Với Nguyễn Trãi dù là lúc đang trên đỉnh cao quyền thế hay lúc phải lui về ở ẩn tại Côn Sơn sống cuộc sống thanh bần, vui thú điều viên. Dù cuộc sống hòa nhập chan hòa với thiên nhiên cảnh vật gần gũi nên thơ, dù đã an phận thủ thường với “cơm dưa
chính dù đã sa cơ thất thế. Trong thơ ông, lúc nào cũng thường trực một nỗi đau, một nỗiniềm tiên ưu:
"Bui một tất lòng ưu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông"
(Thuật hứng – Bài 5)
“Bui” là tiếng cổ, nghĩa là “chỉ”; “bui có” là chỉ có. Một cách nói khiêm tốn mà khẳng định, biểu lộ niềm tự hào về lòng trung hiếu của mình đối với nước, với vua và với cha mẹ. Trung hiếu là đạo làm tôi, đạo làm con. Tấm lòng trung hiếu của Nguyễn Trãi vô cùng bền vững, son sắt, thuỷ chung, dù có mài đi cũng chẳng khuyết, có nhuộm đi cũng chẳng đen. Câu thơ lục ngôn khép lại bài thơ vang lên đĩnh đạc như một lời thề được khắc sâu bằng hai vế tiểu đối:
“Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen”
Nguyễn Trãi là một nho sĩ, là một nhà đạo đức cho nên Nguyễn Trãi đã hướng đến luân lí của nho giáo “văn dĩ tải đạo”, nghĩa là đem văn chương để truyền bá tư tưởng, đạo lí của thánh hiền. Trước tiên ta thấy Nguyễn Trãi luôn nói nhiều đến trung hiếu. Con nười của Nguyễn Trãi luôn hướng đến bổn phận thiêng liêng đối với gia đình và Tổ quốc. Khi ra làm quan hay khi về ở ẩn lúc nào Nguyễn Trãi cũng tâm niệm đến hai chữ trung hiếu. Quan niệm trung hiếu đã ăn sâu vào trong tâm hồn của Nguyễn Trãi, cuộc đời có thể thay đổi, thời cuộc có thể thay đổi nhưng tư tưởng trung hiếu của ông không bao giờ thay đổi:
"Chữ học ngày xưa quên hết dạng
Chẳng quên có một chữ cương thường"
(Tự thán – Bài 12)
Cuộc đời của Nguyễn Trãi đẹp đẽ, thuỷ chung, sáng ngời trung hiếu. Trong thơ văn củaNguyễn Trãi, hai tiếng “trung hiếu" và “ưu ái” (ưu quốc, ái dân: lo nước, yêu
dân) như một lời nguyền vang vọng cùng sông núi, trường tồn cùng năm tháng. Các thế hệ con cháu, mỗi lần đọc lên biết bao xúc động tự hào:
“Bui có một niềm trung hiếu cũ,
(Bảo kính cảnh giới – Bài 1) “Bui một tấc lòng ưu ái cũ,
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông”.
(Thuật hứng – Bài 5)
Thật vậy, dù sống an nhàn, vui thú với cây cỏ, vạn vật ở Côn Sơn nhưng lòng Nguyễn Trãi lúc nào cũng lo lắng cho dân cho nước “đêm ngày cuồn cuộn” như nước thủy triều buổi sớm mai. Có thế mới thấy tấm lòng bao la như biển cả của Ức Trai. Ta luôn thấy những hình ảnh mang đậm chất Đường thi như: cố quốc, cố nhân, giang san, quê cũ,... xuất hiện trong thơ ông. Đó cũng là một biểu hiện của lòng yêu nước, bởi lẽ, bởi lẽ lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những người thân thích, yêu làng mạc, yêu quê hương,... với những cảnh tình quen thuộc với non sông gấm vóc. Đó điều là những nỗi niềm băn khoăn, trăn trở trong thơ ông:
"Đàn cầm suối trong tai dội
Còn một non xanh là cố nhân".
