Xuất phát từ nhận thức lịch sử

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử: Xây dựng và vận dụng giáo án các loại hình hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở phổ thông (Chương trình lịch sử Việt Nam lớp 10 ban cơ bản) (Trang 26 - 32)

a. hận thức chung.

Theo quan điểm Mác - xit, lịch sử gồm hai mặt tách rời nhau, đó là lịch sử

tự nhiên và lịch sử xã hội. Lịch sử tự nhiên vận động theo quy luật tự nhiên.

Lich sử xã hội chủ yếu do con người ý thức sáng tạo nên, phát sinh, phát triển

theo quy luật xã hội. Trong khoa học. lịch sử giới han theo phạm vi lịch sử xã

hội loài người được hiểu theo hai nghĩa sau:

Lịch sử là những gì đã xảy ra theo thời gian trong toàn bộ quá trình phát

sinh. phát triển, giới hạn của con người và xã hội loải người. Lịch sử là nhận

thức của con người về quá khử của minh, được thé hiện dưới nhiều hình thức.

Ngay từ khi xuất hiện. con người bất đầu sáng tạo nên lịch sử của chính mình.

Nói khác đi, mốc xuất hiện con người cũng chính là mốc khởi đầu lịch sử xã hội loài người. Nhưng không phải ngay từ dau, con người đã có nhận thức về lịch sử. Phải một thời gian sau, khi con người phát triển đến một trình độ nhất định. có nhu cầu văn hóa, tinh thân, nhu cầu suy ngẫm về cộng đồng. ban thân...thì những nhận thức sơ khai vẻ lịch sử của con người mới xuất hiện.

Song những quan niệm ấy còn mang nhiều vẻ huyền bí, hoang đường, chỉ phan ánh được vẻ bề ngoài của sự vật, hiện tượng. Trong quá trình tiền hóa, do

trình độ tư duy ngày cảng phát triển, sự khái quát hóa, trừu tượng hóa ngày cảng cao, con người đã dần dân xây dựng được một hệ thống khái niệm khoa học, ngày cảng hoàn chỉnh và ý thức được sâu sắc những quy luật phát triển

của xã hội.

Như vậy nhận thức của con người vẻ lịch sử không dừng lại ở vẻ bề ngoài trên hiện tượng mà đã đạt tới những hiểu biết về bản chất của các sự kiện, hiện tượng, quá trình lịch sử. Nhận thức xuất phát từ nhu câu thực tiễn, chính môi trường thực tiễn sẽ cung cấp những hình ảnh cụ thé của sự vật hiện tượng cụ

thể. Diéu đó đáp ứng một phân khái niệm trực quan sinh động - là giai đoạn

“nhận thức cảm tính". Rồi qua quá trình phân tích. tổng họp. khái quảt...lả

giai đoạn "nhận thức lý tính” sẽ cho ra những khái niệm, quy luật, phạm

trù. ..Chính trực quan sinh động là cơ sở hình thanh khái niệm. Nếu trực quan

Khoá luận tốt nghiệp Trang 25

GVHD: Th.s Dao Thi Mộng Ngọc SVTH: Nguyễn Thị Thương

EET SC

không đây đủ thi khái niệm hình thành sẽ thiếu cơ sở thực tế. Nếu trực quan không khách quan thì khái niệm sẽ không phản ảnh được day đủ nội dung. ban

chất của các sự vật, hiện tượng...

Diéu đó cho thấy vai trò hết sức quan trọng của trực quan đối với quá trình nhận thức, hay nói cách khác chính trực quan vả nếu không có trực quan thì việc nhận thức của con người không thẻ đầy đủ trong quá trình hình thành trí

thức. Điều nay từ rat xa xưa cha ông ta đã truyền tụng nhau câu nói: “Tram nghe không bằng một thay” cảng chúng minh tính đúng đắn của trực quan sinh

động đổi với nhận thức.

Tính khoa học của lịch sử được thé hiện trước hết và chủ động ở việc biết chính xác hiện thực quá khứ va nhất la việc nhận thức tính quy luật, tức là hiểu đúng bản chất sự phát triển của lịch sử xã hội. Như thế, chúng ta có thể hiểu khoa học lịch sử bao gồm những kiến thức cụ thẻ vả trìu tượng.

