2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.2 Nghiệp vụ nguồn vốn của NHTM
Trước kết ngân hàng phải có số vốn tự có làm điều kiện ban đầu cho sự nghiệp kinh doanh của mình. Số vốn tự có thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số vốn của ngân hàng thương mại, vốn tự có ngân hàng thương mại gồm:
vốn điều lệ; các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tƣ phát triển, quỹ dự phòng tài chính; lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối…(Thái Văn Đại, 2014).
2.1.2.2 Nguồn vốn huy động
Vốn huy động là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh của NHTM. Vốn huy động đƣợc là tài sản bằng tiền tạm thời nhàn rỗi của các chủ sở hữu mà ngân hàng tạm thời quản lý và sử dụng nhƣng phải trả kịp thời và đầy đủ cho khách hàng. Vốn huy động gồm:
- Tiền gửi thanh toán.
- Tiền gửi tiết kiệm (có kỳ hạn, không kỳ hạn).
- Tiền gửi theo kỳ hạn.
- Tài khoản tiển gửi cá nhân.
- Phát hành giấy tờ có giá (Thái Văn Đại, 2014).
Các yếu tố ản ƣởn đến uy động vốn
Yếu tố khách quan
a) Sự ổn định về chính trị: Sự ổn định về chính trị, an ninh và an toàn xã hội của Việt Nam đƣợc giới đầu tƣ và cộng đồng thế giới đánh giá rất cao, đây là nguyên nhân cơ bản thu hút các doanh nghiệp, dân cư trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư, tạo tâm lý và niềm tin cho người gửi tiền vào hệ thống ngân hàng nói chung và ngân hàng Đông Á nói riêng.
b) Tình hình kinh tế - xã hội: Yếu tố này ảnh hưởng chung đến việc huy động và khơi thông nguồn vốn của cả nền kinh tế trong đó có nguồn vốn của NHTM. Thu nhập gia tăng là điều kiện để gia tăng quy mô và thay đổi kỳ hạn của nguồn tiền, thời vụ chi tiêu ảnh hưởng tới quy mô và tính ổn định của nguồn tiền. Tuy nhiên, kinh tế vĩ mô còn có nhiều diễn biến phức tạp không có lợi cho hoạt động ngân hàng nhƣ: Chỉ số giá tiêu dùng tăng cao và kéo dài, thị trường ngoại hối, thị trường vàng diễn biến phức tạp, lãi suất biến động theo chiều hướng gia tăngtạo tâm lý e dè cho người dân khi gửi tiền có kỳ hạn dài vào ngân hàng, một bộ phận lớn nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội đƣợc chuyển thành các dạng đầu tƣ khác có giá trị ổn định và bền vững hơn nhƣ:
Vàng, nhà đất, làm cho việc huy động vốn vào ngân hàng ngày càng khó khăn hơn.
c) Môi trường pháp lý và các chính sách kinh tế vĩ mô: Những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến chủ trương, phương hướng trong hoạt động huy động vốn cũng nhƣ các hoạt động khác của NHTM. Ngân hàng xây dựng các chiến lƣợc kinh doanh cho riêng mình phải dựa trên cơ sở tuân thủ pháp luật và chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước như chính sách tiết kiệm, chính sách lãi suất,... Đồng thời, việc xây dựng một môi trường pháp lý lành mạnh, thông thoáng cũng là một yếu tố quan trọng góp phần tăng cường hiệu quả hoạt động huy động và sử dụng vốn của các NHTM.
d) Môi trường văn hóa: Khu vực ĐBSCL là thị trường truyền thống của ngân hàng Đông Á, nhưng đây là một khu vực hạn chế tiềm năng về vốn, người dân không có thói quen tiết kiệm nên rất khó huy động nguồn vốn tại chỗ.
Hiện Ngân hàng đã mở rộng mạng lưới ra khu vực đồng bằng Bắc bộ là nơi người dân có truyền thống tiết kiệm cao và tiềm năng về vốn lớn nhằm tăng cường thu hút vốn từ khu vực này. Mặt khác, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt ở
nước ta còn cao làm cho việc huy động vốn vào ngân hàng ngày càng khó khăn hơn.
