Thơ Nôm Nguyễn Trãi không chỉ để lại cho thế hệ sau những bài học về lòng yêu nước thương dân, tư tưởng nhân nghĩa, tình yêu thiên nhiên sau nặng, mà qua tác phẩm của ông ta còn thấy được vẻ đẹp về chí khí nhân cách người quân tửtrong chế độ phong kiến xưa. Thơ Quốc âm của Nguyễn Trãi, bên cạnh những phần thơ viết về thời tiết (Thời lệnh môn), hoa cỏ (Hoa mộc môn), chim muông (Cầm thú môn), phần lớn còn lại ở phần Vô đề là những bài thơ Nguyễn Trãi dùng để nói chí (Ngôn chí), răn dạy người đời (Bảo kính cảnh giới), theo quan niệm của văn học Trung đại “thi ngôn chí” và “văn dĩ tải đạo”.
Khi nhắc đến vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi về chí khí nhân cách người quân tử không thể không nhắc đến chùm thơTùng, Trúc, Mai trong phần Môn hoa mộc - chùm thơ được các tác giả thời sau gọi là chùm thơ Đông thiên tam hữu(ba người bạn mùa
đông). Đây là chùm thơ mà Nguyễn Trãi đặc biệt sáng tác để nói lên phẩm chất của kẻ sĩ và cũng để tự nói về mình.
Trong thơ xưa, các nho sĩ mượn hình tượng cây tùng sừng sững giữa trời đông gió rét để nói lên cái sức mạnh bề ngoài thiên về hành động thì cũng có thể nói họ đã mượn hình tượng cây trúc để biểu thị vẻ đẹp bên trong thiên về nội tâm. Điều tất nhiên Nguyễn Trãi muốn nhắn nhủ ở đây đó là kẻ có tài, có năng lực không thì chưa đủ mà cần phải biết tu tâm dưỡng tính rèn luyện bản thân, không nên phiến diện nghiêng về một phía, vì rằng một kẻ sĩ phiến diện không còn là một kẻ sĩ có phẩm chất cao. Phải dạn dày tuyết sương, chống chọi gió rét, trải qua khó khăn thử thách như cây tùng:
“Tuyết sương thấy đặng nhiều ngày Có thuốc trường sinh càng khỏe thay
Hổ phách phục linh nhìn mới biết
Dành còn để trợ dân này”
(Tùng –Bài 3)
Nói đến đặc trưng của trúc là nói đến sự cứng rắn và sự rèn luyện tương ứng với hai đặc trưng của tùng là sự vững chắc và sự thử thách. Trúc không có được khả năng vững chắc như tùng, để chống đỡ nhà cao cửa lớn làm rường cột cho nước nhà, thử thách qua phong ba bão táp, gió mưa rét buốt của mùa đông nhưng trái lại, trúc có cái cứng rắn của mình, sự thử thách đối với cây trúc không chỉ là những nhân tố tác động từ bên ngoài vào mà còn là sự tự rèn luyện đạo đức ở bên trong, vượt qua mọi cám dỗ của cuộc sống giống như đốt trúc thẳng cứng mà bên trong rỗng ruột vậy.
“Danh quân tử tiếng nhiều ngày Bảo khách tri âm mới biết hay
Huống lại nhưng nhưng chẳng bén tục Trượng phu biết cứng khác người thay”.
(Trúc –Bài 2)
Người ngự sử trong quan niệm của Nguyễn Trãi phải là người có được sự thanh cao, tinh khiết của trúc quân tử nhưng mà là thanh cao, tinh khiết ở một mức độ cao hơn cộng với một đặc trưng đáng quý mà chỉ có ở người ngự sử đó là sự cảm hóa. Điều đó duy chỉ có toát lên từ hình tượng cây mai mà thôi.
