Tình yêu thiên nhiên không phải là một đề tài mới trong lịch sử văn học Việt Nam. Trước và sau Nguyễn Trãi, đã có rất nhiều nhà thơ thành công với mảng đề tài này như tác giả của chùm thơ “Thu”: Tam Nguyên Yên Đỗ - Nguyễn Khuyến… Nhưng xét cho cùng thì dễ thường không có ai yêu thiên nhiên, có thơ nhiều và hay viết về thiên nhiên hay như Nguyễn Trãi, Nguyễn Trãi yêu thiên nhiên, có lẽ thiên nhiên mới thật sự là nơi cho hồn thơ ông bay bổng, nên ông tìm về với thiên nhiên, hòa mình vào thiên nhiên, gạt bỏ những ganh đua nơi chốn quan trường để giữ cho tâm hồn mình được trong sạch.Tình yêu thiên nhiên của Nguyễn Trãi là một tình yêu mãnh liệt, nhưng cũng thâm trầm, sâu sắc, bàng bạc, huyền diệu như cõi lòng của thi nhân.Đề tài thiên nhiên trong thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm của Nguyễn Trãi vô cùng phong phú như phản chiếu cuộc đời lắm thăng trầm của chính ông. Nếu như trong thơ chữ Hán, ta gặp nhiều địa danh gắn với quãng đời sôi nổi, với hoài bão “trí quân trạch
dân”, với tầm nhìn bao quát lịch sử, chiêm nghiệm thời thế một cách cụ thể thì ở thơ chữ Nôm lại là những cảm xúc tinh lọc thăng hoa trong những đề tài tưởng như mòn cũ vì ước lệ “tùng, trúc, cúc, mai”, “phong, hoa, tuyết, nguyệt”. Nhưng dù cho đề tài
cụ thể hay trừu tượng thì Nguyễn Trãi đều thể hiện con người đầy cá tính của ông một cách rõ nét trước thiên nhiên.
Đọc thơ viết về thiên nhiên của Nguyễn Trãi trong Quốc âm thi tập, ta thấy một màu trăng dịu mát,những cây mai, khóm trúc, luống rau, đôi khi chỉ là những loài hoa rất tầm thường như: dâm bụt, hoa xoan, những con vật rất gần gũi như: con trâu, con bướm,con mèo… bên cạnh những hình ảnh mang tính ước lệ truyền thống trong văn học như: mai, lan, cúc, trúc… Nhưng dù là những hình ảnh bình dị hay truyền thống đều chứa trong đó tâm hồn cao đẹp của tác giả đối với thiên nhiên cảnh vật và lòng người.
Nhưng trong tất cả những cảnh vật đó của thiên nhiên, Nguyễn Trãi dường như ưu ái với trăngnhất, dành nhiều bài thơ viết vềtrăngnhất, có thể nói thơ ông đậm đặc chất trăng. Ông xem trăng như một người bạn, một người tri âm, tri kỉ hàn huyên tâm sự. Tình bạn đó của tác giả có lẽ được gắn bó khi ông cáo quan lui về ở ẩn. Trước đó cũng có đôi lần ông nhắc đến trăng nhưng trăng giữa cảnh núi rừng tĩnh mịch, yên ả, chỉ có tiếng chim kêu vượn hú, tiếng suối rì rầm mang tư cách của một con người chỉ thấy trong sáng tác của ông lúc ở Côn Sơn.
Lấy trăng làm bạn thì trước Nguyễn Trãi, người xưa cũng có đề cập đến. Lý Bạch đời Đường đã kéo trăng về với mình, coi trăng là người bạn gắnbó, chia sẻ nỗi cô đơn cuộc đời:
“Cử bôi yêu minh nguyệt Đối ảnh thành tam nhân”
(Nguyệt hạ độc chước)
Đâu đó ta vẫn nhận thấy khoảng cách giữa con người với thiên nhiên, đối lập về không gian và là hai thực thể. Với Nguyễn Trãi thì khác:
“Rượu đối cầm đâm thơ một thủ
Ta cùng bóng liễn nguyệt ba người”.
