HOÀNG HAC LAU TONG MANH HAO NHIÊN CHI QUANG LANG

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngữ văn: Việc trích tuyển và giảng dạy các văn bản văn học lớp 10 PTTH (Trang 104 - 107)

1.SGK

1.1. Van ban

1.1.1. Về văn bản phần “Tác giả và tác phẩm”:

Ở mục này, SGK trình bày về cuộc đời Lí Bạch và sự nghiệp thơ văn của Lí

Bạch xét ở nội dung tư tưởng và nghệ thuật. Hai nội dung này lại được trình bày

trong một đoạn văn là không hợp lí. Cần tách bạch làm hai đoạn văn, đoạn một bàn về cuộc đời của tác giả, đoạn hai bàn về thơ văn của ông.

Về mặt từ ngữ, SGK viết : "Tính tình hào phóng, thích giao lựa với bạn bè và du

lãm... *. Dùng từ “du lam” không sai, nhưng có phan khó hiểu với HS, nên khi dùng từ này SGK cần có chú thích sau văn bản để HS hiểu được.

1.1.2. Về văn bản bài thơ * Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng

Lang”

- Trước hết về bản phiên âm, ngoài văn bản được dùng trong SGK, còn có một số ý kiến khác nhau về văn bản bài thơ này.

+ Ở câu thơ thứ hai “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”.

Trên số báo văn nghệ, số 21, ra ngày 26 tháng 5 năm 2001, nhà thơ Đỗ Trung Lai cho rằng SGK Văn 10 in sai câu thứ hai. Theo ông nguyên tác trong bài Hodng Hac

Lau tống Mạnh Hạo Nhiên chỉ Quảng Lăng là "Yên hoa tam nguyệt ha Dương

Châu". “Ha Dương Châu" là "xuống Dương Châu”. Ong cho rằng nguyên tác của

bài thơ dùng từ “ha” chứ không phải từ “h¿”,từ “Ad” đã làm hỏng bài thơ.

Thực ra, câu này SGK không sai. Vì theo các nhà nho ta khi đọc văn chương có

thói quen thường đọc chữ “ hạ" thành chữ “ha” để câu thơ có âm hưởng hơn.

Trường hợp của từ “ha” cũng giống như từ “thugng” có thể đọc là “thướng”"

Ngoài ra, trong “Thơ Đường”, tập Il của NXB Văn Hoc Hà Nội, tái bản năm

1987, còn có một số bài thơ của Lí Bạch, từ này đều được phiên âm là chữ “hd”

chứ không phải “ha”.

VD: Trong bài “Vong Lư Sơn bộc bế” của Li Bạch có hai câu:

“Phi la trực há tam thiên xích Nghi thụ ngân hà lạc cầu thiên ”

( Chảy bay thẳng xuống ba nghìn thước

Tưởng dải Ngân hà tuột khỏi tay)

Hay trong bài “Trường can hành” của Li Bach:

“ Tải văn há Tam Ba"

(Sớm châu chàng xuống đất Tam Ba)

Trên đây là những ý kiến khác nhau về văn bản bài thơ, vì nó thuộc vấn để dịch thuật nên ta cũng không nên bàn nhiều. Cái cẩn nói là xung quanh văn bản phiên âm của SGK còn những vấn để, nhiều ý kiến khác nhau, nên trong thực tế giảng

SVTH: Lê Thị Minh Huệ Trang 96

Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD:PGS. TS. Trịnh Sâm

dạy người GV cũng cần giới thiệu cho HS những ý kiến khác nhau đó để tự HS cảm

nhân.

- Phần dịch thơ:

Nội dung của bản dịch nghĩa hoàn toàn trùng hợp với tư tưởng của nguyên tác. Ý

thơ dẫn xuôi trong bản dịch giúp cho HS đánh giá và cảm nhận cái hồn của tác phẩm. Vấn để nằm ở phan dịch thơ. Phan này được xem là khó hơn cả nhiều người dịch phải làm công việc chuyển từ ý thơ sang bài thơ và chuyển thế nào để đọc giả

khi đọc có thể lắng tai nghe được âm điệu của bài thơ hoặc những người không biết chút gì về từ Hán cũng có thể thưởng thức tác phẩm mà không cẩn tra cứu.

