ĐỘC TIỂU THANH KÍ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngữ văn: Việc trích tuyển và giảng dạy các văn bản văn học lớp 10 PTTH (Trang 86 - 89)

(Đọc tập Tiểu Thanh kí _ Nguyễn Du )

1.SGK

1.1. Có nên đưa “ Độc Tiểu Thanh Kí” vào chương trình SGK 10 chỉnh lý hợp

nhất 2000 '}

Trong hang trăm bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du, Độc Tiểu Thanh kí đã lọt vào"

mất xanh” của những người soạn sách. Tuy đây là bài thơ hay nhưng nó gây không it tranh cãi, nhất là từ khi nó được đưa vào giảng dạy trong chương trình PTTH.

Thực tiễn giảng dạy cho thấy bài thơ này còn nhiều vấn để phải bàn. Trước hết là có nên đưa nó vào chương trình hay không, cần xem xét ở 2 vấn để sau:

-Thứ nhất, theo yêu cầu giảm tải hiện nay buộc người soạn phải bỏ bớt nhiều bài văn hay nhưng khó đối với HS. "Độc Tiểu Thanh kí” là bài thơ thuộc loại này.

-Thứ hai, bản thân bài thơ tổn tại nhiều tranh cãi, hiện nay nhiều nhà nghiên cứu và người GV trong quá trình giảng dạy còn thấy nhiều điểm * chưa rõ" " chưa

nhất trí” thì chưa nên đưa bài thơ vào chương trình lóp 10 để gây khó khăn cho

người day và người học. Những điểm chưa nhất trí đó thể hiện ở xuất xứ bài thơ, văn bản thơ và ngay trong cách dịch. Những vấn để này xin được phần tích kỹ ở

những nội dung sẽ khảo sát ở sau.

1.2. Tiểu dẫn

Phần này SGK giới thiệu cho HS nắm được cuộc đời, số phận của nàng Tiểu Thanh, nguồn gốc cảm hứng của bài thơ "Độc Tiểu Thanh ki” của Nguyễn Du. Vì

xuất xứ của bài thơ này chưa được rõ rang nên không được trình bày ở phẩn tiểu dẫn.

Theo tài liệu SGV * Độc Tiểu Thanh Kí nằm trong tập thơ Thanh Hiên thi tập

viết vào những năm tháng trước khi Nguyễn Du ra làm quan cho triéu Nguyễn chứ không phải viết khí ông đi sứ Trung Quốc *,nhưng hiện nay vẫn còn có ý kiến cho

rằng thi phẩm này được trích từ “Bac hành tạp lục”.

1.3. Văn bản

Bài thơ được đưa vào SGK trích từ tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du, NXB VH, HN, 1978, do Vũ Tam Tập dịch. Văn bản bài thơ phiên âm hiện có nhiều câu chữ

chưa thống nhất.

- Câu phá dé ở nhiều sách khác nhau:

Có tài liệu viết: “Tay Hé hoa uyén tận thành khư” ( Theo SGK văn 10 những năm

trước đây dùng cho hệ chuyên ban và theo Giảng văn VHVN cũng dùng từ này).

Cũng có tài liệu cho rằng dùng từ * dn” mới đúng. SGK lớp 10 chỉnh lí hợp nhất 2000 đã trích bài thơ này, trong câu phá dé là từ “:ẩn”. Có nhiều tranh cãi, nhiều ý kiến khác nhau xung quanh từ này nhưng vẫn chưa thống nhất ý kiến được nên

ding từ nào mới chính xác.

- Về 2 câu cuối, có một số ý kiến cho rằng 2 câu:

" Bất tri tan bách du niên hậu

SVTH: Lé Thị Minh Huệ Trang 78

Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD:POS. TS. Trịnh Sâm Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”

không thuộc bài thơ này.

