Nghệ thuật sử dụng thể thơ thất ngôn xen lục ngôn

Một phần của tài liệu vẻ đẹp tâm hồn nguyễn trãi qua thơ nôm (Trang 64 - 69)

Nguyễn Trãi là người mở đường cho việc khi làm thơ phải vận dụng cho hết cái đẹp của tiếng mẹ đẻ. Làm thơ bằng tiếng Việt khi tiếng đó chưa trở thành chủ đạo trong văn học dân tộc, khi văn học chữ Nôm chưa hình thành được lối thơ riêng, Nguyễn Trãi vẫn phải dùng thể luật Đường (Trung Quốc) như khi sáng tác thơ bằng chữ Hán. Thơ Nôm của Nguyễn Trãi có những bài rất đúng quy cách niêm luật thơ Đường, có những câu luật Đường rất đẹp đã đi vào trí nhớ mọi người:

"Nước biếc non xanh thuyền gối bãi,

Đêm thanh nguyệt bạc khách lên lầu".

(Bảo kính cảnh giới - Bài 153)

Nguyễn Trãi đã vận dụng thi pháp thơ Đường một cách thành thạo. Ông đã thử ngòi bút của mình theo hai hướng tiếng Hán và tiếng Việt và đã ghi đượcnhiều thành công vẻ vang. Ở thơ Nôm Đường luật Nguyễn Trãi, ông đã cải biến thể thơ thông qua sự thể nghiệm thay đổi thể loại bằng cách xen câu lục ngôn, cải biến cấu trúc câu thơ như thay đổi cách nhắt nhịp, tiết tấu,…Sự tiếp biến ấy trong thơ Nôm Đường luật Nguyễn Trãi đã cho thấy ý thức, sự nỗ lực lớn lao cho sự đổi mới, cách tân thể loại.

Khi văn học viết của ta đang trên đà xây dựng và phát triển, Nguyễn Trãi đã tìm tòi một thể thơ mới cho dân tộc, để thoát khỏi ảnh hưởng của thơ Đường, thơ Tống. Trong thơ chữ Nôm, ông tạo nên thể thơ lục ngôn, với những câu thơ 6 chữ, mới lạ so với đương thời: "Dò trúc, bước qua lòng suối/ Tìm mai, theo đạp bóng trăng" (Tự thán-7); hoặc: "Rỗi hóng mát, thủa ngày trường" (Bảo kính cảnh giới- Bài 43);...

Thơ chữ Hán đời Lý Trần đã từng có 20 câu thơ lục ngôn xuất hiện trong bốn bài thơ: Sinh tửcủa Nguyễn Tuân, Phật tâm cacủa Trần Trung Tuệ, Nhàn cư lục ngôn

đề thủy mặc trưởng tử tiểu cảnh của Phạm Mãi và bài Tức cảnhcủa Điểm Bích. Tuy nhiên, sự xuất hiện câu thơ lục ngôn trong thể thơ Đường luật vốn gò bó về câu chữ mãi đến Nguyễn Trãi mới xuất hiện rộng rãi. Thống kê trên 254 bài thơ Nôm của Nguyễn Trãi trong Quốc âm thi tập thì ở 208 bài thơ bát cú đã có 186 bài (chiếm 73,2% trong số 254 bài)có xen câu thơ lục ngôn.Tổng cộng có 437 câu lục ngôn ở vị trí không cố định. Rõ ràng, thơ Nôm Nguyễn Trãi mặc dù phỏng theo mô hình thất ngôn bát cú Đường luật nhưng số bài giữ nguyên cách thể không nhiều. Số lượng các bài thơ được sáng tác theo hình thức này rất lớn chứng tỏ rằng Nguyễn Trãi hoàn toàn có ý thức khi vận dụng thể thơ này như một sự thử nghiệm cho việc tìm ra một thể thơ mới cho dân tộc. Điều đó được người viết thống kê qua bảng sau:

Thể thơ Thất ngôn xen lục ngôn

Thể Đường luật Thể khác

Số lượngbài 186 42 26

Tỉ lệ (%) 73,2 16,5 10,3

Trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi, hiện tượng viết khác quy cách niêm luật thơ Đường đặc biệt dễ thấy và cũng rất phổ biến: dùng câu 6 tiếng xen với câu 7 tiếng trong bài thơ bát cú cũng như tứ tuyệt. Nhiều bài chỉ dùng 1 hoặc 2 câu 6 tiếng, nhưng cũng có một số ít bài dùng tới 7 câu 6 tiếng xen 1 câu 7 tiếng. Điểm đặc biệt là những câu thơ lục ngôn xuất hiện trong bài thơ không theo một quy tắc nhất định nào cả mà nằm ở nhiều vị trí khác nhau. Sự linh hoạt, biến hóa trong vị trí xuất hiện câu thơ lục ngôn đem đến khả năng thể hiện phong phú, sinh động. Câu 6 tiếng có khi ở dòng đầu:

"Bít bả hài gai khăn cóc,

Xuềnh xoàng làm mấy đứa thôn nhân".