Nội dung của khoa học lịch sử được xây dựng trên cơ sở các sự kiện lịch

sử. Nếu sự kiện lịch sử là những tế bảo của hiện thực khách quan lả vật liệu giúp con người hình dung lại quá khứ và hiểu được ban chất của các tiến trình

lịch sử.

Các sự kiện tạo nên lịch sử không đứng im, bất biến mà luôn luôn thay đổi, biến chuyển không ngừng, phản ánh sự vận động đi lên của xã hội. Các sự

kiện không cô lập, tách rời mả có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau. Mối liên hệ này tạo thành hoàn cảnh, điều kiện cụ thể, ảnh hưởng nhất định đến khuynh hướng và sự phát triển của các sự kiện. Chính vì luôn gắn với một hoàn cảnh điêu kiện không gian vả thời gian nhất định. không thay đổi nên mỗi sự kiện là một sự kiện riêng lẻ duy nhất. Sự kiện không thẻ lặp lại một cách y nguyên.

đúng như nó đã từng diễn ra trước đó, có chăng cũng không hoàn toàn và

trong những hoàn cành, điều kiện không còn như cũ.

Với những điểm đã nêu trên, sự kiện lịch sử phản ánh sự tổn tại của lịch sử trong toàn bộ quá trình phát triển, biến đôi của nó. Sự kiện vừa là điểm xuất

phát vừa là cơ sở của các công trình nghiên cứu lịch sử. Không có sự kiện lịch

Khoá luận tốt nghiệp Trang 26

GVHD: Th.s Đảo Thị Mộng Ngọc SVTH: Nguyễn Thị Thương

sử thi không có bất kỳ nột hành động nghiên cứu, giảng đạy lịch sử nào. Sự

kiện lịch sử chính là không khí của nhả sử học.

Trong hoạt động nghiên cứu, người nghiên cứu đi từ sự kiện cụ thể để đến

với kết luận khái quất. Déi với các lĩnh vực vật lý, hóa học, sinh học nhà nghiên cứu có thé quan sát lại nhiều lan một sự kiện khoa học nao đỏ, trong thực tế. trong phòng thí nghiệm. Riêng với sử học thi có điểm khác. Chúng ta

biết rằng. lịch sử nhân loại diễn biến không ngừng trên một phạm vi vô hạn vẻ

thời gian. rộng lớn về không gian và mỗi sự kiện chỉ diễn ra một lin, không lặp lại. Trong khi đỏ. khả nang va điều kiện của mỗi người hết sức hữu hạn.

Do đó các sử gia thường không trực tiếp tiếp xúc với hiện thực quá khứ. Dé tiếp cận được với các sự kiện các nhà nghiên cứu cân khai thác tư liệu và hiện

vật lịch sử.

Môn học lịch sử ở phỏ thông được coi là môn học khó đối với học sinh bởi đổi tượng mà học sinh tiếp xúc déu nằm trong quá khử cách đây cỏ khi cả ngàn năm. Chính vì vậy để học sinh hình dung và hình thành những khái niệm và tri thức lịch sử la rất khó. Nếu chi học trên lớp thầy giảng. trò ghi chép thì chưa đủ, cần để học sinh nhìn thấy lịch sử, tiếp xúc với lịch sử như vậy học sinh mới thấy được người thật, việc thật, mới hiểu lịch sử và yêu thích lịch sử.

Những việc nảy có thể làm được nếu giáo viên ở các trường THPT tổ chức những buổi học ngoại khóa cho học sinh tìm hiểu lịch sử.

b. Hoạt động nhận thức của học sinh trong học tập lịch sử.

Học tập là một hoạt động nhận thức nhằm biến đổi những trí thức của

nhân loại thành tri thức của cá nhân (học sinh). Quá trình này cũng diễn ra

theo con đường nhận thức biện chứng. Tuy nhiên, quá trình nhận thức của học

sinh điển ra thuận lợi hơn dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

Trong học tập lịch sử, mục dich của học sinh 14 biển những hiểu biết, nhận thức về hiện thực quả khứ của xã hội loài người thành những hiểu biết, nhận

thức về quá khứ của bản thân các em. Nói cách khác. mục đích học tập lịch sử của học sinh là nhằm nhận thức lịch sử.