(Thuật hứng – Bài 15) Hay :
"Phần du lẽo đẽo thương quê cũ
Tùng trúc bù trì nhớ việc hằng".
(Ngôn chí – Bài 15)
Hai câu thơ thật tinh tế như gợi lên phần nào nỗi lòng của thi nhân, dù đã lui về ở ẩn sớm hôm với tùng trúc nhưng vẫn nhớ đến việc triều chính, đến việc lo cho dân cho nước. Tấm lòng của ông trong sạch như thế, thanh cao như thế những vẫn tự thấy hổ với giang sơn, đất nước:
"Lòng từa soi dầu nhật nguyệt
Thề xưa hổ có giang san" "Ấy còn cậy cục làm chi nữa
Nếu còn chưa nòng chẫm chửa tan".
(Thuậthứng – Bài 15) Hay:
"Chân mềm ngại bước dặm mây xanh
Quê cũ tìm về cảnh cũ thanh".
(Bảo kính cảnh giới – Bài 31) Nỗi nhớ còn như những giấc mộng tiền miên trong thơ ông:
"Cố sơn tạc dạ triền thanh
Nguyệt mãn Bình Thiên, tửu mãn thuyền".
(Mạn thuật – Bài 1)
Ức Trai dù không còn khả năng giúp ích cho đất nước, cho nhân dân khi khong còn được trọng dụng nữa, nhưng trong tâm can ông vẫn vẫn luôn ước ao cho dất nước được mãi mãi thanh bình:
"Mọi sự đã chăng còn ước nữa
Nguyệt xin một thưở thấy tăng bình"
(Tự thán – Bài 37) Vì lo nghĩ cho đân cho nước nên mái tóc đã bạc trước tuổi:
"Tóc nên bạc bởi lòng ưu ái"
(Tự thuật – Bài 1)
Và gắn liền với hình ảnh cố sơn, núi nhà,… là tấm lòng tha hương lúc nào cũng hướng về cố quốc. Trong những đêm tối mưa rơi tĩnhmịch, dưới ngọn đèn dầu hắt hiu, đơn độc nơi đát khách, quê người, nỗi nhớ đó lại trở thành nối đau khắc khoải, da diết đén khôn nguôi trong thơ củatác giả khi hướng về quê hương. Nhưng niềm ưu ái làm sao dẹp được, nó thường xuyên đi vè trong mộng mị và ngân lên thành những vần thơ réo rắt nỉ non:
"Gia đường cách muôn dặm Ưu ái lòng phiền nửa đêm"
"Lòng người một sự yêm chưng một Đèn khách mười thu lạnh cả mười"
Đúng là điệp khúc ấy nói lên một “niềm thao thức lớn”, có một sức mạnh truyền cảm lạ thường, nó chỉ có thể có nơi một người gần gũi với dân, thương dân như Nguyễn Trãi.
