BẠCH ĐẰNG GIANG PHÚ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngữ văn: Việc trích tuyển và giảng dạy các văn bản văn học lớp 10 PTTH (Trang 52 - 55)

Trương Hán Siêu

1. Về SGK

1.1. Tiểu dẫn

® Ưu điểm:

Chia cấu trúc từng phần rõ ràng tương ứng với mỗi nội dung.Về nội dung, cung cấp cho HS những kiến thức mà các em cần nắm được về tác giả và tác phẩm trước khi đi vào học tác phẩm này.

e Nhược điểm:

Có hai điểm cần được xem lại ở phần tiểu dẫn của SGK.

~ Trương Hán Siêu quê ở đâu ?

+ SGK viết: "Trương Hán Siêu (? _1354) tự là Thăng Phủ, người xã Phác

Thành, huyện Yên Ninh, nay là xã Phúc Am, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Binh”. 6

đây có hai sai sót:

Thứ nhất, khi nêu quê quán của các danh nhân từ thế kỉ XIX về trước. người ta

thường nêu tên làng chứ không phải xã. Như vậy quê của Trương Hán Siêu phải

viết là làng Phúc Thành chứ không phải xã Phúc Thành.

Thứ hai, chưa bao giờ làng Phúc Thành, quê hương của ông thuộc huyện Yên

Khánh.Vì sau Cách Mang Tháng Tám, làng Phúc Thành thuộc xã Phúc Am, huyện

Gia Khánh chứ không phải là Yên Khánh như SGK viết. Khi thành lập tỉnh Hà

Nam Ninh, Gia Khánh đổi tên thành Hoa Lư. Và hiện nay, xã Phúc Am thuộc thị xã

Ninh Bình.Vì thế SGK văn 10 phải viết: “ Trương Hán Siêu, người làng Phúc

Thành, huyện Yên Ninh, nay là xã Phúc Am, huyện Gia Khánh thị xã Ninh Binh” mới chính xác.

~ Trương Hán Siêu được phong tước gì ?

SGK viết : "Lúc chết được tặng tước Thái Bảo, Thái Phó”(2:9T]. Chú thích của bài “ Dục Thuý Sơn” lại viết: "Trương Thiếu Bảo; tức Trương Hán Siêu, tác giả bài phú về sông Bạch Đằng, làm quan và khi chết được phong tước Thiếu Bảo .."

[2:131]

Khi nói vé một danh nhân, được cả dân tộc kính trọng thì có lẽ dùng chữ * chết”, chữ “tặng” là không hợp lắm.

Để tỏ sự kính trọng đối với bậc vĩ nhân, ta nên thay từ “chết” bằng từ “ qua

đời”. Những chức tước của Trương Hán Siêu có được là do bao công lao đóng góp

của ông đối với dân tộc và nhân dân, Chính vì thế không nên ghi là “tặng” mà nên thay bằng từ “phong”. Như vậy, câu văn nên sửa lại là *....khi qua đời, được phong

tước Thái Bảo, Thái Phó.. ".

1.2. Chú thích

Đây là bài thơ làm theo thể phú, có sử dụng những từ cổ gắn liên với nhiều điển tích điển cố. Việc giải thích những từ cổ và những điển tích, điển cố này là vô cùng

SVTH: Lê Thị Minh Huệ Trang 45

Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD:PGS. TS. Trịnh Sâm

cần thiết. SGK đã làm được điều đó. Những chú thích ở SGK là cần thiết vô cùng, trên cơ sở tìm hiểu những chú thích đó HS sẽ giải mã dẫn văn bản.

Phần đầu tiên của chú thích có giới thiệu về thể phú, phân loại thể phú. Nhưng ở đây SGK cần giới thiệu sơ qua về kết cấu thể loại này để HS tiện theo dõi bài

thơ.

1.3. Hướng dẫn học bài

SGK đã đưa ra một hệ thống câu hỏi lớn để hướng dẫn HS tìm hiểu bài thơ. Thực tế

đã chứng minh cho thấy: Kiến thức thu nhận bằng con đường tự khám phá là kiến thức vững chắc nhất, đáng tin cậy nhất. Và nhà sư phạm cẩn làm sao để có thể đòi hỏi HS một sự cố gắng sáng tạo cá nhân ...để làm sao GV đưa HS đến sự khám phá

độc lập, khơi dậy ở HS tỉnh thần nghiên cứu. Trên cơ sở đó, SGK đã đưa ra một hệ thống câu hỏi, dẫn dắt HS khám phá tác phẩm từ thao tác đầu tiên, đó là đọc tác phẩm. “ Bach Đằng giang phú " là bài thơ làm theo thể phú, để hiểu được nó buộc HS phải cảm nhận được âm hưởng của bài thơ. Để gây được ấn tượng từ âm hưởng bài thơ, vai trò của đọc tác phẩm là vô cùng quan trọng.

2. SGV và thực tiễn giảng dạy 2.1. Ưu điểm của SGV

- SGV đã có những gợi ý đúng hướng để người GV soạn giáo án đưa vào thực tế

giảng dạy. Những gợi ý này bao quát được cả nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

Đồng thời, SGV cũng chú ý hướng dẫn người GV dùng những phương pháp thích hợp để dạy đối với từng nội dung cụ thể, đặc biệt là phương pháp đọc với mỗi nội dung rất được chú ý để khơi gợi cảm xúc trong HS, từ đó HS dé dang cảm nhận đúng tác phẩm.

