1. Về SGK
1.1. Văn bản
1.1.1. Về hình thức cấu trúc văn bản
Nhìn chung, cấu trúc văn bản thể hiện đây là một văn bản trọn vẹn về hình thức và nội dung. Tiêu để được đặt ra cũng hợp lí với từng nội dung. Đồng thời
trong văn bản có sự phân đoạn hợp lí bởi có sự trình bày khoa học các ý lớn ý nhỏ.
Tuy nhiên khi giới thiệu thể thơ Đường luật cách viết của SGK có phần rắc rối.
Thứ nhất, khi nói về niêm của thơ Đường, SGK chỉ nói chung chung mà không lí giải cy thể. SGK viết như sau: “ Đó la một thể thơ có niêm luật chặt chẽ, niêm luật đó lấy việc xen kẽ các thanh trắc và bằng làm nguyên tắc”. Cách viết như thế này
thì thật mơ hồ.
Thứ hai, SGk không phân chia rạch ròi giữa niêm và luật của thơ Đường. Cách
viết lại khó hiểu so với trình độ tiếp nhận của HS. Xin để xuất cách phân chia bố
cục và lí giải nội dung của phần này như sau:
+ Về niêm: Niêm là sự liên lạc vé âm luật của hai câu thơ Đường. Hai câu thơ
niêm với nhau khi chữ thứ nhì cỦa hai câu cùng theo một luật, hoặc cùng thanh
bằng, hoặc cùng thanh trắc. Những cặp thơ sau đây trong thất ngôn bát cú Đường
luật niêm với nhau: I-8, 2-3, 6-7, 8-1. Không niêm theo đúng luật gọi là thất niêm.
+ Về luật : Chỉ cách phối hợp các tiếng bằng và trắc. Phần này trình bày như
SGK là ổn.
+ Về bố cục : Bài bát cú được chia làm bốn cặp câu ( bốn * liên thơ * ) : dé , thực , luận , kết.
1.1.2. Về nội dung
Nội dung bài cung cấp chính xác. Duy chỉ có một số điểm cách viết câu, dùng
từ chưa được chính xác,
-Trang 34, SGK viết : “ Một công trình If luận nghiêm túc về thơ, da được viết ở đâu, cũng khó tránh khỏi việc trích dẫn thơ Đường". Khi viết đoạn văn nay, mục
đích của soạn giả là chứng minh tầm quan trọng và tính phổ biến của thơ Đường nhưng cách viết như trên dé tạo ra sự hiểu lầm. Nếu dùng cụm từ “ khó tránh khỏi"
thì người đọc sẽ hiểu lầm là những công trình lí luận nghiêm túc về thơ đó phạm
phải sai lầm khi trích dẫn thơ Đường. Cách diễn đạt như thế tất yếu sẽ không đạt được cái đích cần đến của người viết. Câu này ta có thể viết lại như sau: “M61 công trình lí luận nghiêm túc về thơ, da được viết ở đâu cũng đêu trích dẫn thơ Đường để
“Trang 35, trong phần “ Nguyên nhân phát triển” SGK viết * Thủ đô Trường An,
không chỉ là một trung tâm thương mại quốc tế, tập hợp thương nhân của hàng chục
nước mà còn là nơi gặp gd, trao đổi ý kiến, sáng tác của các nhà tho”
Trong câu văn này, cách dùng từ chưa hợp lí. “ Thủ đô” là từ dùng theo cách nói
hiện đại ngày nay, không hợp để nói vé một thời đại xa xưa, Ở đây, ta nên thay từ
SVTH: Lé Thị Minh Huệ Trang 93
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD:PGS. TS. Trịnh Sâm
" thủ đô” bằng từ "thành "hoặc "kinh đô". Người xưa thường nói là " thành Trường
An” hoặc “ kinh đô Trường An” chứ không nói là ” thủ đô Trường An” như SGK đã
viết,
- Ngay trong phần III, viết về ảnh hưởng của thơ Đường đối với văn học Việt
Nam, cũng có hai câu chưa ổn. Trang 38, SGK viết: “Tho Đường có mối liên hệ rất
mật thiết với văn học Việt Nam. Bất cứ về phương diện chọn đề tài, xây dựng hình ủnh, cấu tạo tứ thơ, sử dụng ngôn ngữ... Thơ Đường đêu đã cung cấp cho các nhà thơ Việt Nam những chất liệu sống động, những gợi ý quý báu. Truyền thống hiện
thực, nhân đạo của thơ Đường đã tác động tích cực đến nhiều nhà thơ tiến bộ của
Việt Nam. Có thể tìm thấy dấu vết nhiều bài thơ Đường phản đối chiến tranh, trước hết là của Vương Xương Linh và của Li Bạch, trong Chỉnh phụ ngâm của Đặng Trần
Côn... ".
