Tâm hồn mang đậm dấu ấn con người cá nhân

Một phần của tài liệu vẻ đẹp tâm hồn nguyễn trãi qua thơ nôm (Trang 56 - 64)

So với thơ chữ Hán, tập thơ Nôm đại thành của Nguyễn Trãi có khả năng thể hiện sâu sắc tâm hồn dân tộc, cảm quan về thiên nhiên, quê hương, đất nước. Ðây cũng chính là vấn đề nhạy cảm, dễ khơi gợi niềm yêu thương, gắn bó cùng xứ sở, được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đạt tới những trang viết lắng sâu, ân nghĩa . Ngoài ra, nhờ sử dụng ngôn ngữ dân tộc, Nguyễn Trãi có thể bộc lộ các cung bậc tình cảm, các sắc thái trữ tình, thế giới nội tâm và mọi nỗi ưu phiền một cách tự do, linh động hơn. Cảm nhận rõ điều này, các nhà nghiên cứu đã tập trung tìm hiểu những vấn đề về con người cá nhân trong thơ, những đường biên giữa nhà tư tưởng và nhà nghệ sĩ, tính chất đa dạng của hồn thơ và tình cảm vũ trụ với tâm hồn nhà thơ. Bước đầu những quan niệm nghệ thuật về con người trong bối cảnh văn hóa thời trung đại, cái nhìn tư duy về thể loại và ngay cả khả năng "vượt thời gian" trong tư cách nhà nghệ sĩ Nguyễn Trãi đều đã được đề cập và hứa hẹn mở ra những chiều hướng nghiên cứu sâu sắc, mới mẻ.

Văn học là nhân học, là khoa học về con người. Bất cứ một nền văn học nào cũng lấy con người làm trọng tâm để phản ánh. Vậy con người cá nhân trong văn học là gì ? Đó chính là sự phản ánh cái tôi của tác giả, là hình tượng của tác giả, là sự diễn tả, giãi bày thế giới tư tưởng, tình cảm riêng tư của tác giả. Nhìn từ góc độ nhận thức luận thì con người cá nhân trong văn học chính là sự tự khắc họa, tâm tư, tình cảm, ý chí của bản thân tác giả được thể hiện thông qua những tác phẩm mà họ sáng tác. Đó có thể gọi là cái tôi của nhà thơ.

Tùy theo từng giai đoạn văn học, từng thời kì mà con người cá nhân có những đặc điểm khác nhau. Sự tác động của tư tưởng triết học, thần quyền ở mỗi giai đoạn có tác động nhất định đến nhận thức của mỗi con người cá nhân. Qua sự phân chia từng giai đoạn trong Văn học Trung đại Việt Nam, đã cho thấy quan điểm chi phối quá trình sáng tác của các tác gia văn học trong từng thời kỳ lịch sử cụ thể. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của các tư tưởng triết học như: Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo đã quy định

những quan điểm ly tâm hoặc hướng tâm đến hoạt động sáng tác văn học. Nhưng chung quy lại, ý chí hoàn thiện nhân cách, khát vọng lập công danh, giúp nước, cứu đời, ý thức về như cầu hưởng thụ cuộc sống trần thế, tự khẳng định mình là những ý niệm cá nhân của con người trong văn học Trung đại Việt Nam. Mặt khác, chúng ta cũng khôngthể đồng nhất con người trong văn học với con người theo quan niệm tam giáo. Con người cá nhân trong văn học là kết quả của sự ý thức và phân hóa về giá trị của bản thân trên cái nền của ý thức chung về con người của xã hội. Dựa trên quan điểm này, để xem xét, đánh giá con người cá nhân trong văn học, chúng ta cần chú ý đến hai xu hướng tính cách trong sáng tác của tác giả.

Xu hướng hướng tâm tức là con người cá nhân có ý thức hướng đến cái chuẩn mực, tính đạo lí, hướng đến cái chung nhất mà xã hội, thời đại đó quy định. Xu hướng ly tâm nghĩa là ý thức thoát ly, khác biệt của con người cá nhân so với cái nền ý thức chung mà xã hội đó quy định. Tất cả những xu hướng này dù được thể hiện đậm, nhạt khác nhau nhưng đều được phản ánh rõ nét trong những tác phẩm của mổi tác giả. Nguyễn Trãi là một trong những tác giả lớn nổi bật trong nền văn học Trung đại Việt Nam, ông vừa là một nhà thơ lớn lại vừa là nhà quân sự đại tài của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược nước ta. Tuy nhiên, do sự tác động của điều kiện lịch sử- xã hội, tư tưởng con người cá nhân của Nguyễn Trãi được thể hiện trên nhiều bình diện khác nhau, thậm chí có những lúc tưởng chừng như có sự mưu thuẫn trong bản thân suy nghĩ của ông.