+ Câu |: "Cố nhân tây từ Hoàng Hạc Lâu” dịch là * Bạn từ lâu Hoàng Hạc lên

đường”.

Câu thơ dịch đã làm mất hẳn ý nghĩa của câu thơ nguyên tác khi địch mất hẳn

chữ “cố” va chũ “tay”. “Cế” là xưa, cũ; “Tay” là phía tây, hướng tây. Ở câu thơ

này ngay phần chú giải chưa thoã mãn được cho người đọc.

+ Câu thứ ba: “Cô pham viễn cảnh bích không tan” dịch là" Bóng buồm đã khuất bdu không”

Bản dịch thơ chưa miêu tả rõ nét hình ảnh cánh buồm đơn độc, lẻ loi đang khuất dần, đang chìm vào khoảng không bao la, xanh biếc, ý thơ chưa thật sát nghĩa với nguyên tác. Xuôi dòng Trường Giang mênh mông thuyền bè tấp nap ấy, người ở lại chỉ nhìn thấy duy nhất bóng cánh buổm của ban đang khuất dan phía chân trời xa, mờ dẫn trong màu xanh vô tận của nước trời. Đây chính là cái thần của bài thơ.

Câu thơ dịch của bản dịch rất thành công của cụ Ngô Tất Tố ý thơ chưa toát lên được cái thần ấy, chưa dién tả được sự lẻ loi cô độc của cánh buổm.

1.2. Chú thích: Xin bàn về chú thích ( 3) của bài thơ.

-Chú thích ( 3 ):

Nguyên tác : “ Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu”

Dịch nghĩa : “ Hướng về phía Tây, bạn cũ giã từ lầu Hoàng Hạc.

SGK chú thích rằng : “ /ướng về phía Tây vì Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng tức xuôi Trường Giang về phía đông”. Khi lí giải cụm từ “ Hướng về phía Tây” soạn giả nhằm mục đích lí giải ý nghĩa câu thơ nhưng cái đích cuối cùng ấy dường như

lại không đạt được. Đọc xong chú thích trên, người đọc vẫn thấy khó hiểu.

“ Tay” trong * tây từ Hoàng Hạc lâu” chắc chắn không phải muốn nhấn mạnh ý

nghĩa “ [du Hoàng Hạc ở phía tây”. Ở đây, SGK nên chú giải rằng: Mạnh Hạo

Nhiên từ biệt phía Tây để đi về phía Đông. Mạnh Hạo Nhiên đi từ phía Tây, tức là lầu Hoàng Hạc-đi thẳng xuống phía Đông, tức là Dương Châu. Nói khác đi, Dương

Châu ở hướng trực đối với lầu Hoàng Hạc.

1.3. Hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài

Những câu hỏi mà soạn giả đặt ra đã bao quát hết nội dung của bài thơ, có tính

định hướng cho HS tìm hiểu bài thơ theo kết cấu ( 2 câu trước, hai câu sau). Sau mỗi câu hỏi đều có những gợi ý để các em dé dàng tìm hiểu bài.

Đặc biệt là câu hỏi cuối có tác dụng rất lớn trong việc phát huy tính tích cực tư duy

của HS. Câu hỏi như sau: “ Thử dàng hai câu thơ lục bát hoặc hai câu thơ thất ngôn

SVTH: Lê Thị Minh Huệ Trang 97

Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD:PGS. TS. Trịnh Sâm

để dịch lai hai câu cuối của bài"(8:42]. Hơn nữa, câu hỏi này còn nhầm phát huy

năng lực văn của HS.

