1.3. Nguyễn Trãi - tác gia và tác phẩm
1.5.2. Chủ nghĩa nhân đạo
Văn học do con người sang tạo nên và tất yếu phải phục vu lại cho con người . Vì vậy, tinh thần nhân đạo là một phẩm chất cần có để tác phẩm trở thành bất tử với nhân loại. Điều này cũng có nghĩa là, trong xu hướng chung của phát triển văn học nhân loại, văn học trung đại Việt Nam hướng đến thể hiên những vấn đề của chủ nghĩa nhân đạo. Khát vọng hòa bình, vấn đề quyền sống, quyền hạnh phúc của con người, nỗi khổ đau của nhân dân trong các cuộc chiến tàn khốc, bóc lột của các thế lực thống trị; khátvọng đấu tranh cho lẽ công bằng, tự do cho sự tồn tại của những con người cá nhân có ý thức tự khẳng định mình.
Từ những đặc điểm trên cho thấy văn học trung đại việt nam có sự phát triển theo xu hướng văn học của nhân loại. Cho nên nhiều tác phẩm như Truyện kiều
của Nguyễn Du, Chinh Phụ Ngâm của Đăng Trần Côn, thơ Nôm của Hồ Xuân Hương …là bước ngoặc lớn in đậm dấu ấn “tinh thần phục hưng”. Chủ nghĩa nhân đạo cũng là tiếng nói phản kháng quyết liệt đối với thế lực phi nhân, khát vọng tình yêu hạnh phúc và đây cũng là thành tựu nổi bật về nội dung trong tác phẩm đỉnh cao ở thời kì mà chủ nghĩa nhân đạo quan tâm trong hiều tác phẩm của văn học .
Văn học trung đại Việt Nam trải qua mười hai thế kỉ từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX. Đây là thời kì dân tộc ta đã thoát khỏi ách thống trị nặng nề của phong kiến phương Bắc hơn một ngàn năm. Nền văn học trung đại Việt Nam gắn liền với quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Về nội dung văn học thời kỳ này mang hai đặc điểm lớn đó là: Cảm hứng yêu nước và cảm hứng nhân đạo. Cảm hứng yêu nước và cảm hứng nhân đạo thực ra không hoàn toàn tách biệt nhau. Bởi yêu nước cũng là phương diện cơ bản của nhân đạo.Tuy vậy cảm hứng nhân đạo cũng có những đặc điểm riêng. Nó bao gồm những nguyên tắc đạo lí làm người, những thái độ đối xử tốt lành trong các mối quan hệ giữa con người với nhau, những khát vọng sống, khát vọng về hạnh phúc. Đó còn là tấm lòng cảm thương cho mọi kiếp người đau khổ, đặc biệt là với trẻ em, với phụ nữ và những người lương thiện bị hãm hại, những người hồng nhan mà bạc mệnh, những người tài…
Những nội dung nhân đạo đó đã được thể hiện ở trong toàn bộ văn học trung đại, những biểu hiện tập trung nhất là ở trong các tác phẩm văn học nửa sau thế kỉ XVIII và nửa đầu thế kỉ XIX. Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng. Các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực, đấu đá, tiêu diệt lẫn nhau.
Cuộc sống của người dân vô cùng khổ cực.
Các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi mà đỉnh cao là khởi nghia Tây Sơn diệt Trịnh Nguyễn, đánh đuổi quân Xiêm, quân Thanh, thống nhất đất nước.