(Mạn thuật - Bài 33) Có khi lại được bố trí ở giữa hay cuối bài:

"Thế nhưng cười ta rằng đánh thơ,

Dại hoà vụng nết lừ khừ".

(Tự thán - Bài 90)

Đây có thể xem là sự phá vở quy cách niêm luật của thơ Đường. Số lượng các bài thơ được sáng tác theo hình thức này rất lớn (186/254) chứng tỏ rằng: Nguyễn Trãi hoàn toàn có ý thức khi vận dụng thể thơ này như một thử nghiệm cho việc tìm ra một thể thơ mới cho dân tộc, chống lại ảnh hưởng quá sâu sắc của thi ca Trung Hoa. Xét về tác dụng nghệ thuật, câu thơ 6 tiếng trong bài thơ thất ngôn xen lục ngôn khiến lối thơ trở nên cô đọng, giản dị, ý thơ mạnh mẽ, sắc sảo, thường phù hợp với việc diễn đạt những chân lý của cuộc sống, những quyết tâm hành động của nhà thơ. Ngoài ra, cách ngắt nhịp phong phú của câu thơ 6 chữ khiến nó có khả năng diễn đạt được những cung bậc tình cảm đặc biệt tinh tế, sâu sắc của con người. Ngoài ra, cách ngắt nhịp phong phú của câu thơ 6 chữ khiến nó có khả năng diễn đạt được những cung bậc tình cảm đặc biệt tinh tế, sâu sắc của con người. Câu thơ lục ngôn dồn nén cảm xúc. Có khi nó nằm ở đầu bài bộc lộ tư tưởng, quan niệm của nhà thơ như:

"Ngại ở nhân gian lưới trần

Thời nằm thôn dã miễn yên thân"

(Thuật hứng – Bài 15)

"Lánh trần, náu thú sơn lâm Lá thông đàn, tiếng trúc cầm"

(Thuật hứng – Bài 25) Hay:

"Muốn ăn trái, dưỡng nên cây"

(Bảo kính cảnh giới – Bài 10). Có khi nó đúc kết ý thơ, bày tỏ ý nguyện ở cuối bài như:

"Bui một tấc lòng ưu ái cũ

Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen"

(Thuật hứng - Bài 24),

"Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng Dân giàu đủ, khắp đòi phương"

(Bảo kính cảnh giới – Bài 43)

Cũng có lúc, câu lục ngôn xuất hiện giữa bài như sự dồn nén, cô đọng cảm xúc như:

"Đêmthanh hớp nguyệt nghiêng chén Ngày vắng xem hoa bợ cây"

(Ngôn chí – Bài 10)

"Quét trúc, bước qua lòng suối Thưởng mai về đạp bóng trăng"

(Ngôn chí – Bài 15)

"Núi láng giềng, chim bầu bạn

Mây khách khứa, nguyệt anh tam"

(Thuật hứng – Bài 19) Hay thể hiện triết lí:

"Dễ hay ruột biển sâu cạn

Khôn biết lòng người vắn dài"

(Ngôn chí – Bài 5).

Với sự cách tân này, Nguyễn Trãi đã dẫn đường phá vỡ những khuôn thước quy phạm của Đường thi để đi tìm thể cách thơ phù hợp với ngôn ngữ và yêu cầu biểu hiện đời sống dân tộc. Như vậy, sự xuất hiện của câu thơ 6 chữ đã làm phá vở kết cấu hoàn chỉnh của bài thơ Đường luật, đúng như nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai nhận xét: “Đây là một điểm đáng chú ý. Trong kỹ thuật viết thơ của Nguyễn Trãi rõ ràng có một

