TAM QUỐC DIỄN NGHĨA

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngữ văn: Việc trích tuyển và giảng dạy các văn bản văn học lớp 10 PTTH (Trang 119 - 122)

( La Quán Trung)

1. Nhận xét chung về cấu trúc văn bản

Cấu trúc bài soạn của SGK thể hiện tính hệ thống cần có của một văn bản vừa mang tính chất là một văn bản khoa học, vừa mang tính chất là một văn bản nghệ thuật. Văn bản soạn thể hiện tính logic của tư duy đi từ tri thức khái quát đến trí thức cụ thể khi được soạn từ phần khái quát về tác giả _tác phẩm để đi đến đoạn

trích cụ thể. Về văn bản đoạn trích xin được bàn sau. Phần này xin bàn vé văn bản của phan khái quát về Tác giả _tác phẩm.

Phan soạn khái quát về Tác giả _tác phẩm thể hiện sự rõ rang của một văn bản khoa học. Văn bản được chia làm nhiều đoạn, mỗi đoạn thể hiện mỗi nội dung khác nhau, ưu điểm của SGK là thể hiện được sự chia ý rạch ròi, mạch lạc. Câu cú

được viết rõ ràng theo đúng chuẩn mực.

Tuy nhiên, hạn chế của SGK là vấn dé đặt tiêu để. Mục (II) chia làm ba vấn để nhỏ (1) , (2), (3), nhưng chỉ có vấn để thứ (3) có tiêu để là “Tóm tất tác phẩm”, còn

hai vấn để (1) (2) lại không có tiêu để. Hai vấn để này đã không được đặt tiêu để

để HS dễ hình dung nội dung trước khi đi vào đọc cụ thể, mà với hai vấn để này ta hoàn toàn có thể đặt tiêu để cho chúng.

Xin để nghị cách đặt tiêu dé như sau:

(1) Tác giả Tam quốc diễn nghĩa và nguỗn gốc của Tam quốc diễn nghĩa.

(2) Vài nét về nội dung Tam quốc diễn nghĩa.

2. Đoạn trích “ Hồi trống Cổ Thành”

2,1. SGK

2.1.1. Tiêu để

Tiêu để “ Hồi trống Cổ Thanh” do soạn giả Trần Xuân Để đặt. Đây là tiêu để của

tiểu thuyết nên kết cấu thường ngắn gọn, ý nghĩa của tiêu để có tim khái quát cao.

Tiêu để “ Hồi trống Cổ Thanh” ngoài tính khái quát cao, còn gây được hứng thú hấp dẫn đối với người đọc. Kết cấu của tiêu để là một cụm danh từ chỉ quá trình

diễn ra liên tục của một hành động trong một khoảng thời gian nhất định. Nhan để

này nói vé việc Trương Phi đánh hổi trống tại Cổ Thành để thử thách tình bạn

trong trắng thuỷ chung của anh em Quan Vũ, Trương Phi.

2.1.2. Chú thích

* Hi trống Cổ Thành" là đoạn trích thuộc tiểu thuyết cổ điển Tam quốc diễn nghĩa

của Trung Quốc nên không tránh khỏi việc dịch còn tổn tại nhiều từ khó hiểu đối với HS. Chính vì vậy, soạn giả đã chú ý tới việc chú thích những từ cổ này, diéu đó

giúp ích rất nhiều cho việc tiếp nhận văn bản của HS. Những chú thích SGK đưa ra

đều hợp lí và chính xác.

SVTH: Lê Thị Minh Huệ Trang II]

Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD:PGS. TS. Trịnh Sâm

2.1.3. Hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài

Trong 4 câu hỏi hướng dẫn học bài có một câu hỏi dành cho phần khái quát Tác gid_ tác phẩm, 3 câu hỏi còn lại đi vào đoạn trích cụ thể.

Câu hỏi đầu tiên cho phan khái quát Tác giả_ tác phẩm thuộc loại câu hỏi đóng, HS bám sát van bản soạn của SGK là có thể trả lời được. Hơn nữa,lối hỏi rõ ràng, cụ thể nên cũng không gây trở ngại gì cho việc tìm đến tri thức của HS.