(Tự thán – bài 6)
Rõ ràng giữa trăng và Nguyễn Trãi không còn khoảng cách xa vời, sóng sánh uống chén rượu tình. Vào những đêm trăng sáng, Nguyễn Trãi ngồi một mình uống rượu làm thơ. Ông làm thơ để đề vịnh thiên nhiên và bao giờ cũng vậy với trăng ông đều dành một tình cảm đặc biệt, gởi gắm nỗi niềm. Nỗi niềm đó của thi sĩ nhòa đi rất nhanh khi bắt gặp hồn trăng và đến lúc nhập cuộc rồi thì quanh ông là bạn trăng và
bóng. Cuộc sống ở Côn Sơn tuy có phần nghèo nàn, túng thiếu nhưng lúc nào Nguyễn Trãi cũng có trăng an ủi, nâng đỡ, bầu bạn:
“Núi láng giềng chim bầu bạn
Mây khách khứa nguyệt tam anh”.
(Bảo kính cảnh giới - Bài 26)
Đã có lần Nguyễn Trãi ví lòng bạn trăng với lòng mình trong sáng cao quý:
“Lòng bạn trăng vặc vặc cao”.
(Bảo kính cảnh giới - Bài 40)
Cũng có lúc Nguyễn Trãi lo lắng cho ánh trăng bị vẫn đục dưới hồ và ta tưởng chừng có vẻ vô lý, nhưng không chỉ vì ông quá yêu bạn của mình mà thôi:
“Nước dưỡng cho thanh trìthưởng nguyệt”
(Ngôn chí – Bài 3)
Và ông còn sợ một tiếng cá quẫy trong ao sẽ làm tan đi vẻ đẹp ấy của ánh trăng. Ông tránh cho trăng tất cả những gì có thể va chạm làm mất vẻ đẹp huyền ảo nên thơ của trăng:
“Trì tham nguyệt hiện chăng buông cá”
(Mạn thuật - bài 6)
“Nước còn nguyệthiện các sôi chèo”
(Mạn thuật – bài 10)
Bởi lẽ cuộc đời ông cũng giống như ánh trăng kia đã bị cá quẫy, bị buông câu làm cho tan nát cõi lòng tĩnh lặng. Ít có nhà thơ nào hằng nói đến mặt trăng và có nhiều câu hay về mặt trăng như ông:
“Quét trúc bước qualòng suối Thưởng mai về đạp bóng trăng”
(Ngôn chí – bài 15)
Nhưng trong rất nhiều trường hợp, trăng trong thơ ông đã biến thành nguyệt, nguyệt đã phối hợp với các nét đẹp khác của thiên nhiên như:
“Cây rợp tán che am mát
Hồ thanh nguyệt hiện bóng tròn”
(Ngôn chí – Bài 21) Hay:
“Đêm thanh nguyệt hiện ngoài hiên trúc Ngày vắng chim kêu cuối khóm hoa”
(Ngôn chí – Bài 18)
Viết về đề tài thiên nhiên, sau Nguyễn Trãi hơn một thế kỉ, Nguyễn Bỉnh Khiêm đời nhà Mạc cũng có những vần thơ tương tự. Cảnh thôn dã cũng được thi vị hóa để chim muôn, hoa cỏ nơi vườn xuân, trăng trong đêm thanh, cá dưới ao nước trong vắt, bãi mía ven sông, chiếc cần câu thô kệch,... cũng mang vẻ đẹp trong treo của tranh thủy mặc, của bức gấm thêu tinh xảo từ bàn tay của tạo hóa:
"Giang sơn tám bức là tranh vẻ
Hoa cỏ tư mùa ấy gấm thêu"
(Thơ Nôm – Bài 3)
"Chim kêu hoa động thời xuân muộn
Nguyệt bạc đêm thanh hứng khách dài"
(Thơ Nôm – Bài 21)
Cũng như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng có một tâm hồn nghệ sĩ phóng khoáng nhạy cảm, tinh tế, gắn bó chân thành với thiên nhiên. Với thiên nhiên, ông coi như là một người bạn, một người tri kỉ thắm thiết:
"Thanh nhàn dưỡng được tính tự nhiên
Non nước cùng ta đã có duyên"
(Thơ Nôm – Bài 118)
Người và cảnh vật hòa hợp, cảnh với người là một, cho nên khi người đến “chim mừng hương thức”, cảnh như reo vui, rạng rỡ như có hồn chào đón người cố tri:
"Xuân về hoa nở mùi hương thức Khách đến chim mừng dáng mặt quen"
(Thơ Nôm – Bài 127)
Hai câu thơ như có phần giống như hai câu thơ của Nguyễn Trãi: "Khách đến chim mừng hoa xẩy động Chè tiên nước ghín nguyệt đeo về"
(Bảo kính cảnh giới – Bài 41)
Nói như thế, không phải nói đến chuyện Nguyễn Bỉnh Khiêm có dạo thơ của Nguyễn Trãi hay không, hay quá trình sưu tầm văn chương của hai tác giả có sự xáo trộn đến nhầm lẫn. Ta không xét đến điều đó, đáng nói ở đây là sự gặp gỡ, giao hòa giữa hai tâm hồn đồng điệu, hai tác giả mới tạo nên những vần thơ chan chứa tình cảm với thiên nhiên và giống nhau nhiều đến vậy.
