạng gì? Bên

cạnh việc khai thác nhịp điệu câu thơ lẽ ra SGV còn phải chú ý sầu hơn ở góc độ từ

ngữ, phải bám sát văn bản để phân tích sát ý. Chia khoá của vấn để chính ở 2 từ "

giật minh”, nó diễn tả trạng thái bàng hoàng, ngơ ngác của nàng Kiểu. Dưỡng như lúc này Kiểu chưa ý thức được mình là ai, mình đang làm gì và ở đâu? Đến khi ý thức được rồi, sự “xót xa *“thương mình" tất yếu sẽ đến.

- Hoặc khi phân tích 2 câu:

* Mặc người mưa Sở mây Tân

Riêng mình nào biết có xuân là gì ?”

Soạn giả sách đã so sánh nó với hai câu trước đó rồi nhận xét như sau:

* Giữa hai câu này lại có một sự đối lập khác. Người ở câu trên là khách làng chơi.

Nó có thể số ít (một người, vài người ) mà cũng có thể là số nhiễu ( nhiều người ).

“Mặc người mưa Sở mây Tan” thì có thể là số nhiều. Nhung chữ “minh” ở câu dưới

thì ditt khoát là số ít. Và * riêng minh” thì rõ ràng là cô đơn, cô độc. Và đã “riêng

mình” thì phần sau “nào biết có xuân là gì? "Xuân ở đây cũng lại trở thành đơn độc (tro trọi một từ * Xuân" chứ không phải * tuổi xuân" hay * xuân xanh").(3:121).

Cách phân tích như thế sẽ không làm cho HS cảm nhận được sâu sắc và chính xác tâm trạng nàng Kiểu.

Hơn nữa, phân tích như thế là chưa hướng vào trọng tâm. Bởi khái niệm “ người” trong “Mặc người mưa Sở mây Tần” rõ ràng không cần xác định đó là số ít hay số nhiều mà vấn để trọng tâm cẩn hướng đến đó là “người” đối lập với

“minh”, xa lạ với “minh”. Nỗi niềm tdi phận đau đớn của Kiểu chính là vì nàng rơi vào cảnh ngộ “đồng sàng dị mộng ", nàng cảm thấy những “người " xung quanh thật

xa lạ biết bao.

2.3. Thực tế giảng dạy

Theo ý kiến của cá nhân, với đoạn trích này bài giảng không nên quá dàn trải tản mạn trong quá trình phân tích. Nên giữ nguyên cấu trúc và các tiêu để phân tích

đoạn trích như cách chia đoạn của SGV,

Về nội dung phân tích, nên tránh tình trạng dàn đều, nên chọn một vài câu hay, câu tiêu biểu thích hợp với các tiêu để nhỏ để phân tích nhằm tạo được sự ấn tượng có sức thuyết phục với HS. Nhưng khi đã chọn câu nào thì phải phân tích sâu và kỹ câu đó mới khắc sâu được kiến thức cho các em. Đặc biệt là, các nội dung phân

tích phải bám sát sự diễn đạt ngôn từ, tránh sự cảm thụ chủ quan.

SVTH: Là Thị Minh Huệ Trang 75

Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD:PGS. TS. Trịnh Sâm

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngữ văn: Việc trích tuyển và giảng dạy các văn bản văn học lớp 10 PTTH (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)