- Những gợi ý giảng dạy của SGV đã chú ý được diện và điểm, đó là lối phân tích có trọng tâm, trọng điểm, tránh được lối thuyết giảng lan man. Đồng thời, đó là

cách dạy phù hợp với thời lượng hai tiết cho phép của chương trình. Bài phú dài, khó đối với HS nên yêu cầu người GV phải năng động sáng tạo trong giờ dạy của

mình.

2.2. Nhược điểm của SGV

Mội số lí giải về nội dung trong SGV còn nhiều điểm bất cập.

e Trước hết là cách lí giải cảm hứng nào đã dẫn Trương Hán Siêu đến con sông Bạch Đằng lịch sử ấy?

SGV lí giải rằng: Ở đây, với người " khách” này, không chi dạo chơi cảnh đẹp

của đất trời thiên nhiên mà quan trọng hơn là biết tìm đến nơi có chiến công oanh

liệt xưa để chiêm ngưỡng. [3:72 ]

Thực ra, cảm hứng này chỉ là một phần trong mạch cảm hứng dẫn nhà thơ đến con sông Bạch Đằng ấy. Khi lí giải cảm hứng nào đã dẫn nhà thơ đến sông Bạch Đằng, SGV nên nhấn mạnh hơn nữa tâm hồn thi sĩ của Trương Hán Siêu để người đọc tránh được sự suy diễn xa xôi, cho di cái “ tráng chí bốn phương” của Trương Hán Siêu là hoàn toàn có thực nhưng nó chỉ chiếm một phần trong cảm hứng của

nhà thơ lúc này.

SVTH: Lé Thị Minh Huệ Trang 46

Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD:PGS. TS. Trịnh Sâm e Vấn dé thứ hai là: SGV cho rằng cái cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm

hứng “ bi tráng”.

* Trọng tâm của bài giảng mà yêu cầu nêu ra là làm sống đậy cái cảm hứng bi trắng hào hang của bài phá thể hiện trong ý văn, hình văn, giọng văn".

Thuật ngữ “ bi tráng” được dùng với “ Bạch Đằng giang pha” là chưa hợp lí. Bởi 2

lí do sau:

- Về hình tượng khách quan của bài phú, những câu văn cảm khái buồn thương không nhiều. Nó chỉ thấp thoáng hiện ra ở đoạn thứ nhất:

“ Buồn vì thẳm cảnh.

Đứng lặng giờ lâu.

Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá Tiếc thay dấu vết luống còn luu”.

Và phan cuối, là thái độ của các bô lão:

* Đến chơi sông chừ ủ mặt

Nhớ người xưa chữ lệ chan”.

Như thế nó chỉ chiếm tỉ lệ 6/80, một tỉ lệ ít ỏi, hơn nữa lại ở vào những trạng

thái hoặc mơ hồ ( đoạn đâu ) hoặc điểm xuyết có tính chất lễ nghi( đoạn cuối ) không đủ sức để tạo nên một tiếng hát bè đôi hoặc cảm hứng gọi là bi tráng của

bài văn được.

- Thuật ngữ “ bi tráng” là tổ hợp của hai khái niệm mĩ học: cái bi, cái hùng. Về cái hùng trong bài văn thì không cần bàn cãi, cái hùng đó hiển hiện trong từng câu

văn, ý thơ, trong từng hình ảnh, từ ngữ. Nhung còn cái bi? Nếu cứ giảng cho HS về

cái bi, cái hùng, mà nói về cái bi của bài văn thi ất sẽ gặp sự khiên cưỡng trong

giảng dạy.

Thuật ngữ cái bí thường được định nghĩa như sau: “ Pham trà mĩ học phản ánh

một hiện tượng có tính qui luật của thực tế đời sống xã hội thường diễn ra trong

cuộc đấu tranh không ngang sức giữa cái thiện và cái ác, cái mới và cái cũ, cái tiến

bộ với cái phan động ....trong điều kiện những cái sau còn mạnh hơn cái trước. Đó là sự trả giá tự nguyện cho chiến thắng và sự bất từ về tỉnh thần bằng nỗi đau và cái chết của nhân vật chính điện”.Và cội nguồn của cái bi là “ xung đột giữa đòi hỏi tất yếu về mặt lịch sử với tình trạng không thể thục hiện được nó trong thực tiễn".( 10 ]

Vậy cảm khái, buồn thương nhớ tiếc trong “ Bạch Đằng giang phú” không nằm trong phạm trù cái bi, mà đó là những tâm trạng tâm lí tất yếu của mỗi người khi nhớ về quá khứ, nhất là một quá khứ vinh quang nay không còn dấu vết.

Với hai lí do trên, xét thấy SGK dùng thuật ngữ * bi tráng” là không phù hợp,

ta có thể thay bằng thuật ngữ “ cảm hứng hào hùng”.

SVTH: Lé Thị Minh Huệ Trang 47

Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD:PGS. TS. Trịnh Sâm

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngữ văn: Việc trích tuyển và giảng dạy các văn bản văn học lớp 10 PTTH (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)