“Xuân đến hoa nào chẳng tốt tươi Ưa mi vì tiết sạch hơn người”
(Mai– Bài 1)
Với những đức tính có được như cây tùng, trúc, mai, dù sống trong cảnh triều cương suy đốn, hoạn quan hoành hành, một mình phải đương đầu với các thế lực phe cánh thù địch đang đan tâm phá hoại ngăn cản bước tiến của nhà nước phong kiến thời hậu Lê. Nhưng Nguyễn Trãi không hề run sợ và lùi bước, ngay cả khi bị bọn Lê Sát ghen ghét, hãm hại, Nguyễn Trãi vẫn không hề luồn cúi, nịnh bợ, vẫn một lòng giữ vững quan điểm sống của một nhà Nho nhập thế, khí tiết của một kẻ sĩ, một người quân tử:
"Quân tử hãy lăm bền chí cũ
Chặt âu ngặt chẳng âu già"
(Ngôn chí – Bài 17)
Để làm được điều đó không phải dễ, phải có một ý chí kiên định, một chí khí hào hùng và mạnh mẽ. Và lẽ tất nhiên để có được những thứ đó, Nguyễn Trãi đã tự nhác nhở mình:
"Khuyên kẻ trượng phu sinh ở thế
Hễ đừng bất nghĩa chớ loàn đan"
(Bảo kính cảnh giới – Bài 58)
Phải có một thái độ đúng đắn, một ý chí sắt đá, chịu thương chịu khó, nếu muốn làm người quân tử và kẻ trượng phu:
"Khó bền mớiphải người quân tử
Mạnh gắn thì nên kẻ trượng phu"
(Trần tình – Bài 7)
Phải biết giữ mình trước những cảm dỗ của vật chất, không chịu khuất phục trước sức mạnh của quyền thế:
"Con mắt hòa xanh đầu dễ bạc Lưng khôn uốn lộc nên từ"
Để trở thành một người quân tử, trượng phu thật sự, Nguyễn Trãi quan niệm “Ngọc không mài giũa không thành ngọc” vì vậy, phải có cái nhìn đúng đắn về phẩm
tiết của kẻ sĩ chân chính, thẩm định nó trong môi trường thử thách khắc nghiệt và chỉ có trong môi trường đó, hoàn cảnh đó, phẩm tiết mới sáng ngời những giá trị đích thực:
"Khó khăn thì mặc có màng bao Càng khó báo nhiêu chí mới hào"
(Thuật hứng – Bài 21) Hay:
"Khi bão mới hay là cỏ cứng Thưở nghèo thì biết có tôi lành"
(Bảo kính cảnh giới – Bài 4)
Với Nguyễn Trãi dù sống nghèo khó ở Côn Sơn, nhưng ông vẫn không hề than lấy một lời, vẫn vui vẻ, ung dung lạc quan với cảnh nghèo, vẫn giữ được thái độ nhàn nhã coi thường cảnh nghèo. Và trong cảnh nghèo ấy, ta càng thấy được vẻ đẹp của một tâm hồn luôn vươn lên trên mọi thử thách khó khăn, không hề trốn tránh mà chấp nhập nó với một thái độ hào hùng:
"Dù Bụt dù tiên ai kẻ hỏi Ông này đã có thú ông này"
(Mạn thuật – Bài 6)
Về Côn Sơn, ông sống hòa mình vào thiên nhiên, cỏ cây, trăng hoa, gió nước, và trong từng bài thơ ta điều thấy tâm hồn tác giả luôn hòa vào trong đó, với vóc dáng phi thường ẩn chứa trong cái bình thường:
"Quét trúc bước qua lòng suối Thưởng mai về đạp bóng trăng"
(Ngôn chí – Bài 15)
Với cái tư thế quét trúc dò lòng suối, và những bước đi đạp bóng trăng, ta thấy được một tầm vóc lớn lao vĩ đại của tác giả như chế ngự được thiên nhiên và nhà thơ hiện lên là trung tâm của tạo vật. Hay chỉ đơn giản là việc gánh nước về pha trà:
"Khách đến chim mừng hoaxẩy động Chè tiên nước ghín nguyệt đeo về"
(Trần tình – Bài 5)
Vậy mà Nguyễn Trãi đã thi vị nó lên, tác giả như gánh được cả trăng trên vai. Bước chân của thi nhân như là đang đạp lên những áng mây mang tầm vóc phi thường của một anh hùng tráng khí đang làm những việc ngoài khả năng của con người:
"Đạp áng mây ôm bó củi
Ngồi bên suối gác cần câu"
(Trần tình – Bài 5)
Không những thế, Ức Trai còn muốn quét con am để chứa mây. Đó điều là những hành động phi thường của người anh hùng, chỉ có những tư tưởng bay bổng, những nghị lực phi thường mới dám nghĩ và hành động như thế. Và con người mang tầm vóc phi thường đó lẽ dĩ nhiên không thể nào chịu quỵ lụy, luồn cúi trước những thế lực đen tối trong triều đình. Ông không bao giờ chịu nhận những thứ “vinh hoa phú quý” do chức quan mang lại, với ông danh lợi chỉ là hư vô, tấm lòng thanh khiết, trong sạch của ông không thể nào thay thế được:
"Phú quý chẳng tham thanh tựa nước
Lòng nào vạy mỗ hơi hơi"
(Ngôn chí – Bài 21)
Là một kẻ sĩ chân chính, một người quân tử, một vị anh hùng, Nguyễn Trãi không bao giờ sử dụng những thứ vật chất không phải do chính đôi bàn tay mình làm ra. Ông không bao giờ ăn cơm những kẻ bất nhân và mặc áo của bọn người vô nghĩa:
"Cơm kẻ bất nhân ăn ấy chớ Áo người vô nghĩa mặc chẳng thà"
(Trần tình – Bài 8)
Và ông cũng không bao giờ sợ hãi trước những thế lực đen tối đe dọa, ông không bao giờ chịu khuất phục nghe theo lời của kẻ quyền uy bất chính:
"Chớ cậy sang mà ép nề
(Trần tình – Bài 8)
Ông khuyên răn người đời đang lúc quyền thế thì không được ỷ lại mà hống hách ngang tàng, biết đâu có lúc sa cơ thất thế sẽ gặp tai ương do những hành động sai trái trong quá khứ mang lại:
"Làm người mựa cậy chi quyền thế Có thưở bàn cờ tốt đuổi xe"
(Trần tình – Bài 8)
Làm người phải nhớ tới ơn của những kẻ đã tạo ra thành quả đó cho mình hưởng, đừng bao giờ trở thành một kẻ vô ơn:
"Ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày"
(Bảo kính cảnh giới – Bài 4)
Và để có được những thành quả trong cuộc sống, người quân tử không được lười biếng, phải biết học tập tu dưỡng:
"Nên thợ nên thầy vì có học No ăn no mặc bởi hay làm"
(Bảo kính cảnh giới – Bài 46)
Trong quan niệm của Nguyễn Trãi, sống phairn đi đôi với hành động, con người khi đã có được những phẩm chất, khí tiết quý báu của người quân tử, một nhà nho phải biết trừ hại cho dân, khi đó mới thật sự là một anh hùng:
"Trừ độc trừ tham trừ bạo ngược
Có nhân có trí có anh hùng"
(Bảo kính cảnh giới – Bài 5)
Và dù tuổi đã già, tóc râu đã bạc, cuộc sống dù có khó khăn nhưng người anh hùng vẫn phải giữ vững khí tiết:
"Tuổi cao tóc bạc cái râu bạc
Nhà ngặt đèn xanh con mắt xanh"
Nguyễn trãi còn khuyên răn, dạy bảo thế hệ sau chớ “hiềm” cuộc sống khó khăn
túng quẫn, đó chỉ là tạm thời hư vô, chỉ có sách vở thánh hiền, đạo đức mới là mãi mãi với thời gian:
"Con cháu chớ hiềm suồng nhặt ngặt Thi thư thực ấy khó nghìn đời"
(Ngôn chí – 9)
Và tâm hồn thanh cao ấy của Nguyễn Trãi long lanh như một viên ngọc quý dưới ánh hồng lâu:
"Tà dương bóng ngã thưở hồng lâu
Thế giới đông nên ngọc nguyệt bầu"
(Ngôn chí – 9)
Bầu ngọc đó không dễ gì xuyên thấu hiểu rõ, nó thanh cao cương nghị như trúc, bao la rộng lớn như núi non, nó vững chảy lắm không dễ dàng gì phá hỏng:
"Nguyệt xin há dễ thấu lòng trúc
Nước chảy âu khôn xiết bóng non"
(Thuật hứng – Bài 4)
Với những gì Nguyễn Trãi đã làm được, với những cống hiến to lớn trong suốt cuộc đời làm quan và những gì lịch sử đã ghi nhận, tâm hồn của Ức Trai quả là một thứ vàng mười, một thứ vàng mười, một hòn ngọc long lanh giữa chốn sa mạc hoang vu, lẻ loi cô độc, nhưng không dễgì hủy hoại được nó dù cho có bị thiêu đốt, vùi dập:
"Ngọc lành nào có tơ vết
Vàng thật âu chi lửa thiêu"
(Tự thuật – Bài 5)
Đi xa hơn nữa Nguyễn Trãi còn vạch ra cả một chương trình hành động cho kẻ sĩ khi trị quốc bình thiên hạ. Trước tiên, kẻ sĩphải là một người có tài lẫn đức. Có tài trí mới đủ thông minh sáng suốt mà lãnh đạo quần chúng. Nhưng kẻ sĩ cũng phải có lòng nhân, nghĩa là có lòng thương dân chúng, yêu chuộng hòa bình. Muốn được như vậy, kẻ sĩ phải chăm lo học tập, trau dồi sự học. Cái học ở đây bao gồm cả tu than và rèn luyện văn chương:
"Trí qua mười mới thấy rằng nên
Ỷ lấy nho hầu đấng hiền Đao bút phải dùng tài ấy vẹn
Chỉ thư nấy chép việc càng chuyên"
(Bảo kính cảnh giới – Bài 56)
