PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu vẻ đẹp tâm hồn nguyễn trãi qua thơ nôm (Trang 81 - 84)

Qua tìm hiểu đề tài "Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua thơ Nôm",trong Quốc

âm thi tập, với 254 bài thơ, ở cả hai bình diện nội dung và nghệ thuật người viết thật

sự cảm thấy thích thú và học tập được nhiều điều từ chính nhà thơ của thế kỉ XV này. Trên cơ sở của chương một, người viết triển khai thành chương hai Vẻ đẹp tâm

hồn Nguyễn Trãi qua thơ Nôm.Với luận văn này, người viết đi vào làm sáng tỏ đề tài ở ba góc độ: vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước; tình yêu nước thương dân, tư tưởng nhân nghĩa; chí khí, nhân cách người quân tửvà vẻ đẹp về con người cá nhân. Bên cạnh đó, người viết so sánh thơ chữ Nôm của Nguyễn Trãi với thơ văn chữ Hán của chính ông, với thơ văn thời Lý Trần và với các tác giả khác trước và sau Nguyễn Trãi để thấy được những nét đặc sắc đã hình thành nên vẻ đẹp tâm hồn ông qua thơ Nôm.

Qua những bài thơ viết về thiên nhiên của Nguyễn Trãi, ta có thể nhận ra đầy đủ về chân dung một con người hội tụ “khí phách của dân tộc, tinh hoa của thời đại”.

Thiên nhiên mà ông tìm đến cũng là một thiên nhiên đầy sức sống, thanh cao như tâm hồn ông luôn cuồn cuộn hoài bão lo cho dân cho nước. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, những vần thơ của ông vẫn toát lên vẻ đẹp của con người chân chính và “tài năng làm

hay làm đẹp cho nước xưa nay chưa từng thấy” đúng như những lời ca ngợi hậu thế

dành cho ông.

Bên cạnh những vần thơ viết về tình yêu thiên nhiên, thơ Nôm của Nguyễn Trãi còn chứa chan tình yêu nước thương dân, tư tưởng nhân nghĩa sâu sắc. Yêu nước thương dân đó là một điều luôn luôn thường trực trong con người Nguyễn Trãi, chính lí tưởng cao đẹp đó, cái triết lý bao trùm lấy cả hành động, suy nghĩ của ông, cũng như cả nội dung thơ văn của ông là tư tưởng yêu nước, tư tưởng nhân nghĩa. Đó là mục đích mà ông đã theo đuổi trong suốt cuộc đời làm quan để dem lại nền độc lập cho nước nhà, hạnh phúc cho nhân dân.

Thơ Nôm Nguyễn Trãi không chỉ để lại cho thế hệ sau những bài học về tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước thương dân, tư tưởng nhân nghĩa sâu nặng, mà qua tác phẩm của ông ta còn thấy được vẻ đẹp về chí khí nhân cách người quân tử trong chế độ phong kiến xưa. Thơ Quốc âm của Nguyễn Trãi, bên cạnh những phần thơ viết về

thời tiết (Thời lệnh môn), hoa cỏ (Hoa mộc môn), chim muông (Cầm thú môn), phần lớn còn lại ở phần Vô đềlà những bài thơ Nguyễn Trãi dùng để nói chí (Ngôn chí), răn dạy người đời (Bảo kính cảnh giới), theo quan niệm của văn học Trung đại “thi ngôn chí” và “văn dĩ tải đạo”.

Sống trong một xã hội phong kiến tàn khốc, ông có nhiều tâm sự u uất đau thương, nhưng tâm hồn ông bao giờ cũng trong sạch như ngọn lửa thủy ngân cháy trong lò luyện thuốc trường sinh bất tử.

Về quan niệm con người cá nhân trong thơ của Nguyễn Trãi, chúng ta có thể nhận thấy đó là sự khẳng định tài năng, cá tính của con người cá nhân. Mặc dù có những lúc suy nghĩ thoát chốn quan trường, vui cùng thôn xóm, thiên nhiên nhưng mong muốn được trọng dụng, được khẳng định tài năng để giúp nước lúc nào cũng canh cánh bên ông. Đó chính là một nhân cách lớn góp phần xây dựng hình tượng nhà văn hóa-quân sự- chính trị đại tài Nguyễn Trãi.