Tuy nhiên, trình tự vị trí các câu hỏi cẩn được đảo lại để phù hợp hơn với qui luật của tư duy. Ta nên đưa ra 3 câu hỏi, trong đó | câu hỏi mang tính chất tái hiện

và yêu cầu, 2 câu sau đi sâu vào nội dung bài thơ.

Câu | : Đọc kĩ bai thơ, học thuộc bài thơ cả nguyên tác, dịch nghĩa và nguyên

văn. Đối chiếu bản dịch nghĩa với bản dịch thơ và rút ra những nhận xét cần thiết (

chú ý câu thứ 3 ).

Câu 2 : Giống như câu hỏi trong SGK,

Câu 3 : Giống như câu hỏi trong SGK, nhưng nên đưa yêu cầu HS đọc thuộc

bài thơ lên câu hỏi 1.

2. SGV và thực tiễn giảng dạy

2.1. SGV

2.1.1. Ưu điểm

SGV có những bổ sung đáng quí về tác giả và tác phẩm để GV tìm hiểu, từ đó có thể mở rộng kiến thức cho bản thân và cho HS.Tài liệu này cũng phân tích khá

kĩ bài thơ, có sự chú ý phân tích bài thơ ở góc độ ngôn từ khi so sánh bản dịch thơ

với nguyên tác. Hướng khám phá của SGV là đúng hướng va đã thể hiện sự nỗ lực rất đáng trân trọng của soạn giả.

2.1.2. Hạn chế

Khi khám phá bài thơ, SGV mới chỉ dừng lại ở lớp nghĩa đầu tiên của nó. Về giá trị

đích thực của bai thơ còn có điểm cần phải bàn.

Thứ nhất, cuộc tiễn đưa giữa Lí Bạch với Mạnh Hạo Nhiên không chỉ là cuộc tiễn đưa của hai con người là bạn tri âm, đây còn là cuộc tiễn đưa của hai lối sống, hai vùng không gian lí tưởng đối lập nhau có âm vang của thời đại dội vào. Tứ thơ

lúc này đã vượt ra ngoài khuôn khổ của một cuộc tiễn biệt, bởi Hoàng Hạc và

Dương Châu là hai địa danh nhưng cũng là hai vùng lẽ sống: lánh đời và nhập thế, nên cuộc chia tay này là cuộc chia tay của số phận.

Thứ hai, về nghệ thuật của hai câu thơ 3 và 4: Nếu chỉ bám vào việc so sánh đối chiếu nguyên tác và dịch thơ để tìm ra nghệ thuật của hai câu thơ ở góc độ từ ngữ

thì chưa đủ. Cái cẩn chú ý ở đây là những mối quan hệ được thiết lập trong hai câu thơ này. Đó là mối quan hệ giữa cái nhỏ và cái lớn ( cô phàm và bích không tận ),

mối quan hệ giữa cái * ĩnh"” và cái " động”, cái tiến độ chậm trong ý thức muốn

níu kéo của kẻ ở lại và nhanh trong cảnh thực của kẻ ra đi.

2.2. Thực tiễn giảng dạy

Việc đưa bài thơ này vào chương trình cũng có điều đáng bàn. Tuy đây là bài thơ hay nhưng hiện nay vốn tiếng Hán của HS là có hạn, bản thân bài thơ lại còn nhiều vấn để chưa thống nhất về văn bản và dịch thơ, nên để các em hiểu sâu sắc bài thơ

là điểu khó vô cùng.Vì lẽ đó, trong thực tế giảng dạy đòi hỏi người GV phải có năng lực sư phạm vững vàng, vốn kiến thức sâu sắc về văn học nước ngoài cũng

như vốn tiếng Hán để có thể giảng tốt bài thơ.

SVTH: Lé Thị Minh Huệ Trang 98

Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD:PGS. TS. Trịnh Sâm

Phần 3

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngữ văn: Việc trích tuyển và giảng dạy các văn bản văn học lớp 10 PTTH (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)