Và trong những đêm thanh vắng, nguyệt hiện như một người bạn soi đường cho tác giả đi gánh nước về pha trà:
“Khách đến chim mừng hoa sẩy động Chè tiên nươc ghín nguyệt đeo về”
(Thuật hứng – Bài 3)
Dù cho đó là những ánh trăng lờ mờ, ánh sáng yếu ớt, tác giả vẫn không nỡ thắp đèn lên để hưởng vì sợ đánh mất ánh trăng kia:
“Nhặt hoa tàn, xem ngọc rụng
Soi nguyệt xấu, kéo đèn khêu”
(Thuật hứng – Bài 35)
Và cùng với những buổi chiều ngồi nhìn triều cường lên tác giả lại ngóng đợi một người bạn thân quen:
“Ngồi thuở triều cường chờ nguyệt mọc
Cây khi ác lặn rước chim về”
Đối với nguyệt với trăng, Nguyễn Trãi có tâm tình của một người bạn, trăng tri kỉ, trăng tương thức. Bởi thế trăng xuất hiện thật đúng lúc Nguyễn Trãi cần có bạn tri âm:
“Khách đến vườn còn hoa lác
Thơ nên, cửa thấy nguyệt vào”
(Mạn thuật – Bài 13)
Cả tập thơ Quốc âm gồm cả 254 bài thơ đã có 70 lần ông nhắc đến bạn trăngcủa mình và mỗi lần trănglại hiện lên với một vẻ, một hoàn cảnh một tâm trạng khác nhau. Bài nào cũng có sắc trăng. Có bài tưởng chừng như tác giả quên mất trăng thì trănglại xuất hiện ở cuối bài. Có bài tác giả không nhắc gì tới trăng nhưng sắc màu của trăng vẫn còn nguyên ở đó. Cả tập thơ như nhuộm một màu trăng lòng lanh và sáng trong. Chỉ có một tâm hồn trong sạch một tình yêu thiên nhiên bao la mới có thểtạo nên được những vần thơ như thế.
