Bước vào thế giới ngôn ngữ của Quốc âm thi tập, ta vô cùng ngạc nhiên với vốn từ tiếng Việt phong phú mà Nguyễn Trãi đã đưa vào thơ. Theo Bùi Duy Tân thống kê, Nguyễn Trãi đã sử dụng hơn 11.000 lượt từ với hơn 2200 từ khác nhau. Bên cạnh đó, cùng với việc sử dụng song song từ Thuần Việt và từ gốc Hán, Nguyễn Trãi luôn có ý thức dùng từ thuần Việt thay thế cho từ Hán Việt. Ví như dùng từ ao thay cho từ trì: "Ao quan thả gửi hai bè muống" (Thuật hứng – Bài 23), "Rau trong nội, cá trong ao"
(Mạn thuật – Bài 13)…; từ trăngthay từ nguyệt: Thưởng mai về đạp bóng trăng(Ngôn chí – Bài 15), "Hiên mai cầm chén hỏi trăng"(Mạn thuật – Bài 1), Trăng kề cửa, kẻo đèn khêu (Thuật hứng – Bài 22)…; từ cửa quyền thay quyền môn: "Đã biết cửa quyền
nhiều hiểm hóc/ Cho hay đường lợi cực quanh co"(Ngôn chí – Bài 19); từ mây xanh
31),…Điều đó cho thấy, Nguyễn Trãi luôn có ý thức vận dụng chất bình dân về mặt ngôn ngữ.
Cùng với việc sử dụng từ thuần Việt, Nguyễn Trãi cũng đồng hóa kho tư liệu Hán học. Có thể nói, trong quá trình giao lưu, tiếng Hán đã được sử dụng ở nước ta như một thứ ngôn ngữ chính. Đồng hóa từ ngữ Hán vào kho từ ngữ tiếng Việt cũng là cách để Nguyễn Trãi Việt hóa ngôn ngữ của thơ Đường luật, làm giàu thêm kho tàng, vốn liếng ngôn ngữ của dân tộc. Từ khẩu ngữ Hán học "Hữu xạ tự nhiên hương/ Hà
tất dương phong lập", Nguyễn Trãi có câu: "Có xạ tự nhiên mùi ngát bay/ Lọ là đứng
gió không tay". Từ câu Quân tử cố cùng, Nguyễn Trãi viết: "Khó bền mới phải người
quân tử/ Mạnh gắng thì nên kẻ trượng phu"(Trần tình – Bài 7). Từ một câu ngạn ngữ Hán học "Bần cư trung thị vô nhân vấn/ Phú tại sơn lâm hữu khách tầm", Nguyễn Trãi đã diễn đạt ý đó bằng những cách nói khác nhau như "Của nhiều sơn dã đem nhau đến/ Khó ở kinh thành ít kẻ han"(Bảo kính cảnh giới - Bài 6), "Giàu người hợp, khó
người tan/ Hai ấy hằng lề sự thế "(Bảo kính cảnh giới – Bài 12), "Phú quý thì nhiều
kẻ đến chen/ Uốn đòi thế thái tính chưa quen" (Bảo kính cảnh giới – Bài 13), "Yêu trọng người dưng là của cải/ Thương vì thân thích nghĩa chân tay" (Bảo kính cảnh giới – Bài 18)…
Bên cạnh đó, Nguyễn Trãi cũng vận dụng trong thơ ngôn ngữ quần chúng nhân dân. Nhiều câu khẩu ngữ được dùng khá linh hoạt, như: đôi ba khóm, sừng qua tai, quanh co ruột ốc, nên thợ nên thầy, no ăn no mặc… Đó là thứ ngôn ngữ của người lao động được ông gọt giũa, cách điệu hoá và nâng lên để diễn đạt những ý tưởng cô đúc, nhuần nhị. Ngôn ngữ hàng ngày của nhân dân bước vào thơ Nguyễn Trãi tự nhiên, dung dị:
"Co que thay bấy ruột ốc
Khúc khuỷu làm chi trái hòe" (Trần tình – Bài 8)
"Ruộng đôi ba khóm đất con ong Đầy tớ hay cày kẻo muộn mòng"
"Ấy còn cạy cục làm chi nữa
Nẻo cốt chưa nồng chẩm chửa toan"
(Thuật hứng – Bài 18)…
Trong thơ Nguyễn Trãi cũng xuất hiện rất nhiều từ láy dân dã - một hình thức độc đáo, sinh động của ngôn ngữ dân tộc:
"Hương cách gác vân, thulạnh lạnh
Thuyền kề bãi tuyết, nguyệtchênh chênh"
(Bảo kính cảnh giới– Bài 31)
Có những từ láy giản dị vô cùng trong câu Đường thi Nguyễn Trãi như:
"Ngõ tênh hênh nằm cửa trúc
Say lểu thểu đứng đường thông"
(Thuật hứng 16) Hay
"Lểu thểuchưa nên tiết trượng phu
Miễn là phỏng dáng đạo tiên nho"
(Ngôn chí 2)
Đằng sau câu chữ là một Nguyễn Trãi thật tự do phóng khoáng giữa đất trời, thật táo bạo với những từ ngữ thuần Việt đắt giá tênh hênh, lểu thểu mà vẫn không suồng sã, tưởng khó thành thơ mà vẫn lộ rõ cốt cách thanh cao nhưng giản dị. Thơ Đường luật Nguyễn Trãi vì vậy cũng gần gũi hơn với nhân dân, đậm đà hơn tính dân tộc, một hồn thơ luôn mang vẻ đẹp của dân tộc mình, đất nước mình.