Qua khảo sát sơ lược những sự kiện nổi bật trong cuộc đời Nguyễn Trãi, chúng ta thấy cuộc đời ông là một chuỗi những sự kiện gắn liền với những biến cố lịch sử. Chính những biến cố này, cùng với sự tác động của hệ tư tưởng phong kiến đã góp phần hình thành nên con người cá nhân đầy chất nhân văn trong con người Nguyễn Trãi.

Sống trong thời đại mà Đạo giáo phát triển mạnh (TK XV), nên một nho sĩ như ông cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi đạo lí của thánh hiền. Đó chính là đạo Khổng Chu và đạo cương thường mà ông hay nhắc đến. Đạo cương thường cụ thể là đạo thờ vua và đạo thờ cha mẹ hay như ông nói là đạo quân thân.

“Quân thân chưa báo lòng canh cánh Tình phụ cơm trời, áo cha"

( Ngôn chí 7) Hoặc:

Bui có một niềm chăng nỡ trễ Đạo làm con mấy đạo làm cha.”

( Ngôn chí 1)

Đứng đầu trong Tam cương là vua, nhưng theo quan niệm của Nguyễn Trãi, ông vua mà ông tôn thờ, hết mình phục vụ là những ông vua áo vải cờ đào, nếm mật, nằm gai xây dựng cơ đồ, giải phóng, bảo vệ người dân khỏi sự đàn áp, bóc lột người dân. Vì vậy, khi viết Bình Ngô đại cáo, hình tượng Lê Lợi được xây dựng như một người anh hùng gắn bó, thấu hiểu nỗii thống khổ của người dân nghèo.

“Ta đây phát tích Lam Sơn, nương thân hoang dã.

Nghĩ thế thù khôn đội trời chung,

Thề giặc nước khó lòng chung sống Đau lòng nhức óc kể đã mười năm;

Nếm mật nằm gai phải đâu một buổi

Quên ăn vì giận, thường nghiền ngẫm những sách lược

thao.

( Bình Ngô đại cáo )

Khi suy nghĩ lại những ngày đầu dựng nước, Nguyễn Trãi đã ca ngợi chí lớn cứu nước và tầm nhìn xa, trông rộng của Nguyễn Trãi.

Ôi vua ta tài thánh võ

Gánh việc bốn phương kinh doanh.

Lao tâm khổ tứ, vận nước gian truân. Đã do trời mà biết thời,

Lại cố chí để công thành.”

( Phú núi Chí Linh) Hay:

Rồng thần nằm ở núiChí Linh

Việc đời đã biết trước như nắm ở trong tay.

Thời thịnh mà gặp được thì hùm sinh gió tức bay được.

( Đề kiếm)

Không chỉ ca ngợi người anh hùng Lê Lợi mà đối với Hồ Quý Ly, vị vua mà ông có thời gian phục vụ, ông cũng có ý cảm phục phần nào. Mặc dù trong một số văn kiện viết thay cho Lê Lợi như Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, ông có phê phán Hồ Quý Ly ở mặt làm phiền hà nhân dân khiến cho giặc Minh dễ bề xâm lược nhưng ông cũng đã có ý cảm thông cho Hồ Quý Ly ở hành động thà hy sinh nơi trận địa chứ quyết không đầu hàng giặc. Trong bài thơ Quan hải (Đóng ở cửa biển), Nguyễn Trãi đã viết:

Họa phúc hữu môi phi nhất nhật

Anh hùng di hận kỷ thiên niên. “

Ở bài thơ này, dù không trực tiếp đề cập đến Hồ Quý Ly nhưng đã thể hiện hết sự cảm thông cho hoàn cảnh mất nước của nhà Hồ. Điều này cho thấy, dù nhà Hồ đã để mất nước vào tay giặc nhưng những cải cách về kinh tế, xã hội đã để lại trong lòng ông sự cảm phục về một đấng minh quân.