Rất nhiều lần Nguyễn Trãi dùng từ tiên ưu, ưu ái trong thơ của mình. Nó gợi nhắc cau nói nổi tiếng của Phạm Trọng Yêm, một vị một vị quan chức trung trực, thnah lieemb đời Tống: “ Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc, nhi lạc”
(Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ). Các nhà nho đời sau xem câu nói này như một chuẩn mực, phương châm hành động trong suốt cuộc đời làm quan. Nó xác định một lí tưởng phấn đấu cần đạt tới, một trách nhiệm cao cả, một thước đo bản lĩnh, tài năng, tâm huyết của những người được mệnh danh là “phụ mẫu
chi dân”. Tấm lòng ưu ái, lo cho dân cho nước, cho nhân dân có được cuộc sống ấm no hạn phúc đã trở thành một nỗi ám ảnh day dứt Nguyễn Trãi trong những đêm trường rảnh rỗi dài dằng dặc trên đỉnh Côn Sơn:
"Nụy ốc thê thân kham độ lão
Thương sinh tại niệm đọc tiên ưu
Tóc nên bạc bởi lòng ưu ái
Tật được tiêu nhờ thuốc đắng cay"
(Tự thuật – Bài 1)
Sau Nguyễn Trãi hơn một thế kỉ, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng nhiều lần nhắc đến hai từ Tiên ưu, ưu áitrong thơ của mình:
"Lão lai vị tiên ưu chí
Đắc táng cùng thông khởingã ưu"
(Tự thuật )
Con người Nguyễn Trãi suốt đời theo đuổi cuộc sống quan trường, khoa cử không phải để tìm kiếm danh vọng vinh hoa, phú quý, để "vinh thân phì gia” mà là để có cơ hội, có thời cơ, quyêng hạn để lo cho cho dân cho nước:
"Một thân lẩn quất đường khoa mục
Hai chữ mơ màng việc quốc gia"
Và thời thế ép buộc khiến Nguyến Trãi không còn khả năng kinh bang tế thế ấy nữa, thì ông lại tự trách mình, lúc nào ông cũng canh cánh một nỗi lo đã phụ “Cơm
trời áo cha”:
"Quân thân chưa báo lòng canh cánh Tình phụ cơm trời áo cha"
(Ngôn chí – Bài 7) Hay:
"Nợ quân thân chưa báo được
Hài hoa còn bện dặm thanh vân"
(Ngôn chí – Bài 11)
Trở lại Côn Sơn vào cuối đời, Nguyễn Trãi đã chọn sống đời dân trong sáng và không có gì phải xấu hổ. Ông mô tả cuộc sống này của ông bằng một ngôn ngữ dân dã đầy chất phác: làm bạn với người đánh cá, lao động với thôn dân, thả rau muống, cuốc đất ươm mùng tơi, đốt củi bách pha trà và nấu canh bằng trái núc nác,…Và thêm vào đấy, một người bạn lớn với ông là thiên nhiên.
Nhưng trở về sống giữa khung trời mơ ước đã ấp ủ từ hơn nửa cuộc đời, Nguyễn Trãi vẫn không tìm thấy hạnh phúc như đã tưởng, lý do chính là vì nhân dân của ông chưa có được hạnh phúc, chưa có được cuộc sống đầy đủ, ấm no.Vũ trụ xanh biếc quả là có ảnh hưởng nhiều mặt trong con người hành động và phẩm cách trong sáng của ông nhưng thế giới của thông xanh và mây trắng này vẫn không là “chỗ ở
yên” như ý Nguyễn Trãi hằng mong mỏi. Qua một vài chốc lát yên tĩnh ngắn ngủi, linh hồn ông vẫn nguyên hoàn là “cái tôi cũ” mãi mãi nặng trĩu lòng yêu nước thương dân,
và đêm ngày cuồn cuộn như như thủy triều buổi sớm mai.