Vua Quang Trung lên ngôi. Nguyễn Ánh không thể chống lại vua Quang Trung với hạm đội mạnh nhất Thái Bình Dương bèn cầu cứu thực dân Pháp. Cuối cùng Nguyễn Ánh có được sự trợ giúp của thực dân Pháp, đổi lại sau khi lên ngôi, Nguyễn Ánh phải để chúng buôn bán tự do tại cửa biển Sơn Trà -Đà Nẵng. Không lâu sau khi thành lập, triều đại Tây Sơn bị lật đổ, Nguyễn Ánh khôi phục lại vương triều phongkiến chuyên chế (1802-1945). Đây được xem là giai đoạn phát triển tột bậc, rực rỡ nhất của văn học phong kiến Việt Nam. Cảm hứng xuyên suốt thời kì này là cảm hứng nhân đạo. Bởi lúc này số phận và quyền sống của con người bị đe
dọa. Văn học giai đoạn này là tiếng nói đòi quyền sống, quyền hạnh phúc, đấu tranh đòi giải phóng con người cá nhân. Các tác phẩm tiêu biểu: Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn; Đoàn Thị Điểm dịch), Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), thơ Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều (Nguyễn Du)
Thời kì này có sự phát triển mạnh mẽ của những sáng tác văn học viết bằng chữ Nôm, và sự xuất hiện của nhiều thể loại văn học như tùy bút, tiểu thuyết chươnghồi,kí
Người đọc đến với văn học không chỉ để trau dồi kiến thức, thưởng thức thẩm mĩ mà còn vì nhu cầu hướng thiện. Giá trị nhân đạo của tác phẩm biểu hiện ở việc khẳng định và ca ngợi vẻ đẹp của con người, đồng cảm với những khát vọng nhân bản,phê phán sự nô dịch con người về tinh thần lẫn vật chất...Nội dung cảm hứng nhân đạo của văn học trung đại có ảnh hưởng sâu sắc từ tư tưởng từ bi bác ái của đạo phật và học thuyết nhân nghĩa của đạo Nho.
Văn học do con người sáng tạo nên và tất yếu nó phải phục vụ trở lại cho con người. Vì vậy, tinh thần nhân đạo là một phẩm chất cần có để một tác phẩm trở thành bất tử đối với nhân loại. Ðiều này cũng có nghĩa là, trong xu hướng phát triển chung của văn học nhân loại, VHTÐVN vẫn hướng tới việc thể hiện những vấn đề của chủ nghĩa nhân đạo như: - Khát vọng hòa bình - Nhận thức ngày càng sâu sắc về nhân dân mà trước hết là đối với những tầng lớp thấp hèn trong xã hội phân chia giai cấp - Ðấu tranh cho hạnh phúc, cho quyền sống của con người, chống lại ách thống trị của chế độ phong kiến. - Ca ngợi vẻ đẹp của con người lao động - Tố cáo mạnh mẽ và đấu tranh chống những thế lực phi nhân. Đây được xem là giai đoạn phát triển tột bậc, rực rỡ nhất của văn học phong kiến Việt Nam. Cảm hứng xuyên suốt thời kì này là cảm hứng nhân đạo. Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại được thể hiện phong phú ,đa dạng: Lòng thương người Trong văn học trung đại Việt Nam khi viết về người phụ nữ, một mặt vẫn có sự kế thừa tư tưởng của văn học dân gian.
Chương hai
VỂ ĐẸP TÂMHỒN NGUYỄN TRÃI QUA THƠ NÔM
Trên cơ sở của chương một, người viết triển khai thành chương hai Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua thơ Nôm.Với luận văn này, người viết sẽ chọn lọc những bài thơ, những câu thơ tiêu biểu nhấttrong số 254 bài thơ trong Quốc âm thi tập,vàđi vào làm sáng tỏ đề tài ở bốn góc độ: vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước; tình yêu nước thương dân, tư tưởng nhân nghĩa; chí khí, nhân cách người quân tửvà vẻ đẹp về con người cá nhân. Bên cạnh đó, người viết so sánh thơ chữ Nôm của Nguyễn Trãi với thơ văn chữ Hán của chính ông, với thơ văn thời Lý Trần và với các tác giả khác trước và sau Nguyễn Trãi để thấy được những nét đặc sắc đã hình thành nên vẻ đẹp tâm hồn ông qua thơ Nôm.