Đứng đầu Ngũ thường là nhân nghĩa, nhưng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi không giống rập khuôn theo Mạnh Tử mà đã được nâng tầm thành tấm lòng yêu nước, thương dân, muốn giải phóng nhân dân khỏi ách áp bức, bóc lột của bọn giặc Minh xâm lược. Hơnai hết, cha ông bị bọn giặc bắt giam đem về nước, còn ông lại phải trốn chạy, trãi qua thời gian lưu lạc để tránh sự bắt bớ của giặc nên ông hiểu rỏ nhất tội ác mà bọn giặc xâm lược đã gây ra cho người dân nước ta. Với thơ chữ Hán, trong Bình Ngô đại cáo, ông đã tố cáo tội ác của bọn giặc xâm lượt:

“Thui dân đen trên lò bạo ngược,

Hãm con đỏ dưới hố tai ương.

Dối trời lừa người, kế gian đủ muôn nghìn khóe. Cậy binh gây hấn, ác chứa gần hai mươi năm."

Những tháng ngày chạy loạn giúp Nguyễn Trãi hiểu rõ hơn nỗii thống khổ của người dân đen. Càng thương dân và căm thù giặc bao nhiêu thì ông lại càng dằn vặt mình vì chưa làm gì để cứu nước, cứu dân.

Thần châu từ lúc nổi cuộc can qua

(Sau loạn cảm tác) Hay:

“Mười năm xiêu giạt, thân mình như cỏ bông, cánh bèo Uất ức tấm lòng đành thế vậy”

(Quy Côn Sơn chu trung ngẫu tác)

Sau khi giúp Lê Lợi hoàn thành sự nghiệp giải phóng đất nước, chán cảnh triều đình bè phái, tranh giành quyềnthế, ông từ quan về ở ẩn tại Côn Sơn. Tuy xa cách cõi thị phi nhưng trong lòng không lúc nào nguôi khát vọng giúp đời. Tác phẩm Quốc âm thi tập làm trong thời gian này đã bộc lộ hết nổi niềm của ông.

Nợ quân thân chưa báo được

Hài hoa còn bợn dặm thanh vân” (Ngôn chí - Bài 14)

Cũng có lúc trong những vần thơ của mình, ông trách cứ triều đình không trọng dụng một kẻ sĩ có tâm, có tài như ông nhưng trong tâm thức, ông vẫn mong muốn đem tài năng giúp sức cho đời. Vì vậy, ông đã tự động viên mình trong những lúc khó khăn nhất:

Quân tử hảy lăm bền chí cũ

Chẳng âu ngặt chẳng âu già” ( Ngôn chí - Bài 17) Hoặc:

Bui một quân thân ơn cực nặng Tơ hào chưa báo hãy còn âu.’’

(Mạn thuật - Bài 8)

Sống trong thời đại phong kiến nên những nhà nho như Nguyễn Trãi chịu ảnh hưởng của tư tưởng “tam cương, ngũ thường” là lẽ đương nhiên. Thế nhưng đối với Nguyễn Trãi, vị vua mà ông tôn kính phải là người có chí lớn, biết lo cho dân, cho nước, đánh đuổi quân thù, trừ bạo cho dân. Văn thơ của ông đã thể hiện bản chất một con người nhân nghĩa, hết lòng phụng sự triều đình, phục vụ nhân dân nhất là những

người dân thấp hèn bị chà đạp, bóc lột. Văn chương của ông phải chở cái đạo đại nhân, đại nghĩa đó để lưu giữ mãi tinh thần đấu tranh của dân tộc ta cho thế hệ mai sau.

Cũng giống như như bao nhà nho khác trong thời kỳ văn học Trung đại, khi bất đắc chí, Nguyễn Trãi cũng lui về ở ẩn vui thú cùng với thiên nhiên để di dưỡng tính tình, bảo toàn cái phẩm giá trong sạch, để tỏ rõ thái độ khinh thường danh lợi, coi nhẹ cuộc ganh đua chốn quan trường vì mối tiền tài địa vị. Nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc đã nhận xét: "Theo quan niệm của Nho giáo, cái mẫu mực thuộc về quá khứ, còn cái trong sạch chủ yếu ở lại trong thiên nhiên. Các nhà nho theo quan niệm xuất xử của

