Chủ nghĩa yêu nước

Một phần của tài liệu vẻ đẹp tâm hồn nguyễn trãi qua thơ nôm (Trang 21 - 24)

1.3. Nguyễn Trãi - tác gia và tác phẩm

1.5.1. Chủ nghĩa yêu nước

Lịch sử dân tộc Việt Nam đã đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ qua những chiến công hiển hách của dân tộc ta trãi qua các triều đai đấu tranh giữ nước giành lại độc cho nước nhà, chống giặc ngoại xâm: Nhà Tiền Lê, Nhà Lý chống Tống, nhà Trần chống Nguyên Mông, nhà hậu Lê chống giặc Minh, Quan Trung

chống giặc Thanh. Những chiến thắng vẻ vang của quân và dân ta không những tôi luyện thêm ý chí, nâng cao bản lĩnh lòng tự hào của dân tộc, tự tin khí thế hào hùng của dân tộc mà còn góp phần tạo ra truyền thống về đấu tranh đánh giặc giữ nước tạo ra tiền đề và thành công hơn nữa cho văn học việt nam về Chủ nghĩa yêu nước.

Đặc điểm văn học lúc bấy giờ phải luôn gắn liền với quá trình lịch sử , tạo ra hướng phát triển mới của nền văn học trung đại, định hướng cho sự phát triển của văn học phải luôn gắn với ca ngợi ỷ chí quật cường, khát vọng chiến đấu, chiến thắng với lòng căm thù giặc sâu sắc và có ý thức trách nhiệm của những tấm giương yêu nước, những anh hùng dân tộc đã quên thân mình đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Có thể nói đây là đặc điểm phản ánh rõ nhất mối quan hệ biện chứng giữa lich sử dân tộc và văn học dân tộc.

Văn học trong giai đoạn này nội dung yêu nước được xem là mối quan tâm hàng đầu của nhà văn . Những tác phẩm ấy luôn đề cao cảm hứng từ hiện thưc từ cuộc đấu tranh dựng nước giữ nước sôi nỗi, hào hùng của người Việt Nam luôn là tiếng nói của thời đại, luôn có phạm vi phổ biến và tác động mạnh mẽ đến nền văn học nước nhà. Có những tác phẩm đã xuất hiện từ rất sớm để khuyến khích động viên trong cuộc đấu tranh giành độc lập cho đân tộc lam cho họ có thêm động lực và ý chí về tinh thần chiến đấu, điển hình trong đó có Hịch Tướng Sĩ và tác phẩm Nam quốc sơn hà cũng đã ra đời để động viên và tăng thêm nguồn sắc mạnh về tin thần và sau đó là những tác phẩm ca ngợi hững chiến thắng vẻ vang của dân tộc ta, và hướng về một thời đại mới Tụng giá hoàn kinh sư, Bình Ngô đai cáo.

Quá trình đấu tranh giữ nước đã tác động sâu sắc đến nền văn học nước nhà, bồi đáp phát triển ý thức tự hào của dân tộc, tin thần độc lập tự chủ. Và cũng cính vì thế, chế độ phong kiến có hưng thịnh hay suy vong nhưng nội dung yêu nước trong văn học vẫn phát triển không ngừng.

Tác phẩm yêu nước trong thời kì chủ yếu tập trung thể hiên ở các khía cạnh như: Tình yêu quê hương con người đất nước, các tác giả đã thể hiên tấm lòng của mình trước những hành đồng cướp nước và nêu cao tin thần đấu tranh bảo vệ quê hương mảnh đất mà chính nơi mình sinh ra và lớn lên, và có nhiều tác phẩm đã thể hiện niềm tự hào, nỗi nhớ quê hương và niềm hạnh phúc ao ước trở về quê và tác giả đã luôn trăn trở với khác vọng mãnh liệt chưa làm được gì cho quê hương và

không thực hiện cho quê hương. Bên cạnh đó còn có nhiều tác phẩm đã thể hiện lòng cămthù giặc sâu sắc qua những trang văn dầy khíchất hào hùng và đây cũng là vũ khí đấu tranh lợi hại trên mặt trận chính trị. Tác phẩm thời này cũng đã nói kên về ý thức cũng như về trách nhiệm của mỗi con người việt nam mọi người phải đoàn kết và có trách nhiêm bảo vệ Tổ quốc giành độc lập cho dân tộc Việt Nam.