sự cố gắng để xây dựng một lối thơ Việt Nam, trong đó câu 6 tiếng dùng xen với

Thoát khỏi sự gò bó của thơ Đường, Nguyễn Trãi còn cách tân thể thơ này bằng cách cải biến cấu trúc câu thơ như thay đổi vần nhịp, tiết tấu.Về những câu 7 tiếng, ta gặp trong Quốc âm thi tập những câu 7 tiếng có lối ngắt nhịp (3/4), cách ngắt nhịp lẻ trước chẵn sau, khác lối ngắt nhịp của thể thơ Đường (Trung Quốc) là (4/3), chẳn trước lẻ sau. Thơ Đường luật thường ngắt nhịp chẵn/lẽ như một công thức cố định, không có ngoại lệ. Bởi theo quan niệm của người Trung Quốc cổ thì cách ngắt nhịp đó khiến âm dương xen kẽ, chẵn lẽ luân chuyển nhịp nhàng, hô hứng tự nhiên với nhịp điệu vũ trụ (Theo Nguyễn Thị Bích Hải trong Thi pháp thơ Đường) Thế nhưng, thơ

Nôm Đường luật Nguyễn Trãi đã phá vỡ khuôn thước đó để tạo ra cách ngắt nhịp tương đối tự do. Trong câu thơ thất ngôn, nhiều khi ông không theo nhịp 4/3 như trong thơ Đường, thơ Tống mà ngắt nhịp rất tự do, phóng khoáng, tùy theo cảm xúc. Thơ Việt Nam thường ngắt nhịp lẻ trước, chẵn sau. Trong thơ Nôm Nguyễn Trãi cũng có nhiều câu ngắt nhịp lẻ/chẵn. Ví như ngắt nhịp 2/2/3:

"Khách đến/ chim mừng/ hoa xảy động Chè tiên/ nước kín/ nguyệt đeo về"

(Thuật hứng – Bài 3) Hay ngắt nhịp 3/4 theo kiểu thơ song thất lục bát:

"Thạch lựu hiên/ còn phun thức đỏ

Hồng liên trì/ đã tịn mùi hương".

(Bảo kính cảnh giới – Bài 43)

"Hé cửa đêm/ chờ hương quế lọt,

Quét hiên ngày/ lệ bóng hoa tàn".

(Bảo kính cảnh giới – Bài 33)

Có khi câu thơ thất ngôn Nguyễn Trãi ngắt nhịp 1/2/3 như câu: "Rỗi/ hóng mát/

thuở ngày trường". Ý thơ cộng hưởng cùng nhịp thơ nhẹ nhàng gợi ta nghĩ đến hình ảnh một vị tiên đồng, đạo cốt "Hài cỏ dẹp chân đi đủng đỉnh – Áo bô quen cật vận

xềnh xoàng" đang đi dạo mát. Cảm giác thư thái cũng theo đó mà ngân nga trong câu thơ. Cách ngắt nhịp trong thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Trãi tự do, phóng túng, thể hiện sự tìm tòi phương thức biểu hiện mới theo hướng dân tộc hóa. Dẫu có trường hợp

chỉ là ngẫu nhiên nhưng đó là sự phá cách đầy sáng tạo trong thơ Nôm Nguyễn Trãi.Về cách ngắt nhịp, Nguyễn Trãi đã có sự phá cách của những thể thơ truyền thống của luật Đường. Đây được xem là bước tiến bộ mới trong sáng tác thơ theo khuynh hướng dân tộc của Nguyễn Trãi.

Bên cạnh đó, cách gieo vần ở một số bài cũng tương đối phóng túng, luật bằng trắc không được tuân thủ. Có những câu thơ lục ngôn của Nguyễn Trãi bắt vần giống tục ngữ như chữ cuối của vế đầu bắt vần với chữ đầu của vế sau (Nhật nguyệt soi,đòi

chốn hiện) hay chữ cuối của vế đầu bắt vần với chữ cuối của vế sau (Đìa c, được câu

ngâm gió). Có trường hợp vần lưng trong câu lục ngôn được gieo ở các vị trí khác nhau ví như gieo vần ở chữ thứ tư:

"Gạch quẳng nào bày mấy ngọc

Sừng hằng những mọcqua tai"

(Tự thán 22)

Những cách bắt vần đó phần nào thể hiện sự tiếp biến mới mẻ của Nguyễn Trãi. Trên quy cách và cấu trúc thơ Đường luật, Nguyễn Trải đã có những cải biến nhằm cách tân, đổi mới thể loại. Bước đầu những đổi mới đó đã mở con đường đưa thơ Đường luật vốn cao sang trở nên gần gũi hơn. Những đổi mới này góp phần khẳng định vị trí của Quốc âm thi tập trong quá trình Việt hóa thể thơ Đường luật của thơ Nôm trung đại.

Một phần của tài liệu vẻ đẹp tâm hồn nguyễn trãi qua thơ nôm (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)