Bao giờ cũng vậy, nội dung và hình thức là hai bình diện không thể tách rời trong một chỉnh thể tác phẩm, nội dung quuyết định hình thức và ngược lại hình thức tác động thúc đẩy sự phát triển của nội dung. Vì vậy, khi nghiên cứu một tác phẩm nghệ thuật không thể bỏ qua hình thức. Tiếp tục ở chương ba, người viết sẽ đi vào tìm hiểu những đặc sắc nghệ thuật đã hình thành nên hồn thơ Nôm độc đáo của Nguyễn Trãi ở các khía cạnh sau: Nghệ thuật sử dụng thể thơ thất ngôn xen lục ngôn; Sự mở rộng và sáng tạo các tiểu loại đề tài, chủ đềvà ngôn từ thơ Nôm Nguyễn Trãi.

Nguyễn Trãi đã vận dụng thi pháp thơ Đường một cách thành thạo. Ông đã thử ngòi bút của mình theo hai hướng tiếng Hán và tiếng Việt và đã ghi đượcnhiều thành công vẻ vang. Ở thơ Nôm Đường luật Nguyễn Trãi, ông đã cải biến thể thơ thông qua sự thể nghiệm thay đổi thể loại bằng cách xen câu lục ngôn, cải biến cấu trúc câu thơ như thay đổi cách nhắt nhịp, tiết tấu,…Sự tiếp biến ấy trong thơ Nôm Đường luật Nguyễn Trãi đã cho thấy ý thức, sự nỗ lực lớn lao cho sự đổi mới, cách tân thể loại.

Có thể nói, thông tục hóa, dân dã hóa đề tài trong thơ Nôm Đường luật Nguyễn Trãi đã cho thấy tư duy nghệ thuật mới mẻ của nhà thơ. Nó đã mang đến cho thơ Đường luật một sắc diện mới, đậm đà hồn quê nước Việt. Sựsáng tạo này của Nguyễn Trãi đã mở ra một con đường mới cho thơ Đường luật Việt Nam trong quá trình khẳng định bản sắc riêng, thể hiện sức sống riêng.

Ở phần ngôn từ thơ Nôm Nguyễn Trãi, người viết tìm hiểu ở hai bình diện ngôn tử bác học và ngôn từ bình dân. Chịu ảnh hưởng bởi quan niệm thẩm mỹ của văn chương trung đại và thi pháp thơ Đường, thơ Nôm Nguyễn Trãi vẫn mang tính uyên bác và sử dụng nhiều điển cố, điển tích và những hình ảnh mang tính tượng trưng, ước lệ của văn học truyền thống. Tuy nhiên, điển cố trong Quốc âm thi tập có độ hàm súc cực cao, vì ông dùng rất ít từ để diễn tả. Điểm mạnh của Nguyễn Trãi trong phần điển tích từ sử truyện và thơ là ông đã Việt hóa hầu hết chúng để giữ lại cái phong vị nôm na của quê hương. Điều đó chứng tỏ ông rất yêu tiếng mẹ đẻ.

Thế nhưng, có ý nghĩa bậc nhất trong việc cách tân ngôn ngữ của Quốc âm thi tập là Nguyễn Trãi đã xây dựng ngôn ngữ văn học trên có sở ngôn ngữ nhân dân và văn học dân gian. Nhờ chữ Nôm, Nguyễn Trãi đã thành công trong việc đưa vào thơ ca bác học nguồn thi liệu vô cùng quý giá của tục ngữ, thành ngữ, ca dao. Nguyễn Trãi đã thổi vào thơ Đường luật hồn của dân gian, dân tộc trong từ ngữ, hình ảnh thơ. Ông đã sử dụng nhuần nhị, hình tượng những kết cấu cô đúc trong các thể loại văn học dân gian như thành ngữ, tục ngữ, ca dao.

Với những gì người viết đã tìm hiểu qua thơ Nôm Nguyễn Trãi và những gì lịch sử đã ghi nhận, tâm hồn Ức Trai thật đẹp, thật trong sáng, nó như một viên ngọc long lanh, lẻ loigiữa sa mạc hoang vu nhưng không tì vết. Nó thật sự là một thứ vàng mười, dù bị chà đạp, vùi dập vẫn không thể bị hủy diệt. Hàng thế kỉ đã qua đi, nhưng gió bụi thời gian vẫn không thể nào phủ nhòa lên vẻ đẹp ấy được. Thơ Nôm Nguyễn Trãi mãi mãi trở thành bất tử trong lòng người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

Cuối cùng, người viết xin mượn lại câu thơ nổi tiếng của Lê Thánh Tông để kết thúc Luận văn "Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua thơ Nôm":

“Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo”

Một phần của tài liệu vẻ đẹp tâm hồn nguyễn trãi qua thơ nôm (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)