Về Côn Sơn ở ẩn, không phải là tự nguyện, cũng không phải là một quyết định dễ dàng gì đối với một đang ở đỉnh cao quyền thế như Nguyễn Trãi, đó càng không phảilà việc làm đối với một tấm lòng lúc nào cũng mong ước giúp ích cho đời, muốn dùng những gì trong khả của mình có thể đem lại cuộc sống tươi đẹp cho đất nước như Nguyễn Trãi. Bởi vậy, dù sống an nhàn, yên ổn chốn làng quê, chốn nương náu cuối cùng của con người ta sau những thăng trầm sống gió của cuộc đời, nơi mà chỉ có ở đó, họ mới tìm được những phút giây thanh lọc cho tâm hồn, nhưng ngay cả trong
những phút giây đó, ông vẫn canh cánh nỗi lòng của một người chưa đền đáp được công lao dưỡng dục của cha mẹ, chưa báo đáp được ơn nghĩa của đấng quân vương, thấy mình chưa làm được gì cho quê hương đất nước. Đó cũng là một nỗi niềm thường trực thường thấy trong thơông:
"Tơ hào chẳng có đền ơn chúa
Dạy láng giềng mấy sĩ nho"
(Ngôn chí – Bài 14)
"Bui một quân thân ơn cực nặng Tơ hào chưa báo hãy còn âu"
(Mạn thuật – Bài 8)
"Lòng một tấc son còn nhớ chúa
Tóc hai phần bạc bởi thương thu"
(Trần tình – Bài 7)
Đó còn là nỗi lòng đau đáu khi chưa làm tròn được lời hứa với “cha” lúc từ biệt, khi Nguyễn Phi Khanh bị giặc Minh bắt giải về Trung Quốc, ông cảm thấy hổ thẹn:
"Cốt lãnh hồn thanh chăng chứng khóa
Âu còn nhớ chúa cùng cha"
(Tự thán – Bài 9)
"Nhớ chúa lòng còn đau một tấc
Âu thời tóc đã bạc mười phân"
(Bảo kính cảnh giới – Bài 38)
Yêu nước thương dân đó là một điều luôn luôn thường trực trong con người Nguyễn Trãi, chính lí tưởng cao đẹp đó là mục đích mà ông đã theo đuổi trong suốt cuộc đời làm quan để dem lại nền độc lập cho nước nhà, hạnh phúc cho nhân dân. Đó còn là nỗi niềm của nhà thơ trong những đêm thức trắng lo nghĩ cho vận mệnh của nước nhà.Ông đã từng trằn trọc vì việc nước:
"Thức nằm nghĩ ngợi còn mường tượng Lá chưa ai quét cửa thông"
(Thuật hứng – Bài 6)
Thế nhưng ước nguyện làm cho dân sống no đủ, lòng thương dân đã không cho phép ông lánh đời mà cầu an, hưởng lạc, vui thú an nhàn điền viên cho bản thân. Mặc dầu đã về ở ẩn, được thanh thản hòa mình vào thiên nhiên nhưng lòng ông lúc nài cũng cuồn cuộn nghĩ đến trách nhiệm của mình và phải phù vua giúp nước:
"Chữ học ngày xưa quên hết dạng
Chẳng quên có một chữ cương thường"
(Tự thán – Bài 12)
Tận sâu trong tâm can, ông vẫn thiết tha gắn bó với dời, với vua, với triều đình, trong ông như có một sự mâu thuẫn: một mặt ông muốn quay lưng, muốn rũ bỏ hết bụi bặm trần tục nơi chốn triều đình mà ông đã quá thất vọng đẻ quay về sống cuộc đời giản dị, thanh bạch, nhưng thanh cao. Mặt khác, ông vẫn muốn ở lại triều đình, vì đó là nơi duy nhất ông có thể thi thố tài năng cứu nước giúp đời. Mâu thuẫn đó đã hình thành tâm sự đau xót, khiến ông lúc nào cũng day dứt trăn trở, nhưng ông đã đặt quyền lợi nhân dân lên trên quyền lợi cá nhân cá nhân. Bài Biểu tạ ơn, một lần nữa khẳng
định những bi quan tiêu cực thường gạp trong thơ ông là của một người bất đắc dĩ phải sống trong ảnh nhàn hạ, không được thithố tài năng mà thực hiện cái chí mình ấp ủ từ khi mới bước chân vào chốn quan trường. Không thể nói là được chút hăm hở vì chút công danh, công danh ấy ông từng được hưởng, chỉ có đều ông chưa bao giờ có quyền hành để làm việc ích cho nước lợi cho dân.
Trong hầu hết các tác phẩm của mình, Nguyễn Trãi nói rất nhiều và rất tha thiết, chân thành về dân. Với ông, trời và dân, nước và dân, những cái đó hầu như không thể tách rời nhau. Trước ông và sau ông hàng trăm năm, không thể thấy ở đâu người dân được chú ý và ân cầnnhiều như thế. Chưa dám nói rằng trong học thuyết và văn chương Nguyễn Trãi, dân chiếm vị trí trọng tâm, song có thể nói người dân chiếm vị trí trọng yếu: “Ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày”. Đối với Nguyễn Trãi, yêu nước là thương dân, để cứu nước thì phải dựa vào dân, cứu nước là để cứu dân là để đem lại cuộc sống thái bình, ấm no, hạnh phúc cho dân. Thời phong kiến không dễ gì nghe từ cửa miệng
quan đại thần mà nghe tuyên bố rằng ăn lộc không phải trước hết mang ơn vua chúa mà trước hết mang ơn kẻ cấy cày.