Khoá luận tốt nghiệp Trang 27

GVHD: Th.s Đào Thị Mộng Ngọc SVTH: Nguyễn Thị Thương

L ===================== BẽPẺŸẽŸẽퟟŸŸẽFŸẽFẽFẽọọẽẽễOI

Thực tế cho thây. trong quá trình học, bộ môn lịch sử ở trường phê thông

các em học sinh thường phải đứng trước những nội dung và nhiệm vụ nhận thức sau đây:

- Sự kiện lịch sử và việc nghiên cứu, tìm hiểu sự kiện lịch sử (trong các lĩnh vực chính trị. kinh tế, văn hóa xã hội...)

- Nhân vật lịch sử.

-Bản đồ lịch sử vả nội dung các diễn biến lịch sử được thé hiện

trên bản đồ.

- Tranh ảnh. hiện vật lịch sử.

- Các loại tải liệu khác.

Thống kê, sơ đồ, biểu đồ, đồ thị, niên biểu...

Bản văn: Hiến pháp, tuyên ngôn, điển văn, hỏi ký, bài tưởng thuật, bài phòng van, thơ văn, truyện kẻ...

Về tôn giáo: Giáo ky,, phong trào cải cách đấu tranh tôn giáo, kiến

trúc mang đặc trưng hay theo phong cách các tôn giáo.

Về giáo dục: Nhà trường, hoạt động day học. thi cử hệ thống tô

chức, tư tưởng giáo dục. cải cách giáo đục.

Báo chi, bài viết, tranh ảnh, biểu 46, mẫu thống kê...

Vẻ tuổi thọ: Thống kê, so sánh hoặc thông báo vẻ tuổi thọ của một nước, một địa phương hay những thời điểm nao đó trong quá khứ, trong

hiện tại.

Tiền tệ, tin phiếu, hệ thống đo lường, giá cả. lương bổng, mức

Các van đề có thể xem là những loại hình các kiến thức lịch sử mà học

sinh cần phải nắm khi học tập bộ môn.

Đề nắm được những loại hình kiến thức đó, học sinh phải tiến hành hoạt

động biện chứng. Trên đại thể quá trình nhận thức của học sinh trong học tập lịch sử diễn ra như sau:

Trước hết, qua tư liệu lịch sử. học sinh nhận thức được những sự kiện.

hiện tượng của lịch sử thé giới. lich sử dân tộc. Sự tiếp xúc của học sinh với

Khoá luận tốt nghiệp Trang 28

GVHD: Th.s Đảo Thị Mộng Ngọc SVTH: Nguyễn Thị Thương

EEEEEEEEEễỶẺỶẺẼễẽŸỲỶŸFỶỲỄẺỄễễỄễEễễEEEEỄẽẽẽŸẽẽŸỶŸỶŸỲỶŸỶễẽŸỶŸỶŸẽŸẽŸỶễù=ùễŸŸỲí-ŸỲŸPŸYEŸPEỄŸỲŸỶŸỲŸỲŸŸẺẼẼễẽẻ

những tri thức cụ thé nảy vì phải thông qua sự trình bày bai giảng của giáo

viên va qua các tư liệu khác nhau, bao gồm các tài liệu đã được gia công về

mặt sư phạm sẽ tạo thành những tri giác. biểu tượng lịch sử cho học sinh.

Đây là giai đoạn nhận thức cảm tính của học sinh trong học tập bộ môn.

Do đặc trưng của môn lịch sử. học sinh không thẻ trực tiếp tiếp xúc với quá khứ nên việc giúp học sinh có biểu tượng cụ thé về sự vật, hiện tượng là công

việc quan trọng vả rất cần thiết.

Ở giai đoạn tiếp theo, bằng sức mạnh của tư duy, học sinh sẽ đi đến trí thức trừu tượng. khái quát hóa nhờ hoạt động phân tích, tong hợp các tri thức cu thé của bộ óc. Ta có thể hình dung hoạt động nhận thức của học sinh trong giai đoạn này được tiên hành như sau: Dựa vào những tư liệu phản ánh các sự kiện, hiện tượng, quá trình lịch sử cụ thể, các em phải so sánh dé tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa chúng; tiếp theo các em phải triu tượng

hóa, khái quát hóa những dấu hiệu, thuộc tính. ..để phát hiện những đặc trưng

phô biến và bản chất của chúng.

Kết quả là hoạt động tư duy mà ta nêu trên là những khái niệm lịch sử

được hình thành và được học sinh nhận thức.