1.4. Chú thích

Những chú thích trong SGK chính là sự so sánh đối chiếu giữa nguyên tác và bản

dịch thơ, so sánh bản dịch của dịch giả Vũ Tam Tập và dịch giả khác. Nó chưa làm

rõ được nghĩa của những từ cổ trong bài nhưng xét cho cùng đây không chỉ là hạn chế riêng của SGK. Tuy nhiên ở chú thích đầu tiên , SGK viết:

" *Mảnh giấy tan’: chi tập thơ còn sót lại của nàng Tiểu Thanh, tức tập Tiểu Thanh Kí”. Đây cũng là một cách hiểu. Tuy nhiên ở hình ảnh này còn có 2 cách hiểu khác, cách hiểu thứ nhất là bức thư viếng; cách hiểu thứ hai là truyện về nàng Tiểu Thanh. Vì vấn để này chưa được làm rõ nên SGK cũng nên dẫn thêm 2 cách

hiểu này cho HS hiểu thêm.

1.5. Hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài

- Những câu hỏi hướng dẫn học bài mang tính chất định hướng cho HS tìm hiểu bài. Soạn giả đã có ý thức yêu cầu HS chú ý so sánh nguyên tác và bản dịch thơ để HS hiểu chính xác được bài thơ. Vì xung quanh bài thơ này còn nhiều vấn để chưa

rõ nghĩa nên việc làm này là cần thiết nhưng những vấn để xung quanh bài thơ này, ngay cả những nhà nghiên cứu văn học còn chưa lí giải được thì làm sao có thể yêu cầu HS * hiểu chính xác bài tho” như câu hỏi đã nêu, ở đây chỉ nên ghi là " Hdy đọc kĩ nguyên văn và bản dịch nghĩa của bài thơ để hiểu thêm bài thơ ...”

- Tìm hiểu tác phẩm văn chương phải bất nguồn từ hình tượng ngôn tư, từ lớp vỏ hình thức, vậy mà cách hỏi của SGK lại chưa thể hiện sự chú ý đúng mức tới phương pháp tìm hiểu tác phẩm văn chương, cách hỏi đó dẫn tới sự lệch lạc trong quá trình tìm hiểu bài của HS, nhất là ở câu 2 và câu 4 ở phân hướng dẫn học bài.

+ Câu 2 ; * Tác giả muốn nói gi trong 4 câu đâu của bài thơ này, nhất là 2 câu 3

và 4 ?”,

+ Câu 4 : “Trong câu thơ thứ 6, tác giả muốn nói lên diéu gì ?"

- Riêng câu hỏi cuối cùng là câu hỏi có vấn dé, SGK viết:

* Doc 2 câu cuối của bài thơ, anh (chị ) nghĩ như thế nào về con người Nguyễn Du?"

Hỏi như thế thật không ổn. Bởi vì, nói đến 2 chữ “ con người” là nói đến phẩm

chất, nhân cách, học vấn ...và nói đến moi mặt liên quan đến con người đó. Nếu

chi qua 2 câu thơ cuối của bài này thi làm sao có thể kết luận vé một “ con người

Nguyễn Du", một thi hào vĩ đại của dân tộc ? 2. SGV va thực tế giảng day

2.1. SGV

-Xét về nội dung, cuốn SGV phân tích và bình khá kỹ về bài thơ này.

- Xét về mặt phương pháp, cuốn sách này còn tổn tại nhiều bất cập. Đã gọi một tác phẩm văn chương thì tác phẩm đó phải là một tổng thể, được tổn tại nguyên khối, không thể tách rời, không thể phân chia. Đó là sự thống nhất hài hoà giữa

hình thức và nội dung, giữa tình cảm và tư tưởng.

Nói như Lưu Hiệp: “Tinh cảm là cái sườn doc của văn, còn lời văn là cái sợi

ngang của tứ tưởng, Cái sườn dọc có ngay thẳng thi cái sợi ngang mới kết thành

SVTH: Lê Thị Minh Huệ Trang 79

Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD:PGS. TS. Trinh Sâm được . Tư tưởng có xác định thì lời lẽ mới thông suốt được. Đó là cái gốc cơ bản của

việc sáng tác văn chương vậy". Như vậy quá trình tiếp nhận cũng phải đi thco nguyên tắc này.