Nho giáo- gặp thời thịnh thì ra làm việc, phò vua giúp nước, gặp thời loạn thì lui về ở ẩn. Họ tìm thấy trong thiên nhiên những phẩm chất đạo đức cao quý của con người

theo quan niệm Nho giáo: cây tùng là hình ảnh của người đại trượng phu;cây trúc là hình ảnh người sĩ quân tử; cúc, mai biểu hiện cho sự trong trắng tinh khiết; ngư, tiều,

canh, mục là những nghề nghiệp trong sạch; tuyết, nguyệt, phong hoa là những thú

thanh tao…Họ làm thơ vịnh thiên nhiên là vì vậy”. Nguyễn Trãi chọn Côn Sơn là cũng muốn trốn tránh cuộc sống trần tục đầy những bon chen, đầy những toan tính nhơ bẩn để đắm mình vào thiên nhiên, vào rừng cây suối nước trong sạch. Sự gắn bó, giao thoa giữa thiên nhiên và con người cá nhân trong thơ Nguyễn Trãi được diễn tả hết sức sâu sắc:

Lộ nằm hạc lẩn nên bầu bạn, Ấp ủ cùng ta làm cái con

(Ngôn chí - Bài 20) Hay:

“Quét trúc bước qua lòng suối, Thưởng mai về đạp bóng trăng.”

(Ngôn chí - Bài 15) Hoặc:

Trì tham nguyệt hiện chăng buông cá, Rừng tiếc chim về ngại phát cây.”

(Mạn thuật - Bài 6)

Thiên nhiên trong thơ của ông dường như là rất tinh khiết, trong lành. Đọc thơ ông, ta đó là một môi trường thiên nhiên hoàn toàn thiếu vắng bóng dáng của con

người. Thông qua những hình tượng thiên nhiên như: trúc, mai, tùng, cúc, tính cách con người quân tử được khắc họa một cách đầy đủ nhất:

Cội rể bền đời chẳng động

Tuyết sương thấy đã đặng nhiều ngày”. ( Tùng)

Hoa liễu chiều xuân củng hữu tình

Ưa mi vì bởi tính mi thanh

Đã từng có tiếng trong đời nữa

Quân tử ai chẳng mảng danh?” (Trúc)

Càng thuở già càng cốt cách

Một phen giá, một tinh thần”

( Mai)

Ông ao ước một cuộc sống an nhàn, một thế giới không có sự tranh giành, không có sự thị phi như Trang Tử:

Am trúc hiên mai ngày tháng qua, Thị phi nào đến cõi yên hà?”

(Ngôn chí- Bài 3) “Dầu bụt dầu tiên ai hỏi kẻ hỏi, Ông này đã có thú ông này.

(Mạn thuật - Bài 4)

Tuy ao ước cuộc sống an nhàn, hòa nhập với thiên nhiên nhưng ông vẫn mong muốn được trọng dụng, được đem tài năng giúp nước:

Còn có một lòng âu việc nước, Đêm đêm thức nhẫn nẻo sơ chung.”

(Thuật hứng- Bài 23) “Những vì chúa thánh âu đời trị, Há để thân nhà tiếc tuổi tàn.”

( Tự thán- Bài 2)

Đây không hẳn là sự mâu thuẫn cá nhân trong tư tưởng của Nguyễn Trãi mà là sự tự tự khẳng định, tự nhận thức về chính bản thân mình. Đó cũng là sự thể hiện bản lĩnh cá nhân muốn cống hiến cho xã hội bất chấp những thị phi mà chốn quan trường

đem lại cho ông. Chính ý thức này đã thể hiện rõ quan điểm của con người cá nhân Nguyễn Trãi, dù đã từ quan về ở ẩn nhưng ông không thể vứt bỏ trách nhiệm với nhân dân với đất nước. Mong muốn được đại dụng mới là lí tưởng lớn nhất của cá nhân ông.

Về quan niệm con người cá nhân trong thơ của Nguyễn Trãi, chúng ta có thể nhận thấy đó là sự khẳng định tài năng, cá tính của con người cá nhân. Mặc dù có những lúc suy nghĩ thoát chốn quan trường, vui cùng thôn xóm, thiên nhiên nhưng mong muốn được trọng dụng, được khẳng định tài năng để giúp nước lúc nào cũng canh cánh bên ông. Đó chính là một nhân cách lớn góp phần xây dựng hình tượng nhà văn hóa-quân sự- chính trị đại tài Nguyễn Trãi.

Chương ba

Một phần của tài liệu vẻ đẹp tâm hồn nguyễn trãi qua thơ nôm (Trang 56 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)