Ba câu hỏi sau cho đoạn trích “ Hồi trống Cổ Thành" lại phần lớn là câu hỏi

mở, những cầu hỏi này phù hợp với việc khám phá một văn bản nghệ thuật vì nó

khơi gợi được hứng thú nơi HS. Ưu điểm của nó là trong mỗi câu hỏi đều có những

gới ý dẫn dắt HS di tới đích của tri thức. Vi dụ như câu hỏi 2 trong bài là câu hỏi hay: “Vi lẽ gì Trương Phi phẫn nộ đòi giết Quan Công? Giải thích tại sao mâu thuẫn thứ nhất giữa Quan Công và Trương Phi chưa giải quyết, tác giả lại bôi thêm mâu thuẫn giữa Quan Công và Sái Dương? Cách xây dựng mâu thuẫn như thế có ý nghĩa

gì?"I8:98|.

Nhìn chung, SGK đã xây dựng được hệ thống câu hỏi tốt, giúp ích nhiều cho

người GV soạn giáo án, người HS chuẩn bị bài ở nhà. Những câu hỏi này thể hiện

sự bao quát của cả hai mặt nội dung và nghệ thuật của một văn bản nghệ thuật.

2.2. SGV và thực tiễn giảng dạy

2.2.1. Phân phối chương trình

Theo phân phối chương trình của BGD, bài này được giảng trong 3 tiết. Với dung lượng kiến thức khá nhiều của bài, thời lượng chương trình như thế có phần eo hẹp.

Mà cái hay của Tam quốc điễn nghĩa thì rất nhiều, nhưng ta chỉ có thể dạy những kiến thức mang tính khái quát nhất, cơ bản nhất nên người GV cẩn khéo léo trong việc chọn tri thức để giảng cho HS để giờ dạy đạt hiệu quả cao.

2.2.2. Văn bản soạn của SGV

e Về cấu trúc văn bản

Nhìn chung, cấu trúc văn bản soạn của SGV khá khoa học, chi tiết. Phan khái quát Tác giả_ tác phẩm không có gì phải bàn, đây là những kiến thức mang tính chất bổ sung để người GV làm phong phú thêm giờ giảng của mình.

Hướng dẫn của SGV với đoạn trích của “Hồi Trống Cổ Thành" thì có vấn để cần phải ban, SGV đã rạch ròi trong việc chia nội dung phân tích, cách viết dé

hiểu. Cái cần bàn ở đây vẫn là vấn để tiêu để. Mục (II) của SGV "Về đoạn trích giảng Hồi Trống Cổ Thành" phân chia làm hai tiểu mục, tiểu mục đầu tiên phân tích con người, tính cách Trương Phi; tiểu mục thứ hai là nghệ thuật đoạn tích.

Những tiểu mục đó có thể coi là một tiểu văn bản bởi nó diễn đạt một nội dung

trọn vẹn và khi tách ra khỏi hệ thống văn bản chung, nó vẫn giữ nguyên ý nghĩa

của nó. Rất tiếc là SGV đã không đặt tiêu để cho các tiểu mục này. Nếu mọi tiểu mục đều có một tiêu dé thì việc đọc và lĩnh hội trí thức sẽ dễ dang hơn nhiều.

Xin để nghị cách lập tiêu để như sau:

(1). Con người-tính cách Trương Phi.

(2). Nghệ thuật đọan trích "Hồi trống Cổ Thành" tiêu biểu cho đặc điểm nghệ thuật của tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc.

SVTH: Lé Thị Minh Huệ Trang 112

Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD:PGS. TS. Trịnh Sâm

e Về nội dung phương pháp

Những nội dung SGV cung cấp phong phú và chính xác. Bên cạnh những nội

dung cẩn thiết cho việc giảng đoạn trích “Héi trống Cổ Thành”, người soạn còn chú ý cung cấp những kiến thức chung về tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa để giáo

viên có thể vận dụng linh hoạt nhằm mục đích làm phong phú thêm giờ giảng của

mình, từ đó khơi gợi được hứng thú học tập của HS.

Tuy nhiên, văn bản của SGV chưa thực sự chú trọng đến phương pháp có thể áp

dụng với bài học này. Đây là điểm hạn chế rất cần được bổ sung để cuốn sách này

ngày càng trở nên hữu ích và thiết thực.

SVTH: Lé Thị Minh Huệ Trang 113

Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD:PGS. TS. Trịnh Sâm

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngữ văn: Việc trích tuyển và giảng dạy các văn bản văn học lớp 10 PTTH (Trang 119 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)