Như vậy trong quá trình tư duy dựa trên các tài liệu cụ thể, học sinh nhận thức được các khái niệm lịch sử khác nhau. Việc nắm vững các khái niệm cho phép học sinh hiểu được bản chất các sự kiện hiện tượng, nhận thức được quy

luật lịch sử. Diéu này có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống của học sinh, bởi lẽ

hiểu được quy luật phát triển của lịch sử học sinh sẽ rút ra được những bài học

kinh nghiệm của quá khứ đối với hiện tại và tương lai, từ đó các em có thể định hướng. điều chỉnh hành động của minh sao cho đúng dan hơn.

Ở giai đoạn ké tiếp, học sinh phải học cách vận dụng các tri thức đã học dé tạo ra trong tư duy những mỗi liên hệ mới giữa tri thức và những điều mới chưa biết. Đây chính là cơ chế chủ yếu đảm bảo cho con người khả năng khám

phá một đặc tính mới. mối quan hệ quy luật. Việc tạo ra những mới liên hệ

mới chính là chiếc đòn bảy giúp con người tìm ra những điều chưa biết. Ta có thé hình dung quá trình nhận thức của học sinh trong học tập của học sinh theo

Khoá luận tốt nghiệp Trang 29

GVHD: Th.s Đào Thị Mộng Ngọc SVTH: Nguyễn Thị Thương

chuỗi như sau: Học sinh bắt dau từ những việc nhận thức kiến thức lịch sử cụ

thé dé đi tới nhận thức trừu tượng, khái quát, kiến thức này sẽ trở thành cơ sở lý luận để nhận thức cái cụ thể nhằm đi tới cái khái quát. Cứ như thể nhận thức

lich sử của học sinh ngày càng phong phú.

Trong quá trình nhận thức ngày cảng tăng vẻ lượng và chất như vậy năng lực nhận thức cái cụ thể (quan sát, hình dung. tướng tượng...), năng lực tiến hành các thao tác tư duy (phân tích. so sánh. tổng hợp...) để đi từ cái cụ thể sang cái trừu tượng. tử cái trừu tượng sang cái cụ thé mới. Từ đó nang lực

nhận thức của học sinh tăng theo.

Như vậy. chính trong quá trình nhận thức lịch sử một cách tự giác, tư duy

về lịch sử của học sinh phát triển không ngừng. Điêu nay đã đưa đến khả nang

luyện tập cho học sinh trờ thành người có tư duy độc lập. Từ đó, học sinh trở thành người chủ động tích cực. độc lập trong suy nghĩ cũng như trong hanh

động. Từ khi ngồi trên ghế nhà trường cho đến lúc trưởng thành, điểm lại

những điều trên ta thấy quá trình nhận thức lịch sử của học sinh trong học tập lịch sử cũng diễn ra tương tự như quá trình khoa học đi tìm chân lý, nhưng ở mức độ đơn giản hơn và diễn ra dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Con đường

nhận thức lịch sử của học sinh bắt đầu từ việc nắm các sự kiện lịch sử cụ thể.

Trên cơ sở đó đi đến những kiến thức trừu tượng (khái niệm, quy luật lịch sử)

thông qua hoạt động tư duy của các em phát triển không ngừng đưa tới việc hình thành khả năng tư duy độc lập. Đây là hành trang cần thiết giúp cho học

sinh có thẻ thích nghỉ. sang tạo sau nay.

Trong học tập lịch sử, học sinh cần nắm vững những kiến thức lịch sử cụ thể để làm nền cho hoạt động tư duy. Để giúp học sinh nắm kiến thức cụ thể, hoạt động ngoại khóa đưa vao bai giảng bộ môn là điểu cần thiết và có ý nghĩa

quan trọng vẻ mặt nhận thức. Qua sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh khai

thác tư liệu, hiện vật lịch sử một cách chủ động năng lực nhận thức cũng được phát huy. Như vậy, việc đưa hoạt động ngoại khóa vảo dạy học lịch sử là cách dạy học phù hợp với con đường nhận thức biện chứng của các em trong học

tập bộ môn.

Khoá luận tốt nghiệp Trang 30

GVHD: Th.s Đảo Thị Mộng Ngọc SVTH: Nguyễn Thị Thuong

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử: Xây dựng và vận dụng giáo án các loại hình hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở phổ thông (Chương trình lịch sử Việt Nam lớp 10 ban cơ bản) (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)