Yếu tố chủ quan
a) Lãi suất: Lãi suất có tác động điều tiết trực tiếp đến hoạt động tín dụng, cho vay và huy động vốn của ngân hàng. Khi lãi suất thay đổi theo diễn biến quan hệ cung cầu về vốn trên thị trường tiền tệ thì ngân hàng cũng phải tìm kiếm, hoạch định mức lãi suất phù hợp cho mình. Lãi suất là yếu tố nhạy cảm và thường xuyên thay đổi, gắn liền với sự thay đổi của quan hệ cung cầu về vốn trong nền kinh tế thị trường với những diễn biến và thay đổi nhanh như hiện nay.
Các NHTM cần theo dõi kĩ sự biến động đó để có những giải pháp ứng phó kịp thời nhằm ổn định tình hình kinh doanh của ngân hàng.
b) Công nghệ ngân hàng: Công nghệ ngân hàng liên quan trực tiếp đến các hoạt động nhƣ thanh toán, giao dịch, kế toán, Một ngân hàng sở hữu công nghệ lạc hậu thì không thể cạnh tranh đƣợc với ngân hàng khác đƣợc đầu tư công nghệ hiện đại hơn. Để có thể cạnh tranh trên thị trường huy động vốn, ngân hàng phải không ngừng đổi mới công nghệ, áp dụng những công nghệ ngân hàng tiên tiến vào các hoạt động giao dịch thanh toán nhanh với khách hàng. Khi chất lƣợng phục vụ thoả mãn nhu cầu của khách hàng tốt hơn thì sẽ huy động đƣợc nhiều vốn hơn.
c) Chiến lược Marketing ngân hàng: Chiến lƣợc Marketing ngân hàng cần phải đƣợc chú trọng đúng mức trong chiến lƣợc kinh doanh dài hạn nói chung và huy động vốn nói riêng. Xây dựng đƣợc một chiến lƣợc Marketing hoàn chỉnh sẽ tăng khả năng sinh lợi trong kinh doanh cũng như tăng cường vốn huy động của ngân hàng. Thông qua công tác marketing cần phải đƣa ra các hình thức huy động vốn với thời hạn, giá cả hợp lý, phù hợp với từng giai đoạn phát triển cụ thể để đáp ứng tốt nhất nhu cầu, mong muốn của khách hàng về chất lƣợng, chủng loại các sản phẩm ngân hàng. Tuy nhiên Ngân hàng chƣa có những đánh giá xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để đƣa ra chiến lƣợc kinh doanh cụ thể của ngân hàng trong từng thời kỳ, đặc biệt là chiến lƣợc huy động vốn.
d) Công tác cán bộ tổ chức: Một ngân hàng xây dựng đƣợc một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, đoàn kết, thân thiện, năng động, có bộ máy tổ chức khoa học hợp lý, đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển kinh doanh sẽ có lợi thế trong huy động vốn. Một ngân hàng với trang thiết bị cơ sở hạ tầng hiện đại, các nhân viên nhiệt tình, lịch sự và có chuyên môn nghiệp vụ cao tạo ấn tƣợng tốt đối với khách hàng, điều này sẽ thu hút đƣợc khách hàng đến giao dịch (Nguyễn Thị Kim Ngân, 2013).
2.1.2.3 Vốn đi vay và vốn khác
Trong những trường hợp cần vốn gấp với số lượng lớn hoặc cần thiết để bù đắp thiếu hụt tạm thời thì buộc NHTM phải đi vay của các ngân hàng khác hoặc cuả ngân hàng Trung ƣơng, bao gồm:
- Vay các tổ chức tín dụng trong nước - Vay của ngân hàng Trung ƣơng.
- Chiết khấu và tái chiết khấu giá tờ có giá.
- Nguồn vốn hình thành trong thanh toán.
- Vốn uỷ thác… (Thái Văn Đại, 2014).