Tình hình nguồn vốn của PGD Long Xuyên

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á chi nhánh an giang – phòng giao dịch thành phố long xuyên (Trang 42)

Trong tổng nguồn vốn của NHTM, nguồn vốn tự có là không đáng kể mà phần lớn nguồn vốn là do huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Vì vậy nguồn vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu trong ngân hàng, thƣờng chiếm 70% - 80% trong tổng nguồn vốn, nên ngân hàng luôn tích cực đầu tƣ cho hoạt động huy động vốn này. PGD Long Xuyên cũng đã có những biện pháp hữu hiệu để huy động và mở rộng đầu tƣ, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn với thời gian và lãi suất khác nhau, tăng tính cạnh tranh tạo nên nguồn vốn ổn định trong kinh doanh.

Bảng 3.2 Tình hình nguồn vốn của PGD Long Xuyên qua 3 năm 2011- 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ĐVT: Triệu đồng Nguồn vốn Năm Chênh lệch 2012 - 2011 2013 – 2012 6 t n đầu năm 2014 – 6 tháng đầu năm 2013 2011 2012 2013 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Vốn

huy động 133.444 149.094 158.417 145.947 170.560 15.650 11,73 9.323 6.25 24.613 16,86 Vốn

điều hoà 1.556 3.579 3.890 1.279 2.996 2.023 130,01 311 8.69 1.717 134,25

Tổng 135.000 152.673 162.307 147.226 173.556 17.673 13.09 9.643 6.31 26.330 17.88

Qua bảng 3.2, cho thấy rằng tổng nguồn vốn của PGD Long Xuyên có xu hƣớng tăng qua 3 năm từ 2011- 2013 và 6 tháng đầu năm 2014. Tổng nguồn vốn năm 2012 tăng 17.673 triệu đồng so với năm 2011, tổng nguồn vốn năm 2013 cũng tăng 9.643 triệu đồng so với năm 2012. Mặc dù chỉ mới 6 tháng đầu năm 2014, nhƣng nguồn vốn đã là 170.560 triệu đồng, cho thấy đƣợc ngân hàng đang phát triển rất tốt, tổng nguồn vốn tăng chủ yếu là do vốn huy động tăng. Việc tăng nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tƣ ngày càng mở rộng là rất cần thiết để PGD Long Xuyên có thể tồn tại và phát triển trong thị trƣờng tài chính đang có sự cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay.

Vốn huy động là nguồn vốn có chi phí sử dụng thấp (so với vốn điều hoà), do đó PGD Long Xuyên cũng nhƣ nhiều NHTM khác luôn chú trọng mở rộng nguồn vốn này một cách hợp lý. Nguồn vốn huy động vẫn chiếm tỷ trọng cao (trên 97%) trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Nguyên nhân do Thành phố Long Xuyên là địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi cho việc huy động vốn nhƣ dân cƣ đông đúc, nhiều doanh nghiệp đang hoạt động, mức sống ngƣời dân cao. Ngoài ra, PGD Long Xuyên còn đƣa ra mức lãi suất huy động hợp lý phù hợp tình hình kinh tế để thu hút khách hàng.

Bảng 3.3 Lãi suất huy động của PGD Long Xuyên năm 2014

Lãi suất: %/năm

KỲ HẠN Lãnh lãi Lãnh lãi Lãnh lãi

hàng tháng hàng quý cuối kỳ Không kỳ hạn - - 0,40 1 tuần - - 0,50 2 tuần - - 0,55 3 tuần - - 0,60 1 tháng - - 5,50 2 tháng 5,48 - 5,50 3 tháng 5,47 - 5,50 4 tháng 5,46 - 5,50 5 tháng 5,45 - 5,50 6 tháng 6,12 6,15 6,20 7 tháng 6,20 - 6,30 8 tháng 6,18 - 6,30 9 tháng 6,17 6,20 6,30

10 tháng 6,34 - 6,50 11 tháng 6,33 - 6,50 12 tháng 6,87 6,91 7,10 13 tháng 7,14 - 7,40 18 tháng 7,03 7,08 7,40 24 tháng 7,09 7,13 7,60 36 tháng 6,94 6,98 7,70 Nguồn dongabank.com.vn, 29/10/2014.

Vốn điều hoà là nguồn vốn mà chi nhánh điều chuyển từ Hội sở hay các chi nhánh khác trong cùng hệ thống khi nguồn vốn huy động không đủ để đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn điều hoà của ngân hàng cũng tăng qua 3 năm từ 2011- 2013. Cụ thể, năm 2011 ngân hàng sử dụng nguồn vốn điều hoà là 1.556 triệu đồng. Sang năm 2012 nguồn vốn điều hoà tiếp tục tăng lên con số là 3.579 triệu đồng. Qua năm 2013 loại vốn này vẫn tiếp tục đƣợc sử dụng và đã tăng lên 3.890 triệu đồng. Còn 6 tháng đầu năm 2014 là 2.996 triệu đồng tăng cao hơn 6 tháng đầu năm 2013 là 1.717 triệu đồng, nguyên nhân chủ yếu làm tăng vốn điều hoà qua 3 năm từ 2011- 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 là do nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và cá nhân tăng rất mạnh để phục vụ cho việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nhu cầu tiêu dùng tăng nhanh vƣợt hơn mức tăng của vốn huy động mà ngân hàng đã huy động trong năm. Vì vậy, PGD Long Xuyên phải xin điều chuyển một lƣợng tiền từ Chi nhánh. Việc phụ thuộc vào nguồn vốn điều hoà sẽ không tốt cho ngân hàng, làm ngân hàng phải tốn nhiều chi phí hơn. Vậy nên, ngân hàng cần có thêm nhiều biện pháp trong công tác huy động vốn để tăng tỷ trọng của nguồn vốn huy động trong cơ cấu nguồn vốn của mình, giảm sử dụng nguồn vốn điều hoà với chi phí cao, nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng.

3.2.2 Tình hình vốn uy động của PGD Long Xuyên

Nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng để cho vay và cung cấp các dịch vụ khác chủ yếu là nguồn vốn huy động từ khách hàng. Vì vậy tiền gửi của khách hàng đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng.

Bảng 3.4 Tình hình vốn huy động của PGD Long Xuyên qua 3 năm 2011- 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ĐVT: Triệu đồng Vốn uy động Năm Chênh lệch 2012 - 2011 2013 - 2012 6 t n đầu năm 2014 – 6 tháng đầu năm 2013 2011 2012 2013 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. Tiền gửi thanh toán 6.217 7.431 8.625 4.023 3.405 1.214 19,53 1.194 16,07 (618) (15,36)

2. Tiền gửi tiết kiệm 127.227 141.663 149.792 141.924 167.155 14.436 11,35 8.129 5,74 25.231 17,78

- Có kỳ hạn 126.509 134.530 141.277 137.821 162.633 8.021 6,34 6.747 5,02 24.812 18,00

- Không kỳ hạn 718 7.133 8.515 4.103 4.522 6.415 893,45 1.382 19,37 419 10,21

Tổng vốn uy động 133.444 149.094 158.417 145.947 170.560 15.650 11,73 9.323 6,25 24.613 16,86

Nguồn PGD Long Xuyên, 2014

Qua bảng 3.4, cho thấy tiền gửi thanh toán có sự biến động qua các năm nhƣ sau: Năm 2012 tăng 1.214 triệu đồng so với năm 2011, năm 2013 tăng 1.194 triệu đồng so với năm 2012 và ngƣợc lại 6 tháng đầu năm 2014 lại giảm 618 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2013, có sự biến động nhƣ trên là do nhu cầu thanh toán trong kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân tăng mạnh, nên tiền gửi thanh toán bị giảm. Tuy nhiên, vốn huy động chiếm tỷ trọng cao và đáng kể là tiền gửi tiết kiệm, bởi do thói quen, tâm lý của con ngƣời Việt Nam thích dùng tiền mặt để trao đổi, nên tiền thanh toán ít hơn tiền tiết kiệm, họ gửi tiền chủ yếu để hƣởng lãi suất chứ không nghĩ đến hiệu quả đầu tƣ. Tiền gửi tiết kiệm có xu hƣớng tăng qua các năm, đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng cao (khoảng trên 90%) trong vốn huy động, cụ thể năm 2011 là 126.509 triệu đồng, năm 2012 là 134.503 triệu đồng, năm 2013 là 141.167 triệu đồng và đáng chú ý là 6 tháng đầu năm 2014, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn đã lên đến 162.433 triệu đồng, vƣợt qua các năm trƣớc và 6 tháng cùng kỳ năm 2013.

Nguyên nhân tiền gửi tiết kiệm tăng là do thu nhập của ngƣời dân tăng lên và có nguồn tiền nhàn rỗi để gửi tiền tiết kiệm. Mặc dù lãi suất huy động giảm mạnh nhƣng ngƣời dân vẫn gửi tiền vào các tổ chức tín dụng (TCTD) với kỳ hạn dài hơn cho thấy gửi tiền vẫn là kênh đầu tƣ an toàn và hiệu quả nhất hiện nay so với các kênh đầu tƣ khác. Bên cạnh đó, PGD Long Xuyên luôn đƣa ra mức lãi suất huy động cạnh tranh để thu hút khách hàng, mở rộng nhiều hình thức huy động vốn mới, nhất là loại tiết kiệm có quà tặng. Ngoài ra, PGD Long Xuyên còn có nhiều chƣơng trình khuyến mãi theo từng giai đoạn nhƣ: Nhân dịp đón chào năm mới 2014 xuân Giáp Ngọ, chƣơng trình “Tƣng bừng sinh nhật, vạn quà tri ân”,… làm tăng lợi nhuận của ngƣời dân và tăng nguồn vốn huy động của ngân hàng.

3.2.3 Phân tích các chỉ tiêu đ n i tìn ìn uy động vốn cuả PGD Long Xuyên

Từ những kết quả đạt đƣợc trong hoạt động huy động vốn của PGD Long Xuyên từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014. Để nhận thấy tình hình huy động vốn trên là tốt hay chƣa, thì việc đánh giá về hoạt động huy động vốn là cần thiết, việc đánh giá hiệu quả huy động vốn đƣợc thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

Bảng 3.5 Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả huy động vốn của PGD Long Xuyên

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 6 t n đầu năm

2011 2012 2013 2013 2014

1.Tiền gửi thanh toán Triệu đồng 6.217 7.431 8.625 4.023 3.405

2. Tiền gửi tiết kiệm Triệu đồng 127.227 141.663 149.792 141.924 167.155

- TGTK có kỳ hạn Triệu đồng 126.509 134.530 141.277 137.821 162.633 - TGTK không kỳ hạn Triệu đồng 718 7.133 8.515 4.103 4.522 3. Vốn huy động Triệu đồng 133.444 149.094 158.417 145.947 170.560 4. Tổng nguồn vốn Triệu đồng 135.000 152.673 162.307 147.226 173.556 5. Dƣ nợ Triệu đồng 133.775 150.669 159.761 146.579 170.967 VHĐ/Tổng nguồn vốn % 98,85 97,66 97,60 99,13 98,27 Dƣ nợ/Tổng nguồn vốn % 99,09 98,69 98,43 99,56 98,51 Dƣ nợ/Vốn huy động Lần 1,00 1,01 1,01 1,00 1,00 TGTT/Vốn huy động % 4,66 4,98 5,44 2,76 2,00 TGTK/ Vốn huy động % 95,34 95,02 94,56 97,24 98,00 TGTK có kỳ hạn/VHĐ % 94,80 90,23 89,18 94,43 95,35

Nguồn PGD Long Xuyên, 2014

3.2.3.1 Vốn huy động trên tổng nguồn vốn

Phân tích chỉ tiêu này để thấy đƣợc tỷ trọng đóng góp của vốn huy động trong tổng nguồn vốn và khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên lĩnh vực này. Vốn huy động lớn giúp ngân hàng thoát khỏi lệ thuộc vào vốn điều hoà từ Chi nhánh, từ đó nâng cao đƣợc kết quả kinh doanh của ngân hàng.

Qua bảng số liệu 3.5 cho thấy năm 2011 vốn huy động/tổng nguồn vốn là 98.85%, có nghĩa là trong 1 đồng nguồn vốn thì có 0,9885 đồng là vốn huy động, phần vốn còn lại ngân hàng dựa vào vốn điều hoà từ cấp trên. Tƣơng tự, năm 2012 và năm 2013 cũng đạt ở con số 97,66% và 97,60%, đặc biệt 6 tháng đầu năm 2014 có sự giảm nhẹ nhƣng không đáng kể, vẫn duy trì ở mức cao là 98,27%. Điều này chứng tỏ công tác huy động vốn đạt hiệu quả tốt và duy trì ổn định ở mức cao qua các năm. Nhƣ vậy, với kết quả huy động đạt đƣợc Ngân hàng sẽ giảm việc xin điều chuyển vốn từ Chi nhánh, sử dụng nguồn vốn huy động tại ngân hàng nhiều hơn nên sẽ làm giảm đƣợc chi phí sử dụng vốn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Qua chỉ tiêu này cũng cho thấy khả năng cạnh tranh của Ngân hàng trên lĩnh vực huy động vốn ngày càng cao, vị thế của Ngân hàng ngày đƣợc củng cố và phát triển.

3.2.3.2 Dư nợ trên tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này xác định khả năng sử dụng tổng nguồn vốn vào hoạt động cho vay của ngân hàng. Nhìn chung, chỉ tiêu này gần nhƣ không có sự chênh lệch quá lớn qua các năm, điều này cho thấy phần lớn nguồn vốn của Ngân hàng đƣợc sử dụng để tập trung vào cho vay, mức độ hoạt động tín dụng là khá ổn định, tỷ lệ dƣ nợ tƣơng đối gần bằng với tổng nguồn vốn của ngân hàng (trên 98% so với nguồn vốn), 6 tháng đầu năm 2014 dƣ nợ bằng 98,51% của nguồn vốn. Bên cạnh cho vay tăng, do khách hàng gia hạn nợ cũng là nguyên nhân làm cho tỷ lệ này tăng qua các năm.

3.2.3.3 Dư nợ trên vốn huy động

Chỉ tiêu này phản ánh dƣ nợ cho vay trong đó ngân hàng sử dụng bao nhiêu là nguồn vốn huy động. Ngoài ra, nó còn gián tiếp phản ánh khả năng huy động vốn của ngân hàng. Chỉ tiêu này quá cao hay quá thấp cũng không tốt, bởi vì nếu quá lớn chứng tỏ khả năng huy động vốn của Ngân hàng kém hiệu quả, phải cần đến lƣợng vốn điều chuyển với chi phí cao hơn làm ảnh hƣởng đến lợi nhuận của Ngân hàng và ngƣợc lại, nếu chỉ tiêu này quá nhỏ thì Ngân hàng sử dụng vốn huy động không hiệu quả, ứ đọng vốn.

Năm 2011 tỷ số này bằng 1, có nghĩa vốn huy động đƣợc trong năm này đủ đáp ứng nhu cầu cho vay. Năm 2012 và năm 2013, tỷ số này là 1,01 có

nghĩa trong tổng số dƣ nợ thì có 1 đồng đƣợc sử dụng là vốn huy động, phần còn lại 0,01 đồng phải sử dụng vốn điều chuyển từ Chi nhánh làm gia tăng chi phí từ đó ảnh hƣởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Nguyên nhân là do trong 2 năm này doanh nghiệp, cá nhân tăng nhu cầu vay vốn để đáp ứng sản xuất, kinh doanh. Kết quả là vốn huy động đƣợc có tăng nhƣng tốc tộ tăng của tổng dƣ nợ lại nhanh hơn tốc độ tăng của vốn huy động nên ngân hàng phải xin điều chuyển vốn. Tuy nhiên đến 6 tháng đầu năm 2014, tình hình này đã đƣợc cải thiện, ngân hàng đã cố gắng tăng khả năng huy động vốn lên để đáp ứng nhu cầu cho vay, giảm điều chuyển từ Chi nhánh để giảm bớt chi phí. Nhìn chung, từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014, dƣ nợ lúc nào cũng cao, cho thấy ngoài việc huy động vốn tốt thì ngân hàng cũng có chính sách để thu hút khách hàng đến vay vốn nhiều hơn.

3.2.3.4 Tỷ trọng từng loại tiền gửi

Mỗi loại tiền gửi có những yêu cầu khác nhau về chi phí, thanh khoản… Do đó, qua việc xác định cơ cấu vốn huy động sẽ giúp ngân hàng hạn chế những rủi ro có thể gặp phải và tối thiểu hóa chi phí đầu vào cho ngân hàng.

Nhìn chung, qua 3 năm thì tỷ trọng của tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng cao so với tiền gửi thanh toán, năm 2013 tiền gửi tiết kiệm chiếm 94,56% trên tổng vốn huy động, đặc biệt 6 tháng đầu năm 2014 đạt tỷ trọng là 98 %. Tiền gửi thanh toán luôn ổn định, chiếm tỷ thấp, năm 2013 chỉ 5,44% trong tổng vốn huy động và đến 6 tháng đầu năm 2014, tỷ trọng chỉ mới đạt 2%. Qua việc xem xét tỷ trọng các loại tiền gửi trong tổng nguồn vốn huy động ta có thể thấy đƣợc ngân hàng huy động vốn chủ yếu từ tiền gửi tiết kiệm nên ngân hàng sẽ phải trả nhiều chi phí để có đƣợc nguồn vốn này. Tiền gửi thanh toán chiếm tỷ trọng khá thấp và lãi suất trả cho nguồn vốn này nhỏ hơn lãi suất phải trả cho loại tiền gửi tiết kiệm nên chi phí trả cho loại tiền gửi thanh toán không cao. Ngân hàng cần có những biện pháp để làm tăng tỷ trọng của tiền gửi thanh toán tuy tính ổn định không cao nhƣng chi phí huy động thấp hơn rất nhiều so với các hình thức khác.

3.2.3.5 Vốn huy động có kỳ hạn trên tổng vốn huy động

Tiền gửi có kỳ hạn của ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tiền gửi, ngân hàng ƣu tiên huy động tiền gửi này bằng cách tăng cao lãi suất huy động vì đây là nguồn vốn ổn định, ngân hàng có thể sử dụng vốn này để cho vay hoặc đầu tƣ dài hạn. Chỉ tiêu tiền gửi có kỳ hạn/vốn huy động đánh giá tính ổn định của nguồn vốn, nếu tỷ số này càng cao thì nguồn vốn huy động của ngân hàng càng ổn định.

Trong 3 năm từ 2011 đến năm 2013 Ngân hàng luôn duy trì tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn/vốn huy động ở mức cao tuy nhiên có xu hƣớng giảm nhẹ. Năm 2012 đạt 90,23% giảm còn 89,18% năm 2013, tuy nhiên đến 6 tháng đầu năm 2014 tỷ trọng này đã gia tăng đáng kể lên đến 95,35%. Kết quả này cho thấy ngân hàng đã huy động vốn có kỳ hạn rất tốt mà vốn huy động có kỳ hạn

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á chi nhánh an giang – phòng giao dịch thành phố long xuyên (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)