Thơ Đường có ảnh hưởng tới văn học Việt Nam ở các mặt để tài, hình ảnh, ngôn ngữ. Diéu này hoàn toàn chính xác. Nhưng viết như SGK:"Co thể tìm thấy dấu vết nhiều bài thơ Đường phản đối chiến tranh, trước hết là của Vương Xương
Linh và của Lí Bạch, trong Chỉnh phụ ngâm của Đặng Trân Côn...", buộc người đọc
hiểu Chỉnh phụ ngâm của Đặng Trần Côn là một sáng tác thơ văn của Trung Quốc chứ không phải là tác phẩm, tác giả của văn học Việt Nam.
Ta sửa lại câu này như sau:"Có thé tìm thấy dấu vết nhiễu bài thơ Đường phan
đối chiến tranh, trước hết là của Vương Xương Linh và của Li Bạch và sau này dé tài
đó lại được thể hiện trong Chính phụ ngâm của Đặng Trần Côn trong văn học trung
đại Việt Nam”.
2. SGV và thực tiễn giảng dạy
2.1.SGV
Phân soạn của SGV về bài khái quát chỉ mang tính chất hướng dẫn vé phương
pháp giảng dạy và phân phối chương trình dạy thơ Đường trong bốn tiết cho phép, chứ không cung cấp thêm kiến thức cho GV,
Thời lượng cho phép để dạy bài thơ Đường là 4 tiết, GV có thể năng động trong việc phân chia thời lượng cho hợp lý. SGV để xuất hai phương án giảng dạy như
sau:
~- Phương án |
1 tiết về Lí Bạch.
1 tiết về Đỗ Phủ.
1 tiết về Bạch Cư Di.
1 tiết về Thôi Hiệu.
~ Phương án 2
1 tiết về Lí Bạch.
1 tiết về Đỗ Phủ.
2 tiết về bài Tì Bà Hành của Bạch Cư Di.
Nếu vậy theo hai phương án của SGV đưa ra thì cơthể khai thác khám phá sâu về
từng bài thơ nhưng lại chưa đem lại cho HS cái nhìn khái quát về thơ Đường vi cả hai phương án đều chủ trương không dạy bài khái quát trên lớp mà để HS tự tìm
SVTH: Lê Thị Minh Hué Trang 94
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD:PGS. TS. Trịnh Sâm
hiểu phan này ở nhà. Riêng phương án hai lại chủ trương không dạy bài thơ Hoàng
Hạc lâu của Thôi Hiệu. Điều này là không nên vì đây là một bài thơ rất hay có thể
tiêu biểu cho thi pháp thể loại của thơ Đường. Hơn nữa thực tế cho thấy HS rất thích bài thơ này, nhiều em phân tích rất hay và có những cảm nhận sâu sắc về nó.
Xin để xuất phương án giảng dạy của cá nhân như sau: Bài khái quát thơ Đường và thơ Lí Bạch dạy trong | tiết trong đó bài khái quát có thé day trong 15 phút.
Thơ Đỗ Phủ và thơ Thôi Hiệu dạy trong tiết hai và nửa dau tiết. Thơ Bạch Cư Dị dài nên dạy trong nửa cuối tiết 3 và tiết 4.
2.2.Thực tiễn giảng day
Sự phân phối chương trình như trên cho phép người GV tự quy định thời gian cho
bài giảng của mình. Riêng bài khái quát thơ Đường, ở một số điểm vẻ hình thức nghệ thuật của thơ Đường, GV không nên diễn suông những gì SGK viết mà nên đưa ra những ví dụ cụ thể để minh hoạ cho giờ học thêm sinh động. Hơn nữa ở nội dung này SGK viết có phần rắc rối, HS đọc cảm thấy khó hiểu nên người GV cẩn
phân tích sâu vào những ví dụ cụ thể để các em dễ tiếp thu.
SVTH: Lê Thị Minh Huệ Trang 95
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD:PGS. TS. Trịnh Sâm
Phần 2