Xưa nay, lòng yêu nước thương dân bao giờ cũng là phần cao quý nhất, quyết định nhất trong những yếu tố làm nên phẩm giá một con người. Với Nguyễn Trãi, vận mệnh của đất nước, hạnh phúc của người dân. Đó là điều quan trọng nhất. Tất cả tin yêu vui buồn của ông đều bắt nguồn từ đó. Có thể nói ông chưa bao giờ thức sự chán đời. không phải vì chán đời mà quay ra yêu cỏ cây, sông núi. Ở ông, yêu cỏ cay, sông núi với yêu đời thực sự là một. Đều là yêu đất nước Việt Nam, yêu cuộc sống trên đất nước Việt Nam.
Thương dân còn là xây dựng cho dân một nền thái bình thịnh trị bèn vững và lâu dài. Cũng như các nhà nho chân chính khác. Nguyễn Trãi có tham vọng làm cho dân yên, yên đến cái mức như đặt nằm trên chiếu nệm (điện dân ư chẩm tịch). Nguyễn Trãi lúc nào cũng mong muốn đất nước được như thời của vua Nghiêu Thuấn, để nhân dân có được đời sống đầy đủ ấm no:
"Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng Dân giàu đủ khắp đòi phương"
(Bảo kính cảnh giới – Bài 43)
Đời Nghiêu Thuấn là một xã hội công bằng, ở đó không có giàu nghèo, một xã hội an lạc, không cướp bóc, không chiến tranh, đói nghèo, một xã hội mà vua do dân tôn lên, vua chăm lo cho đời sống của nhân dân, không có hạn tham quan ô lại sống trên lưng con đỏ dân đen,.. đó là một ước mơ cao cả mà chỉ có một tâm hồn thanh bạch bạch, trong sáng như Nguyễn Trái mới có được.
Nguyễn Bỉnh Khiêm đời nhà Mạc, cũng có những bài thơ nói về nỗi thẹn, tâm trạng bang khuâng, day dứt vì tuổi già không có tài nhưng thực ra tài năng của ông không có cơ hội, không gặp thời để phát huy lí tưởng “trí quân trạch dân”:
"Trí trạch thù ngô túc trí Khu khu thâm ý lao phi tài"
(Trung tân ngụ hứng)
Dù vậy về sau, mặc dù được mời ra nhiều lần nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn kiên quyết từ chối, còn Nguyễn Trãi, ông không giấu được nỗi vui mừng khi được Lê
Thánh Tông mời ra làm quan. Để tỏ lòng biết ơn, Nguyễn Trãi đã viết bài Biểu tạ ơn
nổi tiếng.
Ý thức trách nhiệm đối với dân với nước là một nét tiêu biểu trong con người Nguyễn Trãi. Ý thức ấy ra đời từ rất sớm đã lớn mạnh không ngừng, đã bền bỉ gắn chặt với mọi suy nghĩ và hành động của ông trong suốt cuộc đời làm quan. Do đó mà ông đã xác định được thái độ đúng đắn trong chuyện đi học đi thi, một thái độ đúng lúc trong bao nhiêu bạc ác, ganh ghét ti tiện ở chốn triều đình vẫn kiêu kì ở lại giúp vua hòng đưa lại cuộc sống ấm no cho trăm họ. Cũng rất nhiều lần Nguyễn Trãi nói đến dân, dân là thần dân, dân bảo vệ ngôi vua. Sống hết mình vì nghĩa quân thân, lòng