Thế nhưng, có ý nghĩa bậc nhất trong việc cách tân ngôn ngữ của Quốc âm thi tập là Nguyễn Trãi đã xây dựng ngôn ngữ văn học trên có sở ngôn ngữ nhân dân và văn học dân gian.Tiếp thu quan niệm thẩm mỹ của văn chương trung đại, thơ Nôm Nguyễn Trãi vẫn mang tính uyên bác, sử dụng nhiều điển cố và các hình ảnh tượng trưng ước lệ nhưng ngôn ngữ thơ Nguyễn Trãi đã ngày càng dung dị, tự nhiên, gần gũi hơn với cuộc sống của nhân dân lao động. Nhờ chữ Nôm, Nguyễn Trãi đã thành công trong việc đưa vào thơ ca bác học nguồn thi liệu vô cùng quý giá của tục ngữ, thành ngữ, ca dao. Nguyễn Trãi đã thổi vào thơ Đường luật hồn của dân gian, dân tộc
trong từ ngữ, hình ảnh thơ. Ông đã sử dụng nhuần nhị, hình tượng những kết cấu cô đúc trong các thể loại văn học dân gian như thành ngữ, tục ngữ, ca dao.
Nguyễn Trãi đã khai thác, vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, thành ngữ, tục ngữ, ca dao khi đưa vào thơ Quốc âm thi tập. Có lúc, ông lấy trọn vẹn cả từ lẫn ý. Có lúc, ông lấy ý và thay đổi hình thức ngôn ngữ. Có lúc, ông sáng tạo ra ý mới. Có lúc, ông lại rút gọn hoặc là ghép thành ngữ, tục ngữ, ca dao, và nhiều khi ông “tự sáng
tạo” ra tục ngữ như là cách để bổ sung vào kho tàng ngôn ngữ dân gian. Sau khi tiến
hành khảo sát 254 bài thơ trong Quốc âm thi tập (với 1908 câu thơ), người viết đã thống kê được: 60/254 bài có sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao, chiếm tỉ lệ 23,6%. Trongđó :20/1908 câu có thành ngữ chiếm tỉ lệ 1%,20/1908; câu có ca dao chiếm tỉ lệ 1%, 52/1908; câu có tục ngữ chiếm tỉ lệ 2,7%. Qua số lượng đã thống kê được ở trên, chúng ta có thể thấy thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập chiếm tỷ lệ tương đối nhiều.
Trong Quốc âm thi tập, những câu thơ được Nguyễn Trãi sử dụng nguyên vẹn cả ý tưởng và từ ngữ từ thành ngữ, tục ngữ chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Theo chúng tôi thì chỉ có khoảng 10 câu trên tổng số 1908 câu thơ trong Quốc âm thi tập chiếm 0,5%. Trong đó tục ngữ có khoảng 6 câu chiếm 0,3%, thành ngữ có khoảng 4 câu chiếm khoảng 0,2%. Riêng ca dao thì không có trường hợp nào được tác giả sử dụng theo hình thức này. khi sử dụng, Ông có thêm bớt từ, đảo lộn một số vị trí theo một cách diễn đạt đồng nghĩa và vẫn đảm bảo không thay đổi nội dung, ý nghĩa của từ ngữ. Những ý nghĩa nội dung trong câu thơ có thành ngữ, tục ngữ của Nguyễn Trãi nếu có được mở rộng cảm nhận để tìm hiểu thì nó hoàn toàn không vượt ra khỏi những tầng ý nghĩa mà câu thành ngữ, tục ngữ “gốc” đã biểu đạt. Ví dụ: từ câu tục ngữ "Ở bầu thì tròn, ở ống
thì dài", Nguyễn Trãi viết:
"Ở bầu thì dáng ắt nên tròn Xấu tốt thì đều rắp khuôn"
(Bảo kính cảnh giới - Bài 21)
"Ngoài năm mươi tuổi ngoài chưng thế Ắt đã tròn bằng nước ở bầu"
Chúng tôi đã thống kê được 37 câu trên tổng số 1908 câu thơ trong Quốc âm thi tập, chiếm 1,9%, được Nguyễn Trãi sử dụng dưới hình thức lấy ý từ thành ngữ, tục ngữ, ca dao. Ở hình thức này, Nguyễn Trãi đã lấy ý tài tình từ thành ngữ, tục ngữ, ca dao, cộng với việc thay đổi hình thức ngôn ngữ vừa linh hoạt vừa sáng tạo phù hợp với thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật trong Quốc âm thi tập. Từ câu tục ngữ "Cá chết vì câu, ruồi chết vì mậ"t, Nguyễn trãi viết lại thành:
"Miệng người như mật mùi qua ngọt Đạo thánh bằng tơ mối hãy dài"
(Tự thán- Bài 21)
Như vậy, Nguyễn Trãi đã góp phần làm mới thành ngữ, tục ngữ, ca dao và đã có thêm nhiều điều kiện để nói lên tư tưởng, tình cảm của mình và những tư tưởng ấy, tình cảm ấy qua cách diễn đạt đậm chất thành ngữ, tục ngữ, ca dao đã trở nên đầy đủ hơn, thuyết phục hơn.