Nhưng soạn giả của SGV lại chỉ chú ý đến bài thơ ở dạng cắt ngang của nó.

Nguyên cả bài phân tích, không hể thấy sự phân tích theo cấu trúc của thơ Đường luật: để _thực _ luận _kết. Hướng tiếp cận như thế không phù hợp với phương pháp

giảng dạy một bài thơ. Dường như người viết mới chỉ dừng lại ở việc tìm nghĩa chữ và bình tho, Đối tượng tiếp nhận ở đây là HS, giảng dạy phải gây được ấn tượng

đối với HS, nên cách phân tích như vậy là dàn đều, không đạt chiều sâu cần có của

gid giảng văn.

- Một hạn chế nữa của SGV là người soạn giả có phần suy diễn. Việc suy rộng

là việc có thể làm, đó là một thao tác nhận thức của tư duy từ cụ thể đến khái quát,

từ hình tượng đến bản chất. Với thơ, việc liên tưởng nhiều chiểu là có thể chấp

nhận được. Nhung SGV lại viết như sau:

“ Câu 3, bản dịch văn xuôi là “ son phấn có thân chắc phải xót xa vì những việc sau khi chết". Những việc sau khi chết là những việc gì? Có thể hiểu là những việc liên quan đến Tiểu Thanh, như sau khi nàng chết rồi người vợ cả vẫn còn ghen, vẫn còn tìm cách tiếp tục trả thù nàng như đốt tập thơ của nàng. Nhưng cũng có thể hiểu

rộng ra, đó là những việc ngang trái của cuộc đời nói chung, nó không phải kết thác

với các chết của nàng, mà nó vẫn tôn tại cả sau khi nàng chết. * Văn chương "ở đây vừa là chỉ tập thơ của nàng Tiểu Thanh, nhưng cũng đồng thời có thể hiểu rộng ra là

văn chương nói chung”.

Từ một số phận ngang trái của nàng Tiểu Thanh mà nghĩ đến “những việc ngang

trái của cuộc đời nói chung”, từ văn chương của cũng một con người ấy mà “hiểu rộng ra là văn chương nói chung” thì không cần thiết. Nếu suy rộng ra như thế,

những ý thơ, những hình ảnh thơ không còn đậm nét nữa. Cách hiểu rộng ấy có khi

trở nên khiên cưỡng.

2.2. Thực tiễn giảng dạy

Theo ý kiến của cá nhân, người GV dạy bài này phải đặc biệt chú ý đến tính hệ thống của bài thơ. Nghĩa là khi giảng dạy phân tích phải đặc biệt chú ý đến mối liên hệ giữa bốn phan để, thực, luận, kết trong kết cấu bài thơ. Tránh sự dan trải trong phân tích giảng dạy, lối dạy như thế không khắc sâu được kiến thức cho HS.

Hơn nữa trong quá trình khai thác khám phá bài thơ sẽ không dừng lại ở sự giải

thích, cất nghĩa từ ngữ mà phải tìm được mối liên hệ giữa chúng, từ đó mới phát

hiện ra nhiều tầng nghĩa của bài thơ, Việc liên hệ, mở rộng có thể làm nhưng chỉ nên liên hệ, mở rộng sau khi giảng xong bài thơ hoặc có thể kết hợp liên hệ mở rộng trong khi giảng 2 câu cuối cùng về số phận nàng Tiểu Thanh và Nguyễn Du.

SVTH: Lé Thị Minh Huệ Trang 80

Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD:PGS. TS. Trịnh Sâm

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngữ văn: Việc trích tuyển và giảng dạy các văn bản văn học lớp 10 PTTH (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)