Những thập niên đầu thế kỉ XV , dân tộc ta đã đứng trước tình thế mất nước , trong hoàn cảnh lúc bấy giờ nhiều tác giả đã thể hien tâm trạng đau xót và tuyệt vọng của mình trước tình thế đầy khó khăn:

“Quốc thù vị báo đầu tiên bạch Kỷ độ long tuyền đái nguyệt ma”

Trong hoàn cảnh đầy bế tắc, sự phát triển ngày càng lớn mạnh của cuộc khởi Lam sơn có tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến mọi tầng lớp nhân dân. Khắp mọi nơi cuộc khỡi nghĩa bùng nổ với niềm tin và hi vọng lớn đưa đất nước lập lại hòa bình:

“Lại trời cho gió cả lên

Cho cờ vua bình địn bay lên kinh thành”

Thắng lợi vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là bước ngoặc quan trọng tạo nên tiền đề lớncho lịch sử cũng như nền văn học nước nhà. Trong số tác phẩm ấy Bình Ngô Đại Cáo được xem là tác phẩm tiêu biểu có giá trị nhất, ngoài ra chúng ta còn nhắc đến một số lượng lớn về thơ của Nguyễn Trãi.

Tiếp nối truyền thống yêu nước Nguyễn Mộng Tuân đã thể hiện về chủ nghĩa yêu nước của mình qua việc nhấn mạnh những người anh hùng Lam Sơn, nuôi chí căm thù:

“ Nghìn trượng đá cao kể cũng kim thang đá hiểm Lưng trời vách đứng xem từng bách nhioj cửa quan Núi bằng ngọn giáo

Cao dựng cờ phan”

Nhiều tác phẩm lúc bây giờ nói đến mảnh đất Lam Sơn đã tạo dưng nên người tài, người anh hùng Lê Lợi có vai trò quan trọng trong cuộc khỡi nghĩa và

đưa đến thăng lợi và xem Lam Sơn là nơi ẩn than của con rồng thần chờ ngày dậy sống

“Lam Sơn tự tích ngọa thần long Thế sự huyền tri tai chưởng trung Đại nhậm hữu quy thiên khãi thánh

Xương kì nhất ngộ thiên khã" (Đề Kiếm – Nguyễn Trãi ) Nhiều tác giả đã ca ngợi Lê Lợi như hình mẫu tập trung tiêu biểu nhất cho conngười yêu nước đại việt. Biết đâu cùng nỗi đau của dân tộc, nung nấu căm thù, và kiên trì vượt qua thử thách nêu lên đúc sẵn để giành ngọn cờ chính nghĩa .

Nguyễn mộng Tuân đã kết thúc bài Lam Sơn phú bằng việc nêu cao đức sáng thắm đượm phẩm chất trong sáng của Lê Lợi:

“… Lam sơn đất hiểm tựa trời

Vua ta dựng nghiệp khắp nơi về chầu Núi cao hình sắc muôn màu

Đức cao lồng lọng chin châu đươm nhuần ”

Những người tán tụng người lãnh đạo của cuộc khỡi nghĩa Lam Sơn không tránh khỏi có những hình ảnh quen thuộc mang tính ước lệ và ngôn từ mang đậm màu sắc trang trọng của tác giả đối với Lê Lợi và đây cũng là hình ảnh trung tâm cho văn học yêu nước về chủ nghĩa anh hùng của dân tộc.

Một phần của tài liệu vẻ đẹp tâm hồn nguyễn trãi qua thơ nôm (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)