Tình yêu thiên nhiên của Nguyễn Trãi không chỉ dừng lại ở “trăng” mà còn mở ra ở nhiều khía cạnh khác nữa, nhiều đề tài đa dạng khác nhau. Đặc biệt hơn trong một số tác phẩm của Nguyễn Trãi ta thấy xuất hiện những hình tượng thiên nhiên dưới dạng thái đã được thuần hóa. Đó là những cây cỏ, vạn vật cụ thể, giản dị nhưng hình tượng: cây mía, cây chuối, cây đa già, hoa dâm bụt, hoa nhài bên cạnh những tùng, trúc, cúc, mai. Chính trên cơ sở một cuộc đời hòa mình trong nhịp sống, điệu sống của nhân dân. Điều đó là cơ sở giúp Nguyễn Trãi phần nào đã phát hiện được mối quan hệ giàu giá trị nhân văn thường chỉ thấy chỉ xuất hiện trong tục ngữ ca dao : mối quan hệ giữa thiên nhiên và đời sống lao động sản xuất của người lao động:
“Vun đất ải, luống mồng tơi
“Một cày, một cuốc thú nhà quê”
(Ngôn chí - Bài 10)
“Án cúc lang chen vãi đậu kê”
(Tự thán - bài 3)
“Mộtao niềng niễng mấy đòng đong”
“Ao quan thả gởi hai bè muống Đất bụt ương nhờ một lảnh mùng”
(Tự thán - bài 23)
Chiều sâu của sự khám phá ngoại giới trong thơ Nguyễn Trãi thể hiện chủ yếu ở nét bình dị, mộc mạc gắn bó chặt chẽ với đời sống lao động sản xuất và gắn với cuộc sống tâm hồn dân tộc:
“Cò nằm, hạt lẫn nên bầy bạn Ấp ủ cùng ta làm cái con”
(Ngôn chí-bài 20)
Trong cuộc sống mang phong vị dân tộc, phong vị đồng nội với “Con lều bé bé đẹp làm sao”, con người hướng tới những niềm vui lành mạnh về thể xác và tinh thần như Nguyễn Trãi nói: “Ông này đã có thú ông này”:
“Ao quan vớt bèo cấy muống
Trì thân phát cỏ ương sen”
(Mạn thuật - bài 24) “Chèo lan bắt bẻ thuở tà dương Một phút qua nhìn một lạ dường”
(Ngôn chí - bài 6)
Thiên nhiên trong thở Nguyễn Trãi không chỉ là những hình ảnh mang tính quy phạm ước lệ. Ông đã đưa vào thơ của mình những hình ảnh về cuộc sống dân dã, bình dị của người lao động. Ông không chỉ miêu tả trong thơ mình những tùng, trúc, cúc, mai mà còn mạnh dạn miêu tả những loài cây thấp bé, tầm thường trong cuộc sống. Vì thế thơ của Nguyễn Trãi rất dễ được quần chúng tiếp nhận.
Hình tượng thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi còn là hình ảnh trữ tình đầm ấm, chan hòa tình cảm giữa con người và thiên nhiên, sự sống động của thiên nhiên còn được Nguyễn Trãi miêu tả một cách đặc sắc hình ảnh:
“Rồi hóng mát thuở ngày trường
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Hồng liên trì đã tịn mùi hương..”.
(Bảo kính cảnh giới – Bài 43)
Giữa chốn thiên nhiên vừa như thực vừa như mộng ấy dường như tác giả đã thoát ra được thư thái trong cảnh an nhàn. Cảnh làm cho người đẹp thêm và người làm cho cảnh như có hồn. Người và cảnh gắn bó hòa quyện với nhau, chan hòa với nhau dường như không có ranh giới. Tác giả đã gạt bỏ nỗi ưu tư hòa tâm hồn mình vào cảnh vật có được những giây phút đối với Nguyễn Trãi thật là hiếm hoi. Bức tranh thiên nhiên mà tác giả dựng lên trong bài thơ này là bức tranh sống động tiêu biểu với mọi sự hài hòa về màu sắc và cảnh vật. Phải tinh tế lắm, phải nhạy cảm lắm tác giả mới phát hiện được những nét đặc sắc như vậy. Có những tình cảm tha thiết với thiên nhiên bởi Nguyễn Trãi có một tâm hồn thanh tao, cao khiết.
Nhiều khi ta thấy ông rất buồn cô độc lẻ loi và nhiều lần ta bắt gặp ông trog hình ảnh con đò: “Nước biếc non xanh thuyền gối bãi” lúc lại là “Làm ôm lúc nhúc thuyền đậu bãi” Nhưng chưa bao giờ ta bắt gặp một con đò cô độc như Nguyễn Trãi. Phải chăng Nguyễn Trãi muốn tìm một điểm tĩnh lặng giữa cõi vô biên để tĩnh dưỡng tâm hồn? Hay ông muốn mượn sự vắng lặng của bến đò để nói lên sự cô độc của chính mình? Hay chăng con đò kia là mảnh hồn ông đang chan hòa với cảnh sắc thiên nhiên. Tất nhiên con đò đó còn kí thác nhiều tâm sự của tác giả. Ông xa chốn quan trường, xa chốn “Tường đào ngõ mận” để về với đời sống thiên nhiên tươi đẹp.