Trong số 254 bài thơ Quốc âm thi tập, chúng tôi đã thống kê được 22/1908 câu thơ, chiếm 1,2% được Nguyễn Trãi sáng tác với hình thức lấy ý từ thành ngữ, tục ngữ, ca dao để sáng tạo ra ý mới và thay đổi hình thức ngôn ngữ. Nguyễn Trãi có xu hướng sáng tạo ý mới từ thành ngữ nhiều hơn so với tục ngữ và ca dao. Kết quả của những sáng tạo này là hình ảnh câu thành ngữ mờ đi và câu thơ của Nguyễn Trãi lại sắc sảo, thâm thúy hơn rất nhiều. Ta hầu như không còn nhìn thấy nguyên vẹn cách diễn đạt của dân gian trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao như đã có mà ý từ thành ngữ, tục ngữ, ca dao đã chuyển hóa vào câu thơ Nguyễn Trãi, như thể chính Nguyễn Trãi mới là người sáng tạo ra thành ngữ, tục ngữ, ca dao. Từ câu tục ngữ "Gần bùn mà chẳng hôi
tanh mùi bùn", Nguyễn Trãi viết lại thành:
"Thế sự nào ai hay buộc bện
Sen nào có bén trong lầm"
(Thuật hứng – bài 25)
Sự sáng tạo này, một lần nữa khẳng định sự thâm nhập sâu sắc của con người Nguyễn Trãi – tâm hồn tư tưởng - tình cảm của Nguyễn Trãi vào trong kho tàng phong phú của thành ngữ, tục ngữ, ca dao.
Trong thơ Thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm, chúng tôi đã thống kê được 40 bài trên tổng số 141 bài chiếm 28,3% có sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao. Như vậy, nếu xét về số lượng bài thơ có sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao thì thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm ít hơn so với tập thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi là 20 bài nhưng nếu xét về tỉ lệ các câu thơ có sử dụng thì thơ Nôm NguyễnBỉnh Khiêm lại chiếm tỉ lệ cao hơn (1,2%). Điều này cho thấy tần số xuất hiện thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm là dày hơn, đều hơn, còn trong Quốc âm thi tập thành ngữ, tục ngữ, ca dao chủ yếu xuất hiện ở mục Vô đề(gồm 129 bài), đặc biệt là ở tiểu mục Bảo kính cảnh giới (61 bài). Cũng giống như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao và trong tác phẩm của mình một cách sáng tạo, linh hoạt. Có chỗ ông lấy cả ý lẫn từ, có chỗ ông chỉ lấy ý mà không lấy từ. Từ câutục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, Nguyễn Trãi viết:
"Ở đấng thấp thì nên đấng thấp Đen gần mực, đỏ gần son"
(Bảo kính cảnh giới- Bài 21)
Sang thế kỉ XVI, Nguyễn Bỉnh Khiêm tiếp tục truyền thống này. Câu thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm:
"Gần son thì đỏ, mực thì đen
Sáng, biết nhờ ơn thuở bóng đè"
(Thơ Nôm Bài 7)
Tuy nhiên, đối chiếu những câu thơ của Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm, chúng ta thấy, mặc dù cả hai ông đều lấy ý từ những câu tục ngữ, ca dao giống nhau nhưng mỗi người lại có một sự sáng tạo riêng. Có thể nói: “Nguyễn Bỉnh Khiêm đã củng cố và hoàn chỉnh các thành tựu mà Nguyễn Trãi đã có công khai phá. Với sự mở đầu của Nguyễn Trãi, sự kết thúc của Nguyễn Bỉnh Khiêm, thơ tiếng Việt đã đi được
một chặng đường, tạo được những nét đặc sắc, phong cách riêng, là một giai đoạn