Khi đã ra làm quan, kẻ sĩ phải hết lòng trung thành với nhà vua, với Tổ quốc, phải ngay thẳng đem những lời đạo đức để can gián vua chớ nên ua nịnh, làm những điều gian ác hại nước, hại dân:
"Khoe tiết làu làu nơi học đạo Ởtriều khăn khắn chữ trung cần"
(Bảo kính cảnh giới – Bài 60)
"Ở đài các giữ lòng Bao Chửng
Nhậm tướng khanh thì thói Ngụy Trưng"
(Bảo kính cảnh giới – Bài 61)
Sau cùng, kẻ sĩ phải đặt quyền lợi dân chúng lên trên hết tất cả. Mặc dù sống dưới thời đại quân chủ chuyên chế nhưng Nguyễn Trãi đã có tư tưởng dân chủ. Có lẽ Nguyễn Trãi đã chịu ảnh hưởng của chủ trương “quân vi kinh, dân vi quý”. Kẻ sĩ phải lắng nghe tiếng nói của quầm chúng:
"Đọc sách thì thông đòi nghĩa sách Đem dân mạ nỡ mất lòng dân"
(Bảo kính cảnh giới – Bài 57)
Suốt cuộc đời, Nguyễn Trãi làm việc với tinh thàn nhập thế có trách nhiệm , luôn luôn để ý đến nhân dân, lo trước điều lo của thiên hạ “Thương sinh tại niệm đọc
tiên ưu”. Tuy ông đã hết lòng trung thành và trong trắng nhưng vẫn bị gièm pha, nghi
ngờ, bị hạ ngục. Nguyễn Trãi lo lắng nhưng không phải lo lắng cho riêng mình. Ông thường than phiền “cửa quyền hiểm hóc”, đường danh lợi “cực quanh co”, “lòng người
sâu hiểm”, ông than thở “phác tán thuần ly”, mọi người chỉ biết giữ thân:
"Ai ai đều đã bằng câu hết Nước chẳng còn có Sử Ngư"
(Mạn thuật – Bài 14)
Ông khuyên không sợ nghèo, không nên tham lợi, tham giàu, chạy theo lợi, xu phụ người giàu sang, nhưng “ruộng nương là chủ người là khách”, có nhiều cũng không ai giữ mãi được. Cho nên đừng hám giàu, đừng chạy theo của cải. Ông cũng nói đến an mệnh nhưng khuyên nên chămchỉ làm ăn, cày ruộng đào lấy giếng, sống no đủ. Có cái quý hơn của cải, đó là đạo đức, đạo đức là làm điều thiện, là sống ngay thẳng, là trung cần, là hiếu, là có khí tiết, không uốn mình theo thế thái, không chạy theo lời chê khen của người khác.
Nhưng ở nước ta, muốn “Trừ độc trừ tham trừ bạo ngược/ Có nhân, có trí, có
anh hùng”, muốn bảo vệ cuộc sống và khẳng định giá trị con người thì trước hết phải bảo vệ Tổ quốc, khẳng định dân tộc. Trong hàng nghìn tác giả lớn đã thể nghiệm điều ấy. và Nguyễn Trãi là tác gia lớn nhất đã thể nghiệm một cách sâu sắc nhất điều ấy. trong bài thơ Bảo kính cảnh giới số 56ông viết :
"Đao bút phải dùng, tài đã vẹn
Chỉ thư nấy chép, việc càng chuyên"
Trở về với thiên nhiên, xuất phát điểm của Nguyễn Trãi là tránh cái phức tạp của các mối quan hệ xã hội, tìm một lối thoát, một giải cho một cuộc đời bi kịch. Nguyễn Trãi giải thích với chính mình bằng một hệ thống lý luận có khi mâu thuẫn, có khi thống nhất. Ông trở về là sự phản tỉnh sau năm mươi năm bị cái mũ nhà nho đánh lừa, tránh cái lưới trần để bảo thân; vì trong nước “ai ai đều đã bằng câu”, lui để giữ
cái đất nho thần nhưng lui cũng là để “ tiêu sái lòng ngoài thế” và để chẳng mừng
chẳng lo trước chút công danh vô nghĩa.
Một khi nấn ná ở lại mà không làm được việc gì có ích cho đời thì phẩm chất bắt buộc người ta phải tìm cách thoát ra khỏi chỗ bụi bặm. Đó là quyết định của Nguyễn Trãi sau mời năm bị cột buộc lây lất ở triều đình với một chức “quan lạnh”.
Từ giả cuộc sống quan trường, ông trở về rừng thông, ngọn núi đã hẹn ước từ năm mươi năm trước:
"Giũ bao nhiêu bụi, bụi lầm Sang tay áo đến tùng lâm".
Và dầu không còn được tin dùng, ông vẫn không thể nào yên trong cuộc đời ẩn dật. Vì tấmlòng ông có từ xưa dối với sinh linh, với người dân cùng khổ. Tấm lòngưu ái đó không nguôi trong những hoàn cảnh khó khăn nhất đó chính là nét tiêu biểu của một tâm hồn vĩ đại, của một cốt cách người quân tử.