Nếu sau này, Nguyễn Khuyến nổi tiếng với ba bài thơ “Thu”: Thu điếu, Thu
vịnh, Thu ẩm và được ngợi ca là “Nhà thơ của làng cảnh Việt Nam” thì trước và sau
Nguyễn Trãi rất lâu ít có ai có được những vần thơ viết về thiên nhiên đằm thắm tình yêu quê như ông.
Đọc thơ Nguyễn Trãi ta thấy hiện lên rất quen thuộc hình ảnh làng quê dân dã Việt Nam. Có lẽ trong các nhà thơ Việt Nam xưa chưa có ai nói về rau cỏ, sản vật quê hương một cách thắm thiết như Nguyễn Trãi:
“Tả lòng thanh vị núc nác Vun đất ai luống mồng tơi”
(Ngôn chí – Bài 9) Hay là:
“Ao quan thả gởi hai bè muống Đất bụt ương nhờ một luống mùng”
(Thuật hứng – Bài 23)
Bè rau muống, luống mùng tơi, cây núc nác,toàn là hương vị quen thuộc của quê nhà. Nó rất bình dị và gần gũi, nhưng để đưa nó vào thơ và sáng tạo nên những vần thơ độc đáo như thế, trong sáng như thế hình như chỉ có Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi luôn mở rộng tâm hồn mình để đón nhận thiên nhiên giao cảm với thiên nhiên. Chính vì thế, những bức tranh thiên nhiên hiện lên trong thơ Nguyễn Trãi như có hồn và tràn đầy sức sống.
Trong tình hình văn học thuở ấy rõ ràng không phải dễ dàng mà nói được nhưng lời nói của bình dân dùng những từ ngữ vốn được xem là quê mùa như “bè rau muống”,
“luống mùng”, “núc nác”,... Rõ ràng chỉ là vấn đề hình thức mà cơ bản là vấn đề hình thức mà cơ bản là vấn đề nội dung. Phải có một quan điểm thật vững vàng, gắn chặt với quan điểm người lao động, phải có một cái nhìn đặc biệt mới, bám sát cuộc sống hiện thực của hàng triệu người mới dám đưa vào văn học những hình tượng vốn được coi khinh ấy dành cho nó một chỗ đứng xứng đáng bên cạnh những hình tượng phần lớn là giả tạo của văn chương bác học những phong, vân, tuyết, nguyệt, tùng, cúc, trúc, mai... Lần đầu tiên chúng ta chứng kiến những hiện tượng lẻ loi từ đấy còn bị một thứ chủ nghĩa cổ điển dai dẳng hàng thế kỉ chèn ép và chôn vùi. Điều này càng làm chúng ta thấy rõ hơn nữa cái nhìn sáng suốt, tài tình của nhà thơ cái sáng kiến có một không hai của ông khi ông đưa vào văn học những đề tài trăm phần trăm dân tộc.
Trong thơ Việt Nam chưa có một nhà thơ nào yêu mến thiên nhiên, đất nước một cách thấm thiết và có những vần thơ đẹp đẽ tinh vi, sâu sắc về đất nước thiên nhiên cho bằng Nguyễn Trãi. Đây đâu có phải là thơ tả cảnh, tranh vẽ cảnh thật ra tranh cổ điển Á Đông “Chim, hoa, lá, đá” mà là tranh mượn cảnh vật mà nói sự tinh tế cao thượng, thanh tú của tâm hồn, nói trình độ và xúc cảm của tâm hồn. Ức Trai có cái đẹp thường trực ở trong tâm hồn, có cái đẹp là bản chất của tâm hồn,cho nên gặp cái đẹp trong vũ trụ thì tương úng ngay, thốt ra thơ đẹp.
Có lẽ bởi thơ thiên nhiên của Nguyễn Trãi cũng là thơ mang đậm đà âm thanh và màu sắc của hương đồng gió nội nên đọc thơ ông ta thấy mình như được sống lại với biết bao kỉ niệm của những ngày đã qua. Ta hiểu thêm vẻ đẹp